Tôm hùm từng là món ăn rẻ tiền của người nghèo
Tôm hùm luôn được coi là món ăn cao cấp và đắt đỏ tại các nhà hàng mà không phải thực khách nào cũng thường xuyên được thưởng thức. Tìm hiểu một số thông tin thú vị và giá trị dinh dưỡng của tôm hùm để biết được liệu nó có “đáng đồng tiền bát gạo”.
Tôm hùm là loài có giá trị dinh dưỡng cao. Ảnh: Moodysbutchershop
Tôm hùm là loài giáp xác, có vỏ cứng sống ở môi trường nước mặn, là nguồn cung cấp một loạt các lợi ích về dinh dưỡng: ít calo, ít béo và ít natri nhưng lại giàu protein, vitamin, phốt pho và kali cùng các khoáng chất quan trọng khác.
Từng là thức ăn của người nghèo
Mặc dù là món ăn đắt giá ngày nay, nhưng không phải ai cũng biết, vào thế kỉ 17, những người dân thuộc địa ở Massachusetts, Mỹ quan niệm có vỏ tôm hùm ở trong nhà là dấu hiệu của nghèo đói vì thời đó tôm hùm là loại thức ăn chỉ dành cho những người hầu. Những năm 1940 ở Mỹ, 453 gram đậu nướng được bán với giá 53 xu trong khi 453 gram tôm hùm đóng hộp chỉ có giá 11 xu, theo MedicalNewsToday.
Video đang HOT
Chỉ tới ngày nay, con người đã nhận ra giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ mà tôm hùm mang lại, góp phần khiến nó trở nên có giá hơn và là loại món ăn đắt tiền nhiều người mơ ước.
Theo thông tin từ Cơ sở dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong 145 gram tôm hùm nấu chín có chứa 129 calo, 1,25 gram chất béo và 27,55 gram protein. Định lượng này cũng đồng thời cung cấp 3% nhu cầu vitamin, 9% canxi và 3% sắt mỗi ngày cho cơ thể con người.
Hàm lượng chất béo trong tôm hùm, đặc biệt lượng chất béo bão hoà có hại cho cơ thể không đáng kể, mặt khác tôm hùm chứa ít carbohydrates và có chỉ số đường huyết thấp, phù hợp cả với người ăn kiêng, người mắc bệnh tiểu đường.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, tôm hùm có lượng calo thấp và protein cao. Lượng protein này chính là nguồn dinh dưỡng thiết yếu rất quan trọng giúp tăng cường chức năng miễn dịch, tái tạo tế bào, xây dựng cơ bắp và sản sinh năng lượng.
Ngoài ra nó còn là nguồn cung cấp khoáng chất và vi chất dinh dưỡng phong phú như phốt pho – góp phần khoáng hoá xương và tín hiệu tế bào, vitamin B12 và choline giúp tăng cường chức năng của não, magie giúp tổng hợp protein, chứa kali giúp giảm huyết áp. Tôm hùm cũng cung cấp các vi chất dinh dưỡng khác như đồng, selen, kẽm vitamin E và lượng nhỏ omega-3.
Béo ngậy quả cọ ỏm vùng đất Tổ
Hình ảnh "cọ xòe ô che nắng" từ lâu đã trở nên rất đỗi thân quen với người dân đất Tổ. Bởi Phú Thọ là nơi trồng rất nhiều cọ, và quả cọ đã trở thành thứ nguyên liệu làm nên món cọ ỏm - thứ quà quê nổi tiếng ở miền đất này.
Cọ ỏm ngon nhất phải sử dụng những quả đã chín già, vỏ bóng, sau đó đem rửa sạch, rồi ỏm. Cách ỏm cọ cũng phải thật khéo léo, không phải đổ vào rồi đun luôn mà phải chờ nước sôi liu riu rồi để nguội tầm 80 độ thì mới cho cọ vào đảo nhẹ cho quả cọ chìm đều trong nước. Khi dầu cọ từ quả thôi ra, nổi váng lên mặt nước, bám vào thành nồi nghĩa là quả cọ đã chín.
Cọ ỏm mềm, bên ngoài đen bóng nhưng bên trong vàng như mật. Quả cọ cho vào miệng có mùi thơm rất lạ, ai mới ăn lần đầu sẽ thấy hơi ngái nhưng ăn tiếp sẽ cảm nhận rõ vị bùi bùi, thơm thơm rất hấp dẫn.
Cây cọ trĩu quả báo hiệu được mùa lớn
Vào quãng giữa tháng 7 (âm lịch) hàng năm là những cây cọ bắt đầu ra hoa, kết trái. Đến cuối tháng 10, đầu tháng 11 (âm lịch) là những trái cọ bắt đầu chín, màu vỏ ngả màu xanh da trời rồi chuyển sang xanh đậm.
Khi màu vỏ quả cọ bắt đầu chuyển sang xanh đen là lúc quả cọ đã chín già, có thể hái xuống để chế biến thành món ăn dân dã rất ngon miệng.
Cọ sau khi hái, sẽ được đưa vào chiếc rổ lớn rồi dùng tay xát mạnh và liên tục để làm sạch lớp vỏ. Quả cọ ăn sống có vị chát, nhưng khi qua chế biến, những món ăn từ cọ lại có thêm vị ngọt bùi, béo ngậy. Những quả cọ ngon nhất là những quả được lấy từ cây cọ chưa bao giờ bị chặt lá. Vì quả cọ mọc từ những cây đã bị chặt lá thường còi cọc, hạt to, vị chát, mất mùi vị đặc trưng của cọ
Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, khi om cọ phải giữ nhiệt độ khoảng trên dưới 80 độ C. Bởi, nếu nước nguội quá cọ sẽ không chín, còn nóng quá sẽ làm cho quả bị cứng, mất hết vị béo bùi đặc trưng. Do đó, người ỏm cọ cần biết nhiệt độ nước và thời gian ỏm để quả cọ khi vớt ra ăn vừa ngon. Thường thì để cọ chín và giữ được vị bùi béo chỉ cần ỏm 10 phút là có thể thưởng thức. Người ăn cọ sành là người biết chọn cho mình những quả cọ tròn, cùi dầy có màu vàng như mật ong, khi nhấm nháp còn thấy dẻo, dính ở răng thì đó chính là loài cọ nếp quý. Cọ ỏm chấm với nước mắm là ngon nhất, hoặc theo ý thích của mỗi người, có thế thay bằng muối bột canh, muối lạc hay tương ớt.
Cọ ỏm mềm, bên ngoài đen bóng nhưng bên trong vàng như mật.
Ngoài món cọ ỏm, người dân còn chế biến món xôi cọ rất hấp dẫn. Sau khi cọ ỏm chín, dùng ngón tay tách nhẹ nhàng từng phần thịt vàng óng của cọ. Thịt cọ ấy đem trộn đều với gạo nếp hương, xóc chút muối rồi cho vào chõ xôi, đun nhỏ lửa, đồ chín. Khi cùi và tinh dầu quả cọ đã ngấm vào gạo nếp và chuyển sang màu gạch cua, mùi thơm của gạo nếp, mùi ngậy của quả cọ đã bay khắp gian nhà thì cũng là lúc món xôi cọ đã chín. Khi xôi chín, trộn thêm hành mỡ đã phi thơm vào khiến cho món xôi cọ càng hấp dẫn. Xôi cọ có hương vị rất riêng biệt trộn giữa vị ngậy thơm của quả cọ và gạo nếp. Xôi cọ chấm với muối vừng, đưa nhẹ vào lưỡi cũng đủ thấy rất ngon.
Sau khi xôi xong, xôi cọ sẽ được gói vào lá rong hoặc lá chuối sẽ có mùi hấp dẫn hơn
Không chỉ là một món ăn ngon, quả cọ còn là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin như vitamin A, vitamin beta-caroten, B1, B2, PP, C,...và một số khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho.
Theo Congthuong
Đặc sản biển Là một tỉnh duyên hải nên Bình Định có nguồn lợi thủy sản phong phú với trữ lượng lớn và có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, tôm sú, cua huỳnh đế, mực ống, cá chua, cá ngừ đại dương,... Được chế biến thành những món ăn hấp dẫn có giá trị dinh dưỡng cao phù hợp với khẩu vị mọi...