Tôm hùm chết la liệt trên vịnh Cam Ranh
Nhiều hộ nuôi tôm hùm tại TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) đang lâm cảnh lao đao bởi tôm hùm bất ngờ chết la liệt.
Theo các hộ nuôi tôm hùm ở đây, khoảng 3 ngày qua, tôm hùm có biểu hiện bỏ ăn, lờ đờ và sau đó lăn ra chết. Ban đầu, tôm chỉ chết rải rác vài con, sau đó tôm chết ngày càng nhiều.
Nhiều hộ ngư dân ở TP.Cam Ranh (Khánh Hòa) đứng ngồi không yên vì tôm hùm chết la liệt
Từ sau ảnh hưởng của đợt mưa bão vừa qua, đã có trên 100 hộ ở Cam Ranh có tôm hùm chết. Thiệt hại bất ngờ quá lớn nên nhiều hộ đang đứng ngồi không yên. Đáng chú ý, số tôm hùm này đang ở giai đoạn phát triển, trọng lượng tôm chết cỡ từ 3- 5 con/kg.
Ông Nguyễn Văn Đón ( phường Cam Thuận, Cam Ranh) nói: “Năm nay, gia đình tôi nuôi 25 lồng tôm hùm, chi phí từ 40 – 50 triệu đồng/lồng nuôi. Cách đây 3 ngày, trong quá trình cho ăn và kiểm tra thì phát hiện tôm hùm bất ngờ chết. Mấy ngày đầu, tôm chết từ 75 – 80 con và liên tục mấy ngày nay đã chết trên 100 con”.
Video đang HOT
Tôm chết đang ở giai đoạn lớn, trọng lượng từ 3- 5 con/kg.
Tại bè ông Đón, trong ngày 3.12, đã có 130 con tôm hùm chết. Hiện tại, gia đình đã mất trắng 5 lồng tôm hùm, thiệt hại trên 200 triệu đồng.
Theo báo cáo sơ bộ của UBND TP.Cam Ranh, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9 vừa qua đã làm thiệt hại tôm hùm của 3 phường (Cam Thuận, Cam Phú, Cam Linh). Trong đó, phường Cam Thuận bị nặng nhất, với 100 hộ/gần 6.000 luồng nuôi, ước thiệt hại 300 tỷ đồng.
Trước tình hình trên, UBND TP. Cam Ranh đã chỉ đạo thống kê thiệt hại của các hộ nuôi tôm hùm, lấy mẫu gửi các cơ quan chức năng xét nghiệm và đề xuất hỗ trợ để người dân ổn định sản xuất.
Theo Danviet
Bão số 9: Cầu ở Khánh Hòa bị gãy đôi, 300 hộ dân bị cô lập ngoài biển
Mưa lớn nên nước sông Nước Ngọt ở xã Cam Lập (TP Cam Ranh, Khánh Hòa) chảy xiết khiến cầu bị gãy đôi, chia cắt 300 hộ dân đang sinh sống ở đảo Bình Lập.
Ngày 26/11, đại diện UBND TP Cam Ranh (Khánh Hòa) cho biết, do ảnh hưởng bão số 9 có mưa lớn, dòng nước chảy xiết nên cầu Nước Ngọt ở xã Cam Lập dài 50 m bị sập. Sự việc khiến 300 hộ dân đang sống trên đảo Bình Lập không có đường ra vào và bị cô lập.
Theo vị này, đa số các hộ dân sinh sống ở đảo di chuyển qua cây cầu này. Khi cầu bị sập, người dân phải đi bằng đường biển trong thời điểm bão số 9 sẽ rất nguy hiểm.
Cầu Nước Ngọt ở xã Cam Lập dài 50 m bị sập, cô lập 300 hộ dân.
Trước tình hình trên, lãnh đạo TP Cam Ranh đã chỉ đạo lực lượng túc trực, ngăn người dân để tránh di chuyển bằng đường biển nếu không có việc cần thiết. Bên cạnh đó, nước rút thì sẽ sửa chữa và làm cầu tạm.
Người dân tại khu vực xã Cam Lập cho hay, từng sống ở đây nhiều năm nhưng chưa bao giờ thấy cảnh nước ngập sâu cả mét như thế. Ngoài ra, đường liên xã ở đây cũng bị hư hỏng, rất nhiều điểm xảy ra sạt lở.
Cùng ngày, lực lượng Ban chỉ huy quân sự Khánh Hòa huy động hàng trăm chiến sĩ và xe bọc thép đến khu vực TP Cam Ranh di dời, sơ tán 2.000 người.
Mố cầu bị sạt lở ở Khánh Hòa.
Ngoài ra, tại đèo Khánh Lê (Quốc lộ 27C nối Nha Trang - Đà Lạt) xảy ra sạt lở ở nhiều điểm. Cơ quan chức năng cử người và phương tiện túc trực nhằm ngăn chặn phương tiện di chuyển qua đây và tiếp tục xử lý các khối đất đá che lấp mặt đường.
Ông Nguyễn Văn Dần, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh lộ 9 nối Khánh Sơn có trên 20 điểm sạt lở và lòng đường bị đứt hẳn khoảng 100 m.
"Hiện khu vực tỉnh lộ bị sạt lở, chia cắt khu vực đèo Khánh Sơn khiến huyện này bị cô lập. Nhiều cầu tràn bị nước cuốn mất mố cầu, nhiều đoạn mất hẳn nền đường. Lực lượng hiện đang trực và chốt chặn không cho phương tiện, người dân qua lại để đảm bảo an toàn", ông Dần nói.
THANH HẢI
Theo VTC
Hành khách choáng váng vì chuyến bay "toát mồ hôi hột" của Vietnam Airlines Đói, hoang mang, lo lắng là cảm giác của hàng trăm hành khách có mặt trên chuyến bay VN257 của Vietnam Airlines ngày 25/11. Khởi hành từ Hà Nội nhưng phải mất tròn 12 tiếng, máy bay mới hạ cánh được xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Theo lịch trình, chuyến bay VN257 ngày 25/11 của hãng hàng không Vietnam Airlines khởi hành...