Tôm hùm bông Việt Nam trong top ba loại tôm hùm giàu dinh dưỡng
Tôm hùm Alaska, tôm hùm bông Việt Nam, tôm hùm đất được đánh giá giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh – Viện Khoa học và Công Nghệ thực phẩm, cho biết tinh túy của món tôm hùm tập trung ở phần thịt thân trắng, chắc, dai. Gạch son ở đầu tôm có vị béo ngậy bùi hơn nhiều so với gạch cua và râu tôm. Hàm lượng protein, vitamin, canxi dồi dào trong tôm hùm bổ sung cho cơ thể hỗ trợ phòng ngừa các bệnh cao huyết áp, tim mạch và tăng cường sinh lực ở nam giới. Axit béo Omega3 có trong tôm hùm tác dụng kìm hãm và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tôm hùm cũng là nguồn bổ sung vitamin B12 (Cobalamin) hiệu quả cho cơ thể. Đây là loại vitamin phức tạp nhất tham gia vào quá trình sinh hóa và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người, giữ vai trò quan trọng trong tổng hợp nucleotic, protein. Cơ thể thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, cơ bắp yếu ớt, trường hợp nặng hơn sẽ bị tổn hại thần kinh, dễ mắc các bệnh thiếu máu và mất trí.
Cứ 100 g tôm cung cấp hơn 1/3 lượng selen cơ thể cần thiết hàng ngày. Selen có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và thải các kim loại nặng ra khỏi cơ thể. Chất béo trong tôm là chất béo không bão hòa, hàm lượng carbohydrate, cholesterol cũng thấp hơn nhiều so với các loại thịt khác nên rất thích hợp cho những người không muốn tăng cân.
Tiến sĩ Thịnh cho biết thế giới có 3 loại tôm hùm được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng:
Tôm hùm Alaska
Tôm hùm Alaska còn gọi là tôm hùm Canada, tôm hùm Mỹ, được đánh bắt tự nhiên tại vùng biển Alaska phía tây bắc nước Mỹ, là loài tôm càng có thân hình lực lưỡng. Loài tôm này sống ở các bãi đá ngầm nước trong xanh cực lạnh nên thịt có màu trắng, dai, vị ngọt đậm đà và thơm hơn tôm nuôi.
Theo tiến sĩ Thịnh, rất nhiều nghiên cứu cho thấy thịt tôm hùm Alaska chứa nhiều khoáng chất, vitamin có lợi cho sự duy trì và phát triển các tế bào thần kinh, giúp xương chắc khỏe. Ngư dân Mỹ và Canada đánh bắt tôm hùm Alaska theo cách thủ công. Ngay khi kéo lên bờ, tôm được giữ trong các thùng nước biển và chuyển đi khắp thế giới để giữ trọn vẹn sự tươi ngon, tinh khiết. Đây được xem là món ăn bổ dưỡng bởi tôm được đánh bắt tự nhiên, chất lượng thịt cao.
Tôm hùm Alaska.
Tôm hùm bông Việt Nam
Video đang HOT
Ở Việt Nam, chỉ có số ít tôm hùm được đánh bắt từ biển, phần lớn là tôm được thả nuôi trên biển hoặc cấp đông. Một số loại tôm hùm ở Việt Nam được ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng và độ thơm ngon như tôm hùm bông, tôm hùm sen, tôm hùm gai, tôm hùm xanh…
Tôm hùm bông còn gọi là tôm hùm sao, quý hiếm hơn cả, được mệnh danh là vua tôm hùm nhiệt đới bởi kích thước và cả giá trị dinh dưỡng của chúng. Tôm hùm bông sống ở độ sâu biển 1-50 m, phổ biến là các vùng nước ven bờ, độ trong thấp. Chúng thường ẩn trong các hốc đá có đáy cát hoặc cát bùn gần cửa sông hay trên các rạn san hô, không kết đàn, sống riêng lẻ, đến mùa sinh dục mới bắt cặp.
Người Việt thường nuôi tôm hùm bông trong bể xi măng. Cách này được đánh giá là kỹ thuật nuôi tiên tiến, cho năng suất cao, dễ dàng kiểm soát dịch bệnh tôm. Tôm hùm bông có giá thành cao hơn so với những loại tôm hùm khác, khoảng vài triệu đồng một kg.
Tôm hùm bông của Việt Nam được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá có giá trị dinh dưỡng cao.
Tôm hùm đất
Tôm hùm đất còn gọi tôm hùm đỏ. Loài này không chịu được ô nhiễm nên thường sống ở nơi nước sạch. Một kg tôm hùm đất nấu chín chứa 70 calo và 14 g protein cùng lượng nhỏ chất béo và carbohydrate, 115 miligram cholesterol. Thịt tôm hùm đất chứa vitamin B12 và B6 cần thiết cho hệ thần kinh, gan, mắt, da và tóc. Tôm hùm đất cũng là nguồn phosphorus, magie và kẽm dồi dào, giúp chắc xương và răng, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp và dây thần kinh, thúc đẩy vết thương mau lành và tăng cường chức năng miễn dịch.
Việt Nam nhập khẩu tôm hùm đất từ Trung Quốc, từng nuôi thử nghiệm ở tỉnh Phú Thọ, Ninh Bình và Hà Nam vào năm 2006. Kết quả cho thấy loài này sống ẩn nấp trong rễ cây ven sông hồ, thậm chí bò lên cạn thở bằng oxy, thường đào hang sâu 1-2 m nên có khả năng phá hủy hệ thống tưới tiêu nông nghiệp. Chúng còn là vật chủ lây truyền, phát tán nhiều loại bệnh dịch ra môi trường, cạnh tranh thức ăn, tiêu diệt loài tôm, cá bản địa. Vì vậy tôm hùm đất không thích hợp nuôi ở Việt Nam, hiện nay chỉ nhập khẩu hàng đông lạnh.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Những lợi ích bất ngờ từ "quả trường sinh"
Củ lạc còn được người ta đặt cho cái tên là "quả trường sinh", bởi giá trị dinh dưỡng của nó. Lạc là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà lại rẻ tiền, dễ kiếm.
Lạc chứa một lượng lớn Steroid thực vật, một chất rất có lợi cho sức khỏe con người. Đặc biệt trong lạc còn chứa chất -Sitosterol có tác dụng phòng ngừa ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và bệnh tim mạch.
Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng trong củ lạc còn chứa chất "Resveratrol", loại chất này có hoạt tính sinh vật rất mạnh, nó không chỉ giúp ngăn ngừa ung thư mà còn có thể ngăn chặn tiểu cầu ngưng tụ. Mỗi 100g lạc còn chứa 8,48 mg kẽm, có thể tăng cường chức năng miễn dịch và chống lão hóa.
Thúc đẩy cơ thể sinh trưởng và phát triển
Trong lạc có chứa hàm lượng canxi cực cao mà canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương của con người. Vì vậy, ăn lạc có thể giúp thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
Thúc đẩy tế bào sinh trưởng, nâng cao trí thông minh
Protein trong lạc có chứa hơn 10 loại axit amin thiết yếu. Trong đó, chất lysine có thể nâng cao trí thông minh của trẻ em, axit glutamic và axit aspartic có thể thúc đẩy phát triển tế bào não và tăng khả năng ghi nhớ của bộ não.
Chống lão hóa sớm
Chất catechin có trong lạc là chất có tác dụng chống lão hóa mạnh mẽ, lysine là một thành phần quan trọng trong việc ngăn ngừa lão hóa sớm. Thường xuyên ăn lạc sẽ có tác dụng rất tốt trong việc chống lão hóa. Chính vì vậy, từ xưa lạc đã được mệnh danh là "quả trường sinh".
Nhuận phế trừ ho
Lạc có hàm lượng dầu béo phong phú, có tác dụng nhuận phế trừ ho, thường được dùng để chữa các bệnh như: ho hen xuyễn, ho khạc ra máu.
Đông máu, cầm máu
Lạc chứa dầu béo và nhiều loại vitamin, đồng thời còn chứa chất giúp rút ngắn thời gian đông máu, có thể chống lại sự tan rã của mảnh fibrin - sợi tơ huyết, tăng cường chức năng sản xuất tiểu cầu của tủy xương, có lợi cho chức năng tạo máu của con người. Đối với các bệnh rối loạn xuất huyết, không chỉ có tác dụng cầm máu mà còn có tác dụng nhất định trong việc điều trị bệnh tận gốc.
Lạc còn được biết đến là một trong những thực phẩm phòng bệnh tim mạch.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch vành
Dầu lạc có chứa một lượng lớn axit linoleic, chất này có khả năng chuyển hóa cholesterol trong cơ thể thành axit mật thải ra ngoài cơ thể, tránh lắng đọng cholesterol, giảm lượng cholesterol, có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch vành và xơ vữa động mạch.
Bổ huyết, thông sữa
Lạc rất giàu dầu béo và protein, có tác dụng bổ khí huyết, dưỡng huyết, thông sữa với phụ nữ sau sinh.
Phòng ngừa ung thư đại tràng
Khi các chất sơ hòa tan trong các mô sợi của lạc được cơ thể tiêu hóa và hấp thụ sẽ giống như miếng bọt biển thấm hút chất lỏng và các chất khác, sau đó biến thành dải băng dài chất cặn bã và được thải ra ngoài cơ thể qua đường hậu môn cùng với phân. Khi các chất này đi qua đại tràng, chúng tiếp xúc với các chất độc hại có trong đại tràng, hấp thụ một số chất độc nào đó. Nhờ đó, làm giảm sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư đại tràng.
Bảo Ngân
TheoSức khỏe & Đời sống/Sina
Tại sao bạn luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, mất sức sống? Cơ thể mệt mỏi, mất sức sống thường xuyên là dấu hiệu phản ánh sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Vậy bạn đã biết nguyên nhân vì sao? Có thể bạn luôn cho rằng căng thẳng từ công việc hoặc thiếu ngủ là nguyên nhân chính dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức. Tuy nhiên nếu thường xuyên cảm thấy cơ thể...