Tóm gọn thủ phạm gây ra các vụ mất tích ở tam giác quỷ Bermuda?
“Tam giác quỷ” Bermuda là nơi xảy ra nhiều vụ mất tích của tàu thuyền, máy bay cùng hàng trăm người. Một số chuyên gia hoài nghi khí metan chính là “ thủ phạm”.
Kể từ những năm 1900, ” tam giác quỷ” Bermuda trở thành địa điểm nổi tiếng thế giới khi xảy ra nhiều vụ mất tích bí ẩn. Hàng trăm tàu thuyền, máy bay gặp nạn khi đi qua vùng biển này. Kéo theo đó là nhiều người “bốc hơi” khỏi Trái đất.
Một trong những vụ việc được nhiều người biết đến xảy ra vào ngày 5/12/1945. Khi ấy, Phi đội 19 gồm 5 máy bay ném bom ngư lôi Avenger của Hải quân Mỹ cất cánh từ sân bay Lauderdale, bang Florida để thực hiện bài tập chống tàu ngầm kéo dài trong 3 tiếng đồng hồ.
Tuy nhiên, 5 máy bay chở 14 người mất tích bí ẩn khi hoạt động trong “tam giác quỷ” Bermuda. Sau khi phát hiện vụ việc, một thủy phi cơ Catalina số hiệu 59225 với phi hành đoàn gồm 13 người được cử đi tìm kiếm cũng biến mất bí ẩn.
Trước những vụ mất tích bí ẩn như của Phi đội 19 xảy ra tại “tam giác quỷ” Bermuda, giới chức trách và các chuyên gia đã thực hiện các cuộc điều tra, nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân vụ việc.
Theo các chuyên gia, “tam giác quỷ” Bermuda rộng hơn 500.000 km2 ở Đại Tây Dương với 3 đỉnh là: đảo Bermuda, mũi phía Nam bang Florida – Mỹ và vùng lãnh thổ Puerto Rico của Mỹ. Bên dưới vùng biển này, các chuyên gia phát hiện có trữ lượng khí metan rất lớn.
Các chuyên gia nhận định nếu nhiệt độ thích hợp và có trữ lượng đủ lớn thì băng metan (Methane Hydrate) có thể hình thành ở độ sâu từ 500 – 2.000m.
Khi nhiệt độ và áp suất nước biển thay đổi theo thời gian, khí metan dần thoát ra ngoài. Lúc đó, nó có thể bị phân rã thành nước và metan. Tiếp đến, metan dạng khí nổi lên trong bọt khí làm giảm tỷ trọng của nước biển.
Vào thời điểm trên, tàu thuyền, máy bay khi di chuyển qua vùng biển đó có thể sẽ giảm lực đẩy đột ngột khiến máy móc, thiết bị gặp sự cố.
Cuối cùng, những phương tiện này bị đại dương “nuốt chửng” và biến mất không để lại dấu vết nào.
Dù vậy, các chuyên gia vẫn chưa thể tìm được bằng chứng chắc chắn để chứng minh khí metan chính là “thủ phạm” gây ra các vụ mất tích. Họ hy vọng sẽ sớm tìm được những manh mối quan trọng giúp chứng minh quan điểm này.
Bí ẩn những mái nhà màu trắng toát trên đảo quỷ Bermuda
Những mái nhà ở đảo quỷ Bermuda đều có màu trắng và lý do đằng sau liên quan đến sự sống còn của người dân địa phương.
Những mái nhà màu trắng toát ở đảo quỷ Bermuda
Nghĩ đến Bermuda hẳn nhiều người tưởng tượng trong đầu về vùng đất có những bãi biển dài vàng óng và đặc biệt là 'tam giác quỷ' khét tiếng sẵn sàng nhấn chìm bất cứ tàu thuyền nào qua lại.
Tam giác quỷ Bermuda nằm ở trên biển về phía tây Đại Tây Dương, rất nhiều tàu thuyền qua lại khu vực đều bị mất tích một cách bí ẩn trong 100 năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là do những con sóng độc, sóng quái vật cao đến 30 mét.
Bermuda bao gồm khoảng 138 đảo lớn nhỏ, có nền kinh tế thịnh vượng, với một lĩnh vực tài chính và công nghiệp du lịch lớn khiến nó trở thành vùng hải ngoại có GDP đầu người cao nhất thế giới vào năm 2005.
Mái nhà kiểu ruộng bậc thang màu trắng tại Bermuda
Khung cảnh khiến nhiều du khách ấn tượng khi ghé thăm Bermuda là những mái nhà màu trắng, không chỉ một, hai mà hầu hết nhà trên đảo đều sử dụng mái trắng. Câu hỏi về lý do tại sao lại như vậy khiến nhiều người tò mò?
Thực ra, những mái nhà hình bậc thang, màu trắng đã giúp dân cư trên đảo sống sót qua nhiều thế kỷ.
Mặc dù là một 'thiên đường nhiệt đới' nhưng Bermuda không có nguồn nước ngọt dồi dào. Thậm chí, người ta từng cho rằng Bermuda nổi tiếng vì những cơn bão và sự thiếu nước.
Để chống lại sự thiếu nước ngọt, cư dân địa phương đã tạo ra những mái nhà bậc thang màu trắng để thu gom nước mưa. Thiết kế xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 17.
Để đối phó với những cơn bão khủng khiếp, mái nhà ở đây làm bằng đá vôi, rất nặng, đồng thời giúp ngôi nhà mát mẻ bên trong.
Khi những giọt nước mưa chạm vào mái nhà, nước sẽ chảy xuống rồi trôi vào các bể chứa dưới lòng đất người dân đã làm sẵn. Những bể chứa đóng vai trò là nguồn nước ngọt chính cho cư dân trên đảo.
Bể chứa rất quan trọng, thậm chí luật pháp bắt buộc gia đình phải có thùng chứa nước 36 lít cho mỗi 0,09 m2 mái nhà.
Trước đây, toàn bộ phần mái nhà phủ một lớp vôi vữa có đặc tính kháng khuẩn. Ngày nay, đá vôi được thay thế bằng sơn trắng có tác dụng phản chiếu tia cực tím, giúp lọc sạch nước mưa.
Guilden Gilber, cư dân lâu năm tại Bermuda cho biết: "Những mái nhà của Bermuda tồn tại qua nhiều thế hệ. Ngôi nhà tôi ở đã 95 tuổi, mái nhà vẫn còn nguyên mái. Ngôi nhà bên cạnh đã 200 năm tuổi cũng vậy. Những đứa trẻ lớn lên ở Bermuda luôn được dạy về việc phải bảo tồn mái nhà từ khi còn nhỏ cũng như biết được lượng nước dự trữ trong các thùng chứa, và tầm quan trọng của việc không lãng phí nước".
Khi mà dân số Bermuda ngày một gia tăng cộng thêm việc du khách đến đây ngày càng nhiều, quần đảo bắt đầu phải đối mặt với tình trạng mật độ dân số cao.
Hệ thống nước mưa lấy từ mái và thùng dự trữ vẫn cung cấp đủ nước cho người dân thì một số nhà máy khử muối, nhà máy tạo nước ngọt hiện đã được đưa vào sử dụng.
Những xe tải lớn chở nước ngọt đến tận nơi cho các hộ gia đình có nhu cầu. Dù vậy, người dân vẫn ý thức không lãng phí nước ngọt.
Shaun Lavis, hiện đang sống ở Bermuda cho biết: "Một phần nhỏ trong não của tôi luôn để ý đến mực nước có trong thùng lưu trữ. Hiện nước vẫn đủ ở thời điểm này và thời tiết cũng rất tốt. Nhưng nếu có mưa càng tốt".
Chơi cùng em trước cửa nhà, bé gái 11 tuổi biến mất bí ẩn, 19 năm sau người ta tìm thấy tờ 1 đô la với lời nhắn kỳ quái Xe đạp của bé gái bị bỏ lại ngay bên đường, số tiền lẻ cô bé dành dụm để mua kem bay tứ tung khắp nơi. Buổi tối ngày 2 tháng 1 năm 1999, cô bé 11 tuổi Mikelle Biggs đang học lớp 6 tại thành phố Mesa, Arizona, Mỹ đang đạp xe của em gái Kimber (9 tuổi) ở khu vực trước...