Tôm đông lạnh luộc theo cách này: Thịt chắc, ngon ngọt, đậm vị
Để luộc tôm đông lạnh ngon, bạn đừng cho trực tiếp vào nồi mà hãy làm thêm một bước nữa. Trước khi luộc, bạn cần phải rã đông tôm. Khi tôm tan đá thì đem đi rửa lại bằng nước sạch.
Ảnh minh họa
Để tôm thơm ngon, không bị tanh, bạn nên ướp tôm khoảng 10 phút với gừng băm và một ít rượu nấu ăn.
Chuẩn bị một chiếc nồi và thêm một lượng nước vừa phải. Không cần phải cho nhiều nước vì tôm cũng tiết ra nước trong lúc luộc. Cho nhiều nước sẽ làm tôm bị nhạt.
Thêm một chút dầu ăn, vài khúc sả đập dập, gừng thái lát, hành lávà một chút xíu muối vào nồi. Gừng, sả, hành lá sẽ giúp khử mùi tanh của tôm. Dầu ăn sẽ giúp tôm tươi sáng, bóng bẩy hơn. Thêm một chút muối để tôm mềm và không bị bở.
Đun lửa lớn nhưng không để sôi hẳn vì nước sôi lớn sẽ làm tôm đông lạnh bị teo lại. Cũng không nên luộc tôm với nước lạnh vì như vậy tôm sẽ bị tanh. Bạn chỉ cần đun nước đến đoạn nóng già là có thể bỏ tôm vào.
Sau khi cho tôm vào nồi, quan sát thấy vỏ tôm chuyển sang màu đỏ hồng đồng đều thì cơ thể vớt ra ngay. Tôm nhỏ thì luộc 2-3 phút, tôm to có thể luộc 5 phút.
Khi tôm chín thì vớt ra ngay. Không nên để tôm trong nồi quá lâu. Tôm chín quá sẽ không ngon.
Tôm nên ăn nóng để không bị tanh.
Lưu ý khi rã đông tôm
Để rã đông tôm, bạn không nên dùng nước mà để tôm được rã đông tự nhiên. Nếu dùng nước thì tôm sẽ bị nát, không còn tươi khi luộc.
Bạn có thể bỏ tôm từ ngăn đá xuống ngăn mát trước vài tiếng hoặc từ tối hôm trước để tôm rã đông từ từ.
Cách chọn tôm tươi ngon
Tôm tươi có phần thân hơi cong, thịt căng chắc nhưng tôm không bị to hay dày thịt khác thường.
Bạn nên mua những con tôm có phần vỏ linh hoạt, còn nguyên vẹn, đầu dính chặt vào thân tôm.
Khi mua nên quan sát phần chân tôm còn gắn chặt với thân hay thông. Không nên mua những con tôm có phần chân đã chuyển màu đen.
Những con tôm hỏng thì phần thân thường uốn cong thành hình tròn. Trong khi đó, những con tôm tươi thường có dáng hơi thẳng hoặc cong nhẹ.
Không nên mua những con tôm đã bị chảy nhớt. Khi mua, có thể dùng tay ấn lên phần vỏ tôm vài lần, nếu có cảm giác sạn dưới các ngón tay hoặc thấy tôm bị nhớt, dính thì không nên mua.
Video đang HOT
Cách bảo quản tôm
Tôm mua về rửa sạch, để ráo nước.
Bỏ tôm vào hộp rồi thêm một thìa cà phê muối. Đậy nắp hộp vào lắc đều cho tôm thấm muối.
Bỏ hộp tôm vào tủ ngăn đá tủ lạnh để bảo quản.
Với cách này, tôm sẽ giữ được độ tươi ngon từ 2-3 tuần. Không nên để lâu vì muối ngấm vào tôm sẽ tạo ra vị mặn, át đi vị ngọt tự nhiên của thịt tôm.
Nếu mua nhiều, bạn nên chia tôm thành từng hộp nhỏ vừa đủ cho một bữa ăn. Mỗi lần ăn chỉ cần rã đông một hộp. Như vậy sẽ không làm ảnh hưởng tới chất lượng của những phần tôm chưa dùng đến.
Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm thơm ngon, chóng lớn
Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm là món ăn thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng. Thịt cá lóc chứa nhiều vitamin, khoáng chất vô cùng cần thiết với sự phát triển của trẻ nhỏ.
Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo các bậc phụ huynh nên thường xuyên chế biến cháo cá lóc cùng với các loại rau củ để bé ăn dặm. Tuy nhiên, việc chế biến thịt cá thế nào để cháo mất mùi tanh không phải ai cũng nắm được. Mẹ hãy tham khảo ngay các bí quyết nấu cháo cá lóc cho bé dưới đây nhé!
1. Cách nấu cháo cá lóc cho bé không bị tanh
1.1. Cách sơ chế cá lóc không bị tanh
Cách nấu cháo cá lóc cho bé thì đơn giản, nhưng bạn cần biết bí quyết sơ chế sao cho khử mùi tanh cá hiệu quả. Mùi tanh của cá lóc khi nấu cháo chính là nguyên nhân khiến trẻ không yêu thích món ăn này. Nếu muốn trẻ ăn ngon miệng, bạn cần nắm được cách chọn và sơ chế cá để hạn chế mùi tanh của món ăn này.
Cách chọn cá: Khi chọn, bạn nên lựa chọn cá lóc đồng với trọng lượng dao động từ 700g đến 1kg vì cá sẽ chắc thịt.
Cách sơ chế: Khi sơ chế, hãy rửa cho sạch phần nhớt cá với nước muỗi loãng, nước giấm pha loãng hoặc nước cốt chanh. Bạn rửa sạch gân máu ở phần bụng cá, rửa lại nhiều lần với nước sạch tới khi chúng hết nhớt. Sử dụng dao sắc lọc phi lê cá nấu cháo cho bé sẽ đảm bảo vị ngon.
Sơ chế cá lóc với muối và nước cốt chanh giúp cá lóc được sạch. Ảnh: Internet
Bí quyết nấu: Khi nấu, nếu cần cho thêm nước vào nồi cá, bạn hãy cho nước ấm hoặc nước nóng, hạn chế dùng nước lạnh. Nước ấm giúp mùi tanh của cá bị
đẩy lùi.1.2. Cách nấu cháo cá lóc cho bé không bị tanh
1.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Cá lóc: 1 con khoảng 700 - 800 gram
Gạo: bát
Gừng: 1 củ
Gia vị: hành lá, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm, dầu ăn
Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cháo cá lóc. Ảnh: Internet
1.2.2. Hướng dẫn cách nấu cháo cá lóc cho bé không bị tanh
Cá lóc sau khi sơ chế, bạn rửa sạch với nước muối loãng giúp khử tanh và để ráo nước. Lọc phần thịt cá đem hấp chín, tán nhuyễn và bỏ vào 1 chén nhỏ riêng. Để cá lóc không bị tanh, bạn hấp cá với gừng và hành khô.Phần xương cá, mẹ ninh trong 25-30 phút rồi chắt lấy nước cốt ngọt. Khi ninh xương, mẹ lưu ý liên tục vớt bọt sôi để nước không bị đục, thêm hạt nêm cho tăng hương vị.
Ninh xương cá lóc lấy nước nấu cháo. Ảnh: Internet
Cho gạo và ninh với nước xương đã lọc, thêm nước lọc phù hợp với lượng gạo có trong nồi. Bạn thêm ít muối đảo đều, đun tới khi sôi thì ninh với lửa nhỏ. Bạn có thể nấu với nồi cơm điện hay nồi áp suất giúp cháo nhanh chín hơn. Khi ninh cần thường xuyên khuấy đều từ đáy nồi để cháo không bị khê.
Thực hiện khuấy đều đồng thời hớt phần bọt cháo. Ảnh: Internet
Cháo sau khi chín, bạn cho cá lóc vào nấu cùng. Thêm dầu ăn, gia vị cho vừa ăn, tiếp tục đun khoảng 5-7 phút. Mẹ múc cháo ra tô để nguội và cho bé thưởng thức.Mẹ có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé bằng các loại rau, củ rất tốt cho con như: bí đỏ, cải xanh, đậu,... Thực hiện xay nhuyễn chúng, lấy nước cốt nấu cháo cùng với nước xương cá lóc đã ninh
.2. Cách lấy xương cá lóc nấu cháo bổ dưỡng cho bé
2.1. Hướng dẫn đánh vẩy cá lóc
Với cá lóc, bạn hãy dùng chày hoặc dao sống đập vào đầu cá tới khi cá chết. Sử dụng dao hoặc các dụng cụ chuyên dụng đánh vậy cá. Lưu ý chọn dao không nên quá sắc, khi đánh vẩy cần đặt nghiêng dao, nhẹ nhàng lấy sạch vẩy cá. Bạn có thể thoa tro lên thân cá giúp thân cá bớt trơn, việc đánh.
Dùng dao hoặc dụng cụ chuyên dụng đánh vảy cá. Ảnh: Internet
2.2. Loại bỏ vây cá và làm sạch bụng
Với phần vây cá, để loại bỏ nhanh chóng bạn có thể dùng kéo. Lưu ý phải lấy sạch vây phần sống lưng, phần bụng và 2 bên cá. Dùng kéo cắt bụng cá theo đường nhỏ, lưu ý nhẹ tay nếu không sẽ khiến mật cá vỡ sẽ làm cá đắng.
2.3. Lọc xương con hai bên xương sống cá, bỏ xương sống
Sử dụng dao sắc, nhỏ cắt thành đường dọc từ đầu cá tới phần đuôi sát với xương sống cá. Thực hiện tương tự với bên còn lại thật nhẹ nhàng, tránh làm cắt rời phần thịt cá.
Thực hiện rạch thân cá theo chiều dọc lấy phần xương cá. Ảnh: Internet
Cắt phần xương sống cá ở dưới đuôi, dùng cáo cắt phần xương sống này khỏi thịt cá từ đuôi lên đầu.
2.4. Lọc bỏ phần xương nhỏ
Với những phần xương nhỏ, bạn cắt khỏi xương sống, dùng dao nhỏ nhẹ nhàng tách chúng ra khỏi phần thịt cá. Sau khi lọc, bạn dùng tay kiểm tra lại đảm bảo không còn xương cá trên thân. Vậy là bạn hoàn toàn có thể chế biến cá lóc cho trẻ mà không lo trẻ bị hóc xương cá.
Thực hiện lọc sạch phần xương nhỏ ở 2 bên lưng cá. Ảnh: Internet
3. Cách nấu cháo cá lóc đậu xanh cho bé
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Cá lóc: 1 con (khoảng 700 - 800 gram)
Gạo: 1/2 bát con
Đậu xanh: 200 gram
Chanh, hành lá,
gia vị cần thiết: nước mắm, dầu ăn, tiêu xay, hạt nêm
Nguyên liệu làm cháo cá lóc đậu xanh cho bé. Ảnh: Internet
3.2. Cách nấu cháo đậu xanh cá lóc cho bé
Cá lóc mua về, bạn đem sơ chế sạch vẩy, loại bỏ nội tạng. Sử dụng chanh xát lên bề mặt cá làm sạch nhớt sau đó rửa lại với nước cho sạch. Dùng dao lóc phần thịt cá, thái thành các miếng nhỏ sao cho vừa ăn.Thực hiện ướp cá với các loại gia vị gồm: 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa nước mắm, 1 ít tiêu. Bạn cho phần xương cá này vào luộc với nước từ 20-15 phút để lấy nước dùng.
Thực hiện ướp thịt cá lóc với các gia vị. Ảnh: Internet
Bỏ phần xương cá, vo sạch gạo cho ráo nước và cho vào nồi xương cá luộc. Khi nước sôi, bạn cho nhỏ lửa để hạt gạo chín đều. Trong quá trình nấu, bạn lưu ý cần thường xuyên mở nắp vung, dùng đũa khuấy đều.Với đậu xanh, bạn ngâm với nước muối từ 10 - 15 phút, vớt ra để ráo. Khi cháo sôi, bạn cho phần đậu vào đun cùng và nêm nếm gia vị.Cho chảo lên bếp cùng 1 thìa dầu ăn. Đun tới khi dầu già, bạn cho phần thịt cá vào xào cho săn. Để món ăn thêm phần dậy mùi, bạn cho 1/2 thìa nước mắm, tiêu xay và đảo đều tay.Cuối cùng, bạn cho phần cháo ra bát và cho bé thưởng thức.4. Cách nấu cháo cá lóc quả phi lê cho bé 9 tháng ăn dặm
4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Gạo tẻ: 1 nắm nhỏ
Phi lê cá lóc: 15 gram
Hành tím: củ, gừng: 1 lát
Dầu ăn cho bé: 1 thìa (có thể dùng dầu gấc cho bé ăn dặm )
4.2. Cách nấu cháo cá lóc phi lê cho bé ăn dặm
Cá quả mẹ rửa sạch, sơ chế kỹ phần nhớt, loại bỏ nội tạng cá. Thêm vào nồi 1 bát nước, 1 lát gừng và hành tím đập dập luộc chín. Khi cá đã chín, mẹ cho cá ra, vớt gừng và hành tím, nồi nước để nguyên nấu cháo.
Mẹ lưu ý sơ chế cá quả cho sạch để bớt đi mùi tanh. Ảnh: Internet
Gạo vo sạch, thêm nước luộc cá vào nấu sôi, hạ lửa nhỏ nấu cháo cho nhừ. Khi nấu, mẹ cho thêm khoảng 1/2 chén nước ấm để gạo đủ nhừ. Trong quá trình nấu cháo, mẹ thực hiện nghiền nát cá.
Thực hiện ninh cháo cá quả cho bé. Ảnh: Internet
Lưu ý: Canh cháo sao cho đảm bảo độ lỏng hay đặc phù hợp với thời kỳ ăn dặm của trẻ. Khi cháo sôi, mẹ cho cá vào đảo đều trong 1 phút thì mẹ tắt bếp, cho thêm dầu ăn đảo đều.
Sau khi cháo nguội, mẹ đem nghiền nát cháo. Độ nát sẽ tùy thuộc vào độ ăn thô của bé ở thời điểm hiện tại. Cho bé ăn cháo khi còn ấm rất giàu dinh dưỡng.
Bát cháo cá lóc cho bé ăn dặm. Ảnh: Internet
Cá lóc là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết với sự phát triển của trẻ nhỏ. Mẹ hãy lưu lại cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm đã được chia sẻ trên đây để chế biến những món cháo thơm ngon cho bé yêu tại nhà nhé!
2 cách làm mì bò Đài Loan thơm ngon chuẩn vị với nước dùng đậm đà đơn giản Mì bò Đài Loan là một món nước thơm ngon, hấp dẫn với phần nước súp đậm đà, được nấu theo phong cách Đài Loan khiến bạn thích mê với cách làm siêu đơn giản. Hôm nay, cùng theo chân vào bếp thực hiện ngay món ăn này với 2 cách đơn giản để chiêu đãi gia đình vào dịp cuối tuần nhé!...