Tokyo phản đối Trung Quốc chuyện đòi Nhật Hoàng xin lỗi
Nhật Bản ngày 28/8 cho biết nước này đã gửi công hàm phản đối tới Bắc Kinh sau khi hãng thông tấn nhà nước Xinhua của Trung Quốc kêu gọi Nhật Hoàng Akihito xin lỗi về quá khứ quân phiệt của Nhật.
Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu tham dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II tại Tokyo ngày 15/8 (Ảnh: AP)
Phát ngôn viên hàng đầu của chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga nói rằng một bài bình luận của Xinhua được đăng tải hôm 25/8 là một sự khiếm nhã với Nhật Hoàng Akihito, 81 tuổi.
“Nội dung của bài viết đó là sự khiếm nhã nghiêm trọng đối với Nhật Hoàng và không phù hợp với lập trường chính thức của Trung Quốc”, ông Suga nói trong cuộc họp báo thường kỳ.
Video đang HOT
“Đây là điều rất đáng chê trách vì nó có thể dội gáo nước lạnh vào quan hệ Nga-Trung, vốn đang được cải thiện”, ông Suga nói thêm.
Quan hệ Trung-Nhật đã bị căng thẳng bởi các vấn đề về lịch cử, cũng như cuộc tranh chấp lãnh thổ xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Trong bài viết, Xinhua nói rằng Nhật Hoàng Hirohito chưa từng xin lỗi về chiến tranh và kêu gọi con trai ông nói lời xin lỗi.
Nhật Hoàng Akihito đã kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế chiến II hồi giữa tháng 8 khi nói rằng ông cảm thấy “hối tiếc sâu sắc” về cuộc chiến.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Yêu cầu Trung Quốc dừng hoạt động đơn phương mở rộng tranh chấp
Việt Nam cho biết giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hoạt động ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, nơi hai nước đang đàm phán phân định, và yêu cầu không đơn phương hoạt động mở rộng thêm tranh chấp.
Giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: Xinhua
"Các khu vực mà giàn khoan Hải Dương 981 của phía Trung Quốc tiến hành hoạt động dầu khí từ tháng 5/2015 đến nay thuộc vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán để phân định và hợp tác cùng phát triển", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm nay cho biết.
Ông Bình đưa ra tuyên bố sau khi VnExpress đặt câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc giàn khoan Trung Quốc hoàn thành khoan thăm dò giếng dầu nước sâu tại mỏ Lăng Thủy ở Biển Đông và di chuyển tới vị trí mới cũng thuộc mỏ này trong thời gian gần hai tháng.
"Việt Nam luôn theo dõi sát mọi hoạt động có thể liên quan đến các vùng biển của Việt Nam và yêu cầu các bên liên quan không đơn phương tiến hành các hoạt động làm phức tạp và mở rộng thêm tranh chấp", ông Bình nói.
Hải Dương 981 là giàn khoan Bắc Kinh hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014. Trung Quốc tuần này tuyên bố giàn khoan đã hoàn thành khoan thăm dò giếng dầu nước sâu có áp suất, nhiệt độ cao đầu tiên tại mỏ Lăng Thủy 25-1S-1 ở Biển Đông. Nước này tuyên bố giàn khoan sẽ di chuyển tới vị trí mới, ở mỏ Lăng Thủy 25-1-2, từ ngày 24/8 đến ngày 20/10. Khu vực này cách thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam khoảng 72 hải lý.
Vị trí mới của giàn khoan Hải Dương 981 (dấu đỏ), căn cứ trên tọa độ mà Trung Quốc công bố. Đồ họa: Google Maps.
Trọng Giáp
Theo VNE
Chuyên gia Mỹ: Nên đưa ngay tàu chiến áp sát đảo nhân tạo của Trung Quốc Mỹ nên cho tàu chiến, máy bay quân sự tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép tại Biển Đông ngay lúc này để tạo lợi thế trước thềm chuyến thăm Washington của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một chuyên gia quân sự Mỹ đề xuất. Khu trục hạm trang bị lá...