Tôi xin cảm ơn quý thầy cô đã “đì” con tôi!
Kinh nghiệm của tôi là không bắt con đi học thêm, để cháu tự học ở nhà; chỉ có tự học mới khắc sâu kiến thức, trở nên học sinh giỏi được.
Cuộc họp phụ huynh học kỳ 1 đã kết thúc hơn một tuần nay, thế nhưng từ góc chợ cho đến quán cóc trong xã vẫn râm ran câu nói “bất hủ” của anh N.
Thầy H. luân chuyển về làm hiệu trưởng trường xã đầu năm nay, nghe tiếng con cái anh N. học giỏi, đạt thành tích cấp Quốc gia; đứa con út lại vừa ẵm giải Nhất cấp huyện môn Hóa học cho nhà trường; họp phụ huynh cả trường tại hội trường, thầy H. đã “cao hứng” đề nghị anh N. chia sẻ với phụ huynh kinh nghiệm dạy con.
Sau hai lần khiêm tốn từ chối, trước sự nhiệt tình của “hội trường”, N. cầm micro chia sẻ:
“Kính thưa quý thầy cô cùng tập thể phụ huynh, trước tiên thay lời muốn nói, tôi xin gửi đến hội trường bài hát “Người thầy”.
Bài hát mang lại cho cả hội trường không khí vui vẻ, thân thiện chưa từng có trong các cuộc họp phụ huynh trước đây.
Sau bài hát anh N. chia sẻ kinh nghiệm “Nhà tôi không phải ai cũng biết, con tôi thi học sinh giỏi đạt nhiều thành tích ai cũng biết; con tôi chỉ tự học, không đi học thêm, rất ít người biết.
Các cháu đi học về, kể chuyện “được” thầy cô giáo dạy toán… hỏi đủ thứ từ trong sách giáo khoa đến … sách tham khảo.
Chính những lần “được” hỏi như thế là “động lực” để cháu tự học. Chính nhờ tự học để trả lời được các câu hỏi khó của thầy cô, kiến thức của cháu vững vàng. Càng vững, cháu lại càng “được” quý thầy cô “quan tâm”, nên kiến thức phổ thông cháu rất vững.
Vì thế kinh nghiệm của tôi là không bắt con đi học thêm, để cháu tự học ở nhà; chỉ có tự học mới khắc sâu kiến thức, trở nên học sinh giỏi được.
Các bạn cùng lớp bảo con tôi bị thầy cô “đì” vì không đi học thêm, tôi không nghĩ thế. Nhưng tôi xin cảm ơn quý thầy cô đã “đì” con tôi”.
Video đang HOT
Khi tự học, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức hơn. (Ảnh minh họa: Hoahoctro.vn)
Không đi học thêm, học giỏi cũng là cái tội?
Thật vô lý mà có thật, có giáo viên khi thấy học trò không đi học thêm mình, nhưng học tốt, đã có hành vi không đẹp; họ khắt khe với những học trò này; cố gắng “hỏi xoáy, đáp xoay” để “hạ bệ” những “thần tượng” này của học trò.
Trong bài kiểm tra miệng, họ hỏi học trò kiến thức có thể học vài tháng trước; hỏi sao cho học trò “tịt” mới thôi; tìm mọi cách “mời” học trò đi học thêm mình, nhờ mình mới “giỏi” như thế.
Không đi học thêm sao điểm bài kiểm tra lại cao? Chỉ có thể là “quay cóp” của bạn đi học thêm; họ sẵn sàng dành thời gian soi xét bài của học trò này với bài bạn xung quanh từng “chân tơ, kẽ tóc”, chỉ cần có “dấu hiệu” tiêu cực là trừ điểm ngay không thương tiếc!
Họ lại có suy nghĩ “chắc nó đi học giáo viên khác, coi thường mình quá”; cứ thế, họ gây áp lực để buộc học sinh phải đến học lớp mình dạy.
Chính việc gây áp lực đó, không ít học trò đành từ bỏ tự học, đi học thêm cho an thân.
Thực tế, cũng có những học trò “bản lĩnh”, vô tư vượt qua tất cả áp lực; không đi học thêm, tự học hoàn toàn, điểm kiểm tra có thể không cao nhưng khi kiểm tra đề chung, đề không phải do giáo viên đứng lớp ra là kết quả rất tốt.
Trong mọi phương pháp học tập, tự học vẫn tốt nhất, bền vững nhất, căn cơ nhất; thành công nhất của giáo viên là giúp học trò tự học, thất bại nhất là kéo học trò đi học thêm.
Đại đa số giáo viên chúng ta rất tốt, sống thanh bạch; nhưng thực tế không ít giáo viên đã, đang tha hóa, thực dụng, tìm mọi cách để ép học sinh đi học thêm; mục đích duy nhất của họ là “dạy thêm để thu tiền”.
Cuộc sống chỉ còn lại điều tử tế với mỗi người; với giáo viên, chỉ có thể hạnh phúc khi mình là giáo viên tử tế.
Học trò rồi sẽ trưởng thành, những ký ức “hỏi xoáy, đáp xoay” khó phai mờ trong tâm trí. Sống sao cho lương tâm mình thoải mái, mai này gặp ánh mắt học trò trưởng thành không xấu hổ, mới thực sự hạnh phúc.
Dành cho phụ huynh, học sinh những ký ức vui vẻ mỗi khi nghĩ đến tuổi học trò, mùa xuân của mỗi người, là nhiệm vụ cao cả của các nhà giáo.
Lê Mai
Theo giaoduc.net.vn
Sau họp phụ huynh, đừng "trút giận" lên con khi có kết quả học chưa tốt
Cuối tuần qua, nhiều trường học đã tổ chức họp phụ huynh tổng kết học kỳ I, thông báo kết quả học tập của học sinh. Nhiều học sinh bị cha mẹ quở trách vì kết quả học tập không tốt hay vi phạm nội quy nhà trường.
Nhiều phụ huynh bị sốc khi con có điểm học kỳ I thấp và sau buổi họp là màn "trút giận" lên đầu con cái. Ảnh minh họa: Q.Anh
Sốc vì con từ học sinh giỏi xuống trung bình
Hà Nội thời gian này, nhiều trường phổ thông tổ chức họp phụ huynh để nhà trường thông báo kết quả học tập sau khi kết thúc học kỳ I. Không ít phụ huynh có con học năm đầu tiên của cấp học mới, tiêu biểu là lớp 6, lớp 10 cảm thấy "sốc" khi thành tích học tập của con giảm sút, thậm chí mắc nhiều lỗi bị phạt như không học bài, nói chuyện riêng, bị sao đỏ ghi tên, bị trừ điểm thi đua... Kết thúc buổi họp phụ huynh, không ít học sinh than thở trên mạng xã hội rằng bị bố mẹ mắng, phạt vì kết quả học không tốt.
Không la mắng con, nhưng cảm thấy bất ngờ với kết quả học tập của con, phụ huynh Lê Thanh Hương có con học lớp 6 tại quận Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: "Đi họp phụ huynh kết thúc học kỳ I mà tôi lo quá, con 5 năm học tiểu học toàn là học sinh giỏi, vậy mà sau một học kỳ lớp 6 lại là học sinh trung bình, ở nhóm thấp của lớp. Cô giáo cũng nói rằng các con chưa quen, nên kết quả chưa tốt đề nghị phụ huynh phối hợp kèm cặp thêm con. Cô đọc thông báo nhận xét của từng học sinh, bên dưới nhiều phụ huynh xì xào không tin vào kết quả, thậm chí có người nói rằng tốn bao nhiêu tiền học thêm mà kết quả không tốt".
Trên thực tế, mối lo lắng của phụ huynh cũng là điều dễ hiểu, bởi kết quả học tập của một học kỳ cũng phản ánh sự nỗ lực hay không của học sinh trong suốt học kỳ vừa qua. Bên cạnh đó, áp lực về điểm số, xếp loại học tập ngày càng rõ nét bởi hiện nay nhiều trường phổ thông, đại học xét học bạ của học sinh, chỉ nhận những học sinh có học lực khá giỏi, các môn học chính điểm tổng kết phải từ khá trở lên... Trong sự kỳ vọng của mình không đạt được như ý muốn, nhiều phụ huynh đã tìm cách trút giận lên con cái, mang ra so sánh với "con nhà người ta" học giỏi, điểm cao.
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh lấy làm thất vọng và xấu hổ khi giáo viên chủ nhiệm liên tục "bêu tên" con mình trước tập thể phụ huynh lớp bằng việc liệt kê hàng loạt những khuyết điểm. Nhận xét từng môn học, cũng nêu những học sinh ở trong nhóm từ giỏi tới yếu. Kết quả là những màn trút giận lên đầu con cái khi trở về nhà, thậm chí không ít phụ huynh dọa dẫm, mắng chửi con em mình và đưa ra hình thức phạt nặng nếu như không cải thiện được lực học, hạnh kiểm trong học kỳ II.
Đừng bắt học sinh phải gánh chịu áp lực
Những ngày qua, mạng xã hội cũng đang lan truyền những đoạn tin nhắn giữa giáo viên chủ nhiệm ở một trường THPT tại Hà Nội tới các phụ huynh. Theo cô giáo, sau buổi họp phụ huynh, vì không hài lòng với kết quả học tập của con em mình mà nhiều phụ huynh về nhà đã quát mắng, chì chiết con. Nhiều em vì không chịu được đã nhắn tin tâm sự với cô giáo. Sau khi biết được tình trạng của học trò, cô giáo chủ nhiệm đã gửi "tâm thư" của mình đến các bậc phụ huynh và đề nghị các bậc phụ huynh không nên chì chiết, gây áp lực lên con em mình.
Theo cô giáo, buổi họp chỉ đơn giản là dịp để cùng tâm sự chuyện học hành của con cái với cha mẹ. Hơn thế nữa, bản thân các bậc phụ huynh cũng không phải là người hoàn thiện cớ sao lại bắt con mình phải hoàn hảo? Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, vậy nên thay vì chỉ trích con cái, cha mẹ hãy cùng đồng hành như một người bạn để giúp con dần tốt hơn. Sau khi được chia sẻ lên mạng, đoạn tin nhắn đã nhanh chóng nhận được gần 50.000 lượt like, 10.000 lượt chia sẻ và hàng nghìn bình luận và là lời cảnh tỉnh kịp thời đối với những phụ huynh đã vừa xong họp và sắp bước vào cuộc họp phụ huynh sắp tới.
Một số giáo viên chia sẻ, kết quả học tập của học sinh là cả một quá trình lâu dài, nếu phụ huynh quan tâm sát sao tới con cái sẽ biết được tình hình học tập của con ra sao, chứ không phải đợi đến buổi họp phụ huynh mới biết được và trút giận lên con cái nếu kết quả không tốt. Phụ huynh chưa tìm hiểu xem vì sao con lại có kết quả kém, do mải chơi, hay do hổng kiến thức hay bị tâm lý nào đó... để phối hợp với giáo viên giúp đỡ con tiến bộ. Nếu tạo áp lực, trách mắng, so sánh kết quả học tập với bạn khác sẽ chỉ làm cho học sinh thêm chán nản, ghét việc học.
Chia sẻ nhận xét về các buổi họp phụ huynh thời nay, thầy Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho biết: "Hiện nay, một số nơi tổ chức họp phụ huynh đầu năm, giữa năm mục đích chính là phổ biến thu tiền, hay nêu những học sinh chưa tiến bộ, học kém. Buổi họp phụ huynh nên là cơ hội để gia đình, nhà trường cùng hiểu nhau hơn, hỗ trợ học sinh. Việc học tốt nhất không nên dùng thi cử, điểm số để gây áp lực cho học trò. Học sinh phải nhận thức được là không phải học vì bố mẹ, vì điểm số hay vì thi cử, mà là để phát triển bản thân".
"Nền giáo dục của nước ta ảnh hưởng nặng nề từ nền giáo dục khoa cử phong kiến, nghĩa là học để đi thi, học phải đỗ đạt... Cho nên, việc đánh giá học sinh theo điểm số, điểm thi và chạy đua thành tích đã kéo theo nhiều hệ lụy cho cả phụ huynh và học sinh. Học sinh sẽ phải căng mình đi học thêm, luyện thi vào trường điểm, trường chuyên. Gây áp lực cho con phải đạt điểm cao, phải hơn bạn hơn bè mà không quan tâm tới khả năng của con. Nhiều học sinh vì sợ bố mẹ hoặc muốn làm vừa lòng bố mẹ đã phải ép mình để học và khi không đạt được kết quả như bố mẹ mong đợi, nhiều em bị khủng hoảng tâm lý và đãcó những hành động tiêu cực, dại dột".
ThS Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh chuyên ngành Giáo dục tại Australia chia sẻ.
Theo giadinh.net
Thầy cô lắng nghe học trò để thay đổi! Xây dựng văn hóa học đường là nét đẹp trong cách ứng xử của giáo viên với học sinh, của đồng nghiệp với nhau hoặc của giáo viên với phụ huynh học sinh,...các mối quan hệ đó đều phải được ứng xử "đẹp". Vì vậy, việc phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh học sinh là điều vô cùng quan trọng. Cô...