‘Tôi ướt cả hai chân mà vẫn vào được giảng đường’
Từng là sinh viên nghèo, mồ côi của 7 năm trước của Đại học Cần Thơ, Trần Ngọc Sang này là trưởng phòng ở một doanh nghiệp ở Bạc Liêu.
Tân sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Ly không kềm được xúc động khi gặp người cô đã cưu mang em vì hoàn cảnh nghèo khó để em tiếp tục nuôi giấc mơ đến với giảng đường. Ly cho biết cô bận bán vé số không đến được buổi trao học bổng nhưng ban tổ chức đã bất ngờ cho Ly được hội ngộ người cô ngay tại sân khấu – Ảnh: CHÍ QUỐC
167 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở 11 tỉnh, thành miền Tây đã nhận học bổng Tiếp sức đến trường sáng 14-9.
Năm nay, ở Đồng bằng sông Cửu Long, 155 tân sinh viên nhận suất học bổng trị giá 10 triệu đồng/suất, và 12 sinh viên nhận học bổng trị giá 15 triệu đồng/suất đặc biệt.
Sinh viên và các đại biểu có mặt tại hội trường đều xúc động và thán phục khi xem các đoạn phim về hoàn cảnh nghèo khó đã không làm chùn bước nghị lực của tân sinh viên Lê Trường An (Khoa Công nghệ thông tin) và Nguyễn Thị Mỹ Ly (Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Cần Thơ).
Hai bạn đều chia sẻ, động lực để vượt qua khó khăn của hoàn cảnh chính là gia đình và sự giúp đỡ của các mạnh thường quân. Và tuy khó khăn còn ở phía trước, tân sinh viên Lê Trường An mong muốn sau này khi có công việc ổn định sẽ đáp lại tấm lòng của các mạnh thường quân, bằng việc tiếp tục giúp đỡ các sinh viên đàn em.
Niềm vui của Mỹ Ly và người cô bán vé số của mình trong ngày nhận học bổng – Ảnh: CHÍ CÔNG
Dự lễ trao học bổng, tân sinh viên Lê Trường An hứa khi có việc làm ổn định, sẽ quay lại giúp đỡ tân sinh viên khó khăn khác – Ảnh: CHÍ QUỐC
Từng là sinh viên nghèo, mồ côi của 7 năm trước của Đại học Cần Thơ, Trần Ngọc Sang này là trưởng phòng ở một doanh nghiệp ở Bạc Liêu.
Sang chia sẻ với ban tổ chức và các tân sinh viên có mặt tại hội trường: “7 năm trước, tôi ướt hai chân, chứ không phải chân ướt chân ráo nữa. Nhờ có học bổng của báo Tuổi Trẻ, tôi mới vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống. Hôm nay, tôi nhớ lại cảm xúc hồi xưa. Và xúc động hơn nữa khi xem phóng sự về Trường An và Mỹ Ly, rất cảm phục các bạn”, Sang bộc bạch.
Khi được MC gợi ý nhắn nhủ với đàn em đang bước vào ngưỡng cửa đại học, Sang nói: “Các bạn tân sinh viên có mặt hôm nay, được ngồi ở đây có nghĩa là các bạn đã cố gắng rất nhiều để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống của mình. Chặng đường phía trước còn rất dài. Và để vượt qua những khó khăn sắp tới, các bạn phải cố gắng nhiều hơn nữa”.
Video đang HOT
Trần Ngọc Sang – sinh viên từng nhận học bổng Tiếp sức đến trường 7 năm trước – nay là trưởng phòng của một doanh nghiệp, chia sẻ và nhắn nhủ với những sinh viên đàn em – Ảnh: CHÍ QUỐC
Ông Dương Tấn Hiển, phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho rằng chương trình học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ ngày càng đi vào chiều sâu – Ảnh: CHÍ QUỐC
Ông Dương Tấn Hiển, phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ đánh giá, những chương trình này khuyến khích, động viên tinh thần học tập của các bạn sinh viên, lòng yêu nghề của các thầy cô, đồng thời thôi thúc doanh nghiệp quan tâm hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục.
“Thời gian qua có một số sinh viên tốt nghiệp và thành công rồi quay lại tiếp sức tân sinh viên khác. Đó là sự tiếp nối. Tôi hy vọng sau 5-10 năm nữa, chính các em ngồi ở đây sẽ quay trở lại tiếp sức các em khác gặp khó ở Đồng bằng sông Cửu Long. Với thông điệp Tân sinh viên gặp khó khăn hãy gọi báo Tuổi Trẻ, 17 năm qua chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để giúp cho các tân sinh viên trong học tập, trong đời sống.”
Ông Trần Xuân Toàn, ủy viên Ban biên tập báo Tuổi Trẻ
“Nghị lực của các em là động lực cho các mạnh thường quân”
Ông Ngô Văn Đông, tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, chủ tịch Quỹ “Đồng hành nhà nông”, nói ông rất cảm phục trước nghị lực của các tân sinh viên được trao học bổng, và chính điều đó đã truyền động lực cho các mạnh thường quân tiếp tục trao những suất học bổng ân tình đến tay các em không chút đắn đo.
Tuy nhiên, ông Đông cũng nhắn nhủ: “Tất cả các trường đại học, cao đẳng thường nằm ở trung tâm thành phố lớn, nơi đó điều kiện cho việc học tập và phát triển. Nhưng các em lưu ý tránh xa những cám dỗ, tiếp tục phấn đấu, nỗ lực giống như các em đã vượt qua khó khăn trong những năm vừa qua.
Tuy mỗi suất học bổng giá trị không cao nhưng là cánh cửa mở ra để các em đi tiếp con đường học tập mà các em đã chọn. Chúng tôi gửi sự kỳ vọng mong các em sẽ đỗ đạt, thành tài, có ích cho xã hội”.
Ông Ngô Văn Đông, tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, cho rằng chính nghị lực của các em tân sinh viên là động lực để các nhà hảo tâm tiếp tục trao những suất học bổng ân tình không chút đắn đo – Ảnh: CHÍ QUỐC
Ông Dương Tấn Hiển, phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ (trái) trao học bổng cho tân sinh viên – Ảnh: CHÍ QUỐC
Ông Ngô Văn Đông (trái), tổng giám đốc Công ty Phân bón Bình Điền – chủ tịch Quỹ “Đồng hành nhà nông” trao bảng tượng trưng 4 tỷ 370 triệu đồng cho ông Trần Xuân Toàn, ủy viên Ban biên tập báo Tuổi Trẻ – Ảnh: CHÍ CÔNG
Theo tuoitre
Chiêm ngưỡng toàn cảnh vẻ đẹp khang trang với 2 màu xanh - cam chủ đạo của trường ĐH Nông Lâm TPHCM phân hiệu Gia Lai
Khác với phân hiệu tại TP.HCM, phân hiệu Gia Lai trường ĐH Nông Lâm TPHCM sở hữu 2 màu chủ đạo Cam - Xanh lam. Tháng 4/2019 trường đã chính thức khai trương khuôn viên mới tại xã Diên Phú, TP.Pleiku (tỉnh Gia Lai).
Trường ĐH Nông Lâm TPHCM có 3 phân hiệu. Phân hiệu chính nằm tại TPHCM, 2 phân hiệu khác nằm tại Gia Lai và Ninh Thuận.
Nếu nhắc đến ĐH Nông Lâm phân hiệu tại TP. HCM, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến khuôn viên trường với màu sắc chủ đạo Xanh lá - Vàng của những loài cây, loài hoa và những khu giảng đường. Bên cạnh đó, ngôi trường này còn có một điểm cực kỳ đặc biệt, mà có lẽ chỉ riêng trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh mới có, đó là các khu giảng đường đặt tên các loài hoa như: Khu giảng đường Phượng Vỹ, Tường Vy, Cẩm Tú... Hoa cỏ khoe sắc suốt bốn mùa, tạo nên một không gian học tập vô cùng tuyệt vời.
Khác với phân hiệu tại TP.HCM, phân hiệu Gia Lai trường ĐH Nông Lâm TPHCM sở hữu 2 màu chủ đạo Cam - Xanh lam. Phân hiệu Gia Lai trường ĐH Nông Lâm TPHCM được thành lập năm 2006 trong khuôn viên của trường Cao đẳng Gia Lai. Tháng 4/2019 trường đã chính thức khai trương khuôn viên mới tại xã Diên Phú, TP.Pleiku.
Với diện tích 7ha, ĐH Nông Lâm TPHCM phân hiệu Gia Lai sở hữu hệ thống giảng đường, văn phòng khoa, phòng học được trang bị đầy đủ thiết bị đáp ứng quy mô đào tạo lên đến 3000 sinh viên.
Cùng chiêm ngưỡng toàn cảnh khuôn viên ĐH Nông Lâm TPHCM phân hiệu Gia Lai do Phạm Đức Hiếu - cựu sinh viên ngôi trường này thực hiện:
Phân hiệu Gia Lai ĐH Nông Lâm TP.HCM nằm trong khuôn viên trường Cao đẳng Gia Lai.
Cơ sở vật chất được xây mới, tạo nên môi trường học tập đầy hứng khởi cho sinh viên
Gam màu cam khiến ngôi trường trở nên nổi bật
Ngôi trường sở hữu 2 gam màu chủ đạo Xanh lam - Cam.
Được biết, các ngành nghề đào tạo tại phân hiệu gồm: Thú Y, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, công nghệ thực phẩm, ngôn ngữ Anh, Lâm học, Nông học....
Những hình ảnh được chụp từ trên cao nhìn xuống.
Tuy diện tích chỉ bằng 1/16 phân hiệu chính tại TP.HCM nhưng tại phân hiệu Gia Lai có thể đáp ứng nhu cầu học tập của 3000 sinh viên.
Cơ sở mới mẻ và khang trang.
Cùng ngắm thêm một số hình ảnh khác tại ĐH Nông Lâm phân hiệu Gia Lai:
Ảnh: Phạm Đức Hiếu/Sinh viên Plus
Theo saostar
Trao học bổng cho sinh viên Đại học Huế có hoàn cảnh khó khăn 32 suất học bổng, mỗi suất trị giá 300 USD, đã được trao cho các sinh viên Đại học Huế có hoàn cảnh khó khăn nhưng đạt thành tích học tập xuất sắc trong học tập. Trao học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích học tập và rèn luyện tốt. (Ảnh: Tường Vi/ TTXVN) Ngày 13/9, tại...