Tôi ủng hộ việc không cần kết hôn khi đến tuổi lập gia đình
Tôi 27 tuổi, chẳng thích chuyện kết hôn, hay ít ra là giờ tôi không muốn chuyện đó. Tôi thấy hôn nhân quá đỗi tầm thường.
Tôi từng yêu mãnh liệt, từng hạnh phúc vô cùng, kỳ lạ là nghĩ đến kết hôn tôi rất ngại cái gọi là “bổn phận làm vợ, làm dâu”, trong khi không thấy định nghĩa “bổn phận làm chồng, làm rể” đâu. Song song đó tôi lại thấy sự phản bội diễn ra thường xuyên ở các cặp đã kết hôn, sự tranh giành không khoan nhượng khi đụng chạm đến lợi ích của hai người, sự suy sụp trầm cảm đến tự kỷ khi đối tác lộ ra mặt trái mà lúc chưa kết hôn không thấy. Dần dần tôi mơ hồ nhận ra dường như kết hôn là ý tưởng mang tính “mưu đồ” của nhóm lợi ích riêng nào đó, không biết đàn ông có cảm thấy vậy không, tôi là phụ nữ thì thấy chỉ cần đối tác chung tình và có con cái là đủ. Khi không chung tình thì kết hôn không làm thay đổi được bản chất này.
Nói thật, tôi cố tìm ý nghĩa cho việc kết hôn, thử tưởng tượng mình làm vậy nhưng cảm nhận việc này chẳng cần thiết. Điều nữa khiến tôi suy ngẫm: Phụ nữ là chủ thể quyết định sinh con, nghĩa là phụ nữ quyết định việc kết hôn hay không hoặc khi nào họ muốn. Tại sao có người phụ nữ lại phải dao động khi bị tác động bởi đòi hỏi từ đàn ông, đề cập đến tuổi tác phụ nữ, trong khi nam thừa nữ thiếu và quan trọng hơn chỉ có phụ nữ mới sinh con được? Đàn ông muốn lập gia đình hay có con thì họ mới là đối tượng phải cầu cạnh phụ nữ. Về khả năng tài chính hay kiến thức thì cũng không ai hơn hẳn ai, khoảng 0.001% là những người top, họ có thể có quyền đòi hỏi. Còn lại, thấy kinh tế tầm tầm, nam nữ bằng nhau thì hà cớ gì phụ nữ lại không tự chủ hạnh phúc của mình? Cứ sống vui vẻ thoải mái ở bất kỳ độ tuổi nào thì đàn ông sẽ phải theo như vậy. Phụ nữ phải ở kèo trên trong chuyện này, tôi thấy thật không khôn ngoan nếu không nhận ra điều này. Từ các dữ kiện, quan điểm cũng như quyết định của tôi là chỉ sống với nhau, cùng đóng góp nuôi con chứ không bao giờ kết hôn nếu không ở bên nhau đến 65 tuổi.
Kinh nghiệm sống từ các quốc gia văn minh và phát triển là: Con cái chỉ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bố mẹ chúng mâu thuẫn trong hôn nhân và ngay trước khi ly hôn. Tờ giấy kết hôn không đảm bảo được bất kỳ hạnh phúc nào cho cuộc sống cặp đôi, nhiều lúc nó còn bị dùng như công cụ phá hủy đời người khác. Tình yêu thật sự không cần bất kỳ vật gì ràng buộc, thực tế cũng không vật gì có khả năng ràng buộc được. Vì vậy tôi ủng hộ việc không cần phải kết hôn khi đến tuổi lập gia đình. Cần xóa bỏ ngay lối sống hình thức, không có nội dung.
Theo vnexpress.net
Video đang HOT
Nữ sinh ám ảnh, sợ hãi khi nhớ lại quá khứ từng bỏ con vì sợ... làm mẹ
V. đã khóc rất nhiều khi nhớ đến quá khứ của chính mình. Sau khi bỏ đi đứa con trong bụng, V. đã bị trầm cảm, sợ hãi mỗi lần nhìn thấy trẻ con và chính cô cũng không sao thoát được suy nghĩ "mình là người mẹ độc ác".
Câu chuyện về nữ sinh 20 tuổi vứt con vào thùng rác tại Đống Đa (Hà Nội) khiến dư luận hết sức bàng hoàng và liệu rằng, còn bao nhiêu bạn trẻ nữa vì một phút lầm lỡ đã nhẫn tâm vứt bỏ đứa con của mình?
PV báo điện tử Người Đưa Tin đã tìm đến trung tâm tư vấn tâm lý hạnh phúc Vera. Tại đây, chuyên gia tâm lý Vera Tuệ An đã tiết lộ những câu chuyện đầy ám ảnh và buồn.
Sau sự việc nữ sinh bỏ con vào thùng rác: Lỗ hổng lớn về tiền hôn nhân, kỹ năng sống:
Chuyên gia tâm lý Vera Tuệ An nhớ lại, cách đây không lâu một cô gái khoảng 28 tuổi tìm đến trung tâm nhờ tư vấn tâm lý và tìm giải pháp lấy lại thăng bằng cuộc sống. "V. nói chuyện rất ít mặc dù được khá nhiều chuyên gia gợi ý kể lại câu chuyện trước đó. Mãi đến khi tôi bảo rằng "em hãy vứt bỏ sợ hãi, tự tha thứ cho bản thân thì mới nói ra được câu chuyện của mình". Chỉ đến lúc ấy V. mới dám bộc bạch những điều đã giấu kín bao lâu nay".
Năm thứ 3 đại học, V. có yêu một bạn trai cùng trường. Cả hai yêu nhau nhưng vẫn chưa có kế hoạch để nghĩ đến tương lai xa. Tuy nhiên, tình yêu cởi mở khiến cả hai đã vượt quá giới hạn cho phép. V. và bạn trai thậm chí còn không biết dùng những gì để phòng tránh nên để lại hậu quả.
Vì thế, dù đến kỳ nhưng không thấy kinh nguyệt, V. vẫn thản nhiên như không vì không nghĩ mình sẽ có bầu. Đến khi V. phát hiện ra thì cô đã có bầu 4 tháng. Sợ hãi, V. bàn với bạn trai hướng xử lý nhưng bạn trai cô cũng chỉ lắc đầu vì không biết phải làm thế nào.
"V. mặc nhiên để cái bụng lớn lên theo từng ngày. Đi học cô ấy mặc quần áo rộng thùng thình và bó bụng rất chặt. Khi cái thai được 8 tháng thì V. chuyển dạ và được thông báo đứa trẻ rất yếu vì cô nịt bụng trong thời gian dài. Sau khi sinh con xong, V. mới gọi điện về nhà nói với bố mẹ. Khi bố mẹ V. lên đến nơi thì V. đã bỏ đứa con ấy đi chẳng thể tìm lại được nữa. Cô đã khóc rất nhiều với mẹ và nói rằng "sợ không thể nuôi được, sợ phải làm mẹ, sợ bị bạn bè cười", chuyên gia tâm lý Vera Tuệ An kể lại.
Ám ảnh quá khứ vì từng bỏ con.
Sau quãng thời gian đó, V. như rơi vào trạng thái khác. Cô không nói chuyện, giao lưu với những người xung quanh, kẻ cả mẹ mình. Đêm nào cô cũng khóc vì ám ảnh đứa bé tội nghiệp bị cô bỏ đi. Thậm chí có đêm cô còn gào khóc. Bố mẹ cô thấy vậy đã đưa con đi khám thì được bác sĩ kết luận cô bị trầm cảm, cần phải được điều trị.
"Cô ấy đã ổn định sức khỏe hơn trước rất nhiều, chỉ có điều tâm lý vẫn còn ảnh hưởng khá nặng nề. Những giấc ngủ của V. khá chập chờn vì quá khứ, những giấc mơ kỳ lạ khiến mắt cô ướt đẫm mà cô ấy chẳng thể hiểu được vì sao. Thậm chí, đến giờ cô ấy chẳng thể yêu, chẳng thể đến được với ai vì thấy tội lỗi. Cứ mỗi khi nhắc đến quá khứ là cô ấy chỉ khóc.
Chính vì thế, chúng tôi cần giúp cô ấy tha thứ cho quá khứ của chính bản thân mình. Chỉ có cách đối diện và dám nhìn nhận mọi chuyện thì mới có thể xua đi được những gì đã xảy ra. Có thể, cô ấy không phải người mẹ độc ác nhưng cô ấy bị rối loạn, ảnh hưởng đến tinh thần mới hành động dại dột như vậy", chuyên gia tâm lý Vera Tuệ An cho biết.
Chuyên gia tâm lý Vera Tuệ An.
Cũng theo chuyên gia tâm lý Vera Tuệ An, chị đã gặp không ít những câu chuyện đau lòng. Đa phần những cô gái tìm đến trung tâm sau khi đã bỏ thai là sinh viên, họ chưa có nhiều kỹ năng sống và hiểu biết về tiền hôn nhân. Tâm lý của những cô gái này sau đó rất bị ảnh hưởng. Người thì giấu mình trong một thời gian dài. Người dù lập gia đình nhưng luôn bị ám ảnh bởi quá khứ, những lỗi lầm mà mình đã gây ra.
Chính vì thế, ở mỗi lứa tuổi khác nhau, cần xác định rõ mối quan hệ của chính bản thân mình. Sau đó hãy trang bị cho mình một kỹ năng sống thật hiệu quả. Hãy dám chịu trách nhiệm trước những việc mà mình đã làm.
Mai Thu
Theo nguoiduatin.vn
Đang dọa vợ: "Không cẩn thận là tôi tống cô về nơi sản xuất" thì bố vợ bất ngờ đi vào "thả" nhẹ một câu khiến chàng rể run bắn Đúng lúc ấy bố vợ Nam xuống chơi, đứng ngoài cửa ông nghe hết câu chuyện mới hắng giọng đi vào, nhẹ nhàng nói với con rể... Hiểu tính chồng gia trưởng, bảo thủ nên Hoài bảo sống bên Nam lúc nào cô cũng là người phải nhẫn nhịn. Nhiều lúc mệt mỏi Hoài chỉ muốn buông xuôi cho nhẹ lòng song nghĩ...