Tôi tiết kiệm được 1,7 tỷ đồng sau khi ngừng chi tiề.n cho 5 thứ này
Niềm vui nhất thời từ việc tiêu tiề.n thực chẳng thấm vào đâu so với cảm giác an tâm mà việc tiết kiệm mang lại.
Sau khi tiết kiệm được 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng), tôi thực sự hiểu rằng một số khoản chi tiêu hoàn toàn không phải là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Trước đây, tôi từng nghĩ có tiề.n thì nên tiêu, nếu có thể dùng tiề.n mua thứ gì đó để giải phóng sức lao động, hoặc mang lại niềm vui, thì đừng quá keo kiệt.
Tuy nhiên, khi bắt đầu có chút tiề.n tiết kiệm, nhận thức và quan điểm của tôi với tiề.n bạc đã dần thay đổi. Tôi nhận ra tiết kiệm là một loại trí tuệ, là hành vi mang lại niềm vui và sự an tâm bền vững hơn hẳn việc tiêu tiề.n.
Đặc biệt, sau khi cắt bỏ những khoản chi tiêu dưới đây, tôi rất ngạc nhiên khi thấy chất lượng cuộc sống không những không suy giảm, mà còn đủ đầy viên mãn hơn và quan trọng nhất là nhờ đó, tôi ngày càng tiết kiệm được nhiều tiề.n.
1 – Không sử dụng dịch vụ giao đồ ăn tận nhà
Dịch vụ giao đồ ăn tận nhà từng là chiếc phao cứu sinh của tôi trong những ngày bận rộn. Trước đây, tôi luôn cảm thấy việc gọi đồ mang về thật quá tiện lợi, vừa tiết kiệm thời gian nấu nướng, vừa không tốn công đi lại.
Ảnh minh họa
Nhưng sau này, tôi nhận ra trên đời chẳng có gì tiện lợi mà lại miễn phí. Nếu tôi muốn tiết kiệm ít tiề.n, tôi buộc phải ngưng phụ thuộc vào các dịch vụ như giao đồ ăn về nhà. Tôi bắt đầu chuyển từ đặt 3 đơn/ngày, xuống còn 2 đơn/ngày và sau đó là 1 đơn/ngày. Khi không đặt đồ ăn, tôi sẽ tự nấu ăn, hoặc nếu không đủ rảnh để vào bếp, tôi sẽ tới trực tiếp quán ăn, dùng bữa tại đó hoặc tự mua đồ mang về nhà.
Trên thực tế, việc đặt đồ ăn giao về nhà không chỉ tốn tiề.n giao hàng, mà giá từng món ăn cũng bị tăng 2-5% so với giá dùng tại quán, hoặc tới trực tiếp quán mua về. Nhận ra điều đó và dần từ bỏ sự phụ thuộc vào dịch vụ giao đồ ăn tận nhà, tôi thấy cuộc sống cũng không bất tiện hơn là mấy, lại còn tiết kiệm được tiề.n.
2 – Tránh xa những thương hiệu cà phê nổi tiếng, đắt tiề.n
Trước đây, tôi có thói quen bắt đầu ngày mới bằng việc ghé vào 1 tiệm cà phê có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, mua một ly capuchino hoặc americano có giá vài chục NDT (khoảng 100-140 nghìn đồng) và mang tới công ty, vừa làm, vừa nhâm nhi.
Thói quen ấy đã được tôi duy trì nhiều năm, số tiề.n dành để mua cà phê cũng lên tới vài triệu NDT. Và sau 1 lần thử uống cà phê của 1 tiệm nhỏ ven đường – quán chẳng có thương hiệu nổi tiếng, tôi nhận ra chất lượng của ly cà phê vài tệ hoàn toàn không thua kém chất lượng của ly cà phê có giá vài chục NDT.
Video đang HOT
Hóa ra, trước đây, tôi đã bỏ tiề.n để mua thương hiệu, chứ chẳng phải mua cà phê. Điều này thực sự rất lãng phí! Nếu chỉ cần một ly cà phê để đầu óc tỉnh táo, tin tôi đi, hãy ghé những tiệm cà phê nhỏ, không cần nổi tiếng; hoặc thậm chí, tự mua cà phê về xay và pha, bạn sẽ tiết kiệm được khối tiề.n.
3 – Từ chối những cuộc gặp mặt vô thưởng vô phạt
Thú thực, tôi là người ham vui, trước đây hay bây giờ đều vậy. Nhưng càng trưởng thành, càng có trải nghiệm sâu sắc về các mối quan hệ trong cuộc sống, tôi càng nhận ra tầm quan trọng của việc biết “nói không” với những cuộc gặp gỡ, cuộc hẹn không mang lại giá trị gì. Hoặc nói cách khác, dù vẫn là người ham vui, nhưng giờ đây, tôi chỉ gặp gỡ những người mình thực sự thân thiết và muốn gắn bó; thay vì cuộc vui nào cũng có mặt như trước kia.
Ảnh minh họa
Tất cả những khoản chi ấy, nếu là để xây dựng, gắn kết một mối quan hệ thân thiết, thì hoàn toàn xứng đáng; còn với những mối quan hệ có cũng như không, mất cũng chẳng sao, tôi cho rằng, như vậy lại là rất lãng phí.
4 – Tránh xa thời trang nhanh
Tôi nghĩ rằng đồ ăn nhanh và thời trang nhanh là 2 thứ có rất nhiều điểm tương đồng. Một thứ ngon nhưng không tốt cho sức khỏe về lâu về dài, một thứ rẻ nhưng không tốt cho túi tiề.n và cả môi trường về lâu về dài.
Thời trang nhanh, hay nói cách khác là quần áo giá rẻ, thực sự từng là ưu tiên trong toplist những mặt hàng yêu thích của tôi, đơn giản vì chúng rẻ, mẫu mã còn rất đa dạng. Nhưng càng mua, càng dùng, tôi càng thấy thất vọng. Chúng bai nhão, ngả màu chỉ sau vài lần giặt máy nên thành ra rẻ lại hóa đắt, vì độ bền không cao.
Ảnh minh họa
Thay vì chi tiề.n để mua nhiều món đồ giá rẻ, vẫn với số tiề.n ấy, tôi dùng để mua 1-2 món đồ chất lượng tốt. Như vậy, tủ đồ vừa gọn gàng, mà không sợ mặc vài lần đã bỏ.
5 – Từ bỏ phòng tập gym, yoga 5 sao
Không gian tập luyện sang xịn mịn, có phòng tắm và phòng xông hơi sạch như li như lau là những yếu tố thuyết phục tôi chi tiề.n triệu để mua thẻ tập theo năm. Nhưng cuối cùng, tôi nhận ra tất cả những gì mình cần là 1 chiếc máy chạy bộ, vài quả tạ và 1 tấm thảm sạch. Còn phòng tắm hay phòng xông hơi, họa hoằn lắm, tôi mới dùng 1-2 lần trong suốt cả 1 năm.
Trong khi đó, giá thẻ tập ở những phòng tập được quảng cáo là chất lượng 5 sao thường đắt gấp 3-4 lần giá thẻ tập ở những phòng tập bình dân. Nhu cầu không nhiều, cũng chẳng ham chụp ảnh sống ảo, nên tôi chuyển sang tập luyện ở 1 phòng tập bình dân. Tôi chi ít tiề.n hơn cho việc tập thể dục và vận động cải thiện sức khỏe, nhưng sức khỏe của tôi vẫn được đảm bảo, hoàn toàn không có thay đổi nào tiêu cực.
Thu nhập 19 triệu/tháng ở TP. Vinh, chi tiêu cho gia đình 4 người mà không tiết kiệm được bao nhiêu
Chi tiêu cho 1 gia đình 4 thành viên ở TP. Vinh sẽ như thế nào?
Mức chi phí ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM chắc chắn sẽ cao hơn những vùng nông thôn, tỉnh thành lân cận khác. Thế nhưng mức chi tiêu ở các thành phố khác thì sẽ như thế nào, liệu có "dễ thở" hơn không?
Mới đây, một mẹ bỉm đã đăng tải bài viết của mình trên nhóm hội quan tâm và chia sẻ về quản lý chi tiêu, bài viết nhận được khá nhiều quan tâm bởi mẹ bỉm này đang sinh sống và làm việc tại TP. Vinh.
Cụ thể gia đình cô gồm 2 vợ chồng và 2 con nhỏ. Tổng thu nhập của cả gia đình là 19 triệu đồng, trong đó lương vợ là 7 triệu đồng và lương của chồng là 12 triệu đồng.
Với mức thu nhập này, bảng kế hoạch chi tiêu của gia đình cô như sau:
1. Học phí con lớn (tiểu học): 1 triệu đồng
2. Học phí con nhỏ (mẫu giáo): 2,5 triệu đồng
3. Điện nước phí dịch vụ chung cư: 1,5 triệu đồng
4. Tiề.n ăn: 10 triệu đồng
Như vậy, mỗi tháng cô tiết kiệm được khoảng 4 đến 5 triệu đồng.
Mặc dù với ghi chép chi tiêu này thì có thể thấy mẹ bỉm này đang có kế hoạch chi tiêu khá hợp lý. Tiết kiệm được 4 đến 5 triệu mỗi tháng với thu nhập 19 triệu đã là niềm mơ ước của rất nhiều người rồi nhưng mẹ bỉm này vẫn muốn cân đối chi tiêu để có thể tiết kiệm được hơn nữa. Bên cạnh đó, cô cũng cho rằng việc phải chi đến 10 triệu/tháng cho khoản ăn uống là khá lãng phí.
Điều đáng nói, mẹ bỉm này chia sẻ rằng bản thân đã từng sống tại cả Hà Nội và TP.HCM và cô nhận thấy rằng chi tiêu ở TP. Vinh cũng đắt đỏ không hề kém gì so với 2 thành phố này.
Dưới phần bình luận, mọi sự chú ý không còn đặt vào việc mẹ bỉm này quản lý chi tiêu như thế nào nữa mà là chia sẻ về mức chi phí mỗi tháng ở TP. Vinh. Rất nhiều người cho rằng chi phí ở đây khá cao nhất là những khoản liên quan đến thực phẩm, ăn uống.
Dưới đây là 1 số gợi ý cho các mẹ bỉm đang sinh sống ở các thành phố có mức chi phí đắt đỏ có thể tiết kiệm được khá nhiều trong khâu đi chợ hàng ngày.
1. Đặt hạn mức số tiề.n đi chợ hàng tháng phù hợp với thu nhập của gia đình.
2. Lên kế hoạch thực đơn cho cả tuần.
3. Mua đúng và mua đủ để tránh bỏ phí nhưng lại thiếu dinh dưỡng.
4. Cân nhắc giá trước khi mua.
5. Đi chợ một lần cho cả ngày.
6. Tích cực săn các chương trình giảm giá.
7. Chế biến nhiều món ăn từ một nguyên liệu.
8. Đi chợ vào sáng sớm.
Mẫu thiết kế nhà lệch tầng 5x15 hiện đại Với kiến trúc độc đáo cùng cách bố trí hợp lý, nhà lệch tầng 5x15 hiện đại ngày càng được gia chủ ở khu vực thành thị ưa chuộng. Nhà lệch tầng là những căn nhà có phần sàn ở các tầng so le nhau, có độ cao chênh lệch nhất định. Với mẫu nhà này, thông thường giữa các tầng, không gian...