Tỏi tía chứa hoạt chất giúp tiêu nhanh mỡ bụng
Thành phần trong dầu tỏi tía chủ yếu là các hợp chất sun phít có chứa lưu huỳnh. Các chất này kích thích mạnh việc sử dụng năng lượng của toàn bộ cơ thể, tăng đốt cháy năng lượng dư thừa nên làm tiêu nhanh mỡ toàn thân, nhất là vùng bụng.
Tỏi tía tên khoa học là Allium sativum, là loại tỏi củ nhỏ, tép màu vàng, rất nhiều dầu, vị cay và thơm, chỉ có tại Việt Nam. Thành phần hoạt chất chính trong trong tỏi tía là các gốc sun phít dễ bay hơi (Allicin) được chứa trong các túi dầu nằm sâu trong tép tỏi. Theo các chuyên gia, những chất này có hoạt tính mạnh như ngăn cản tổng hợp cholesterol trực tiếp tại gan, tăng tính thấm của màng tế bào, nhũ hoá chất béo trong máu… do vậy làm sạch mỡ gan nhanh và hạ mỡ trong máu.
Ngoài ra, dầu tỏi tía cũng giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể, kích thích hệ thần kinh giải phóng hormone adrenalin, từ đó làm tăng quá trình trao đổi chất và tăng chuyển hóa của cơ thể, giúp đốt cháy calo và giảm cân. Đồng thời, nó còn có tác dụng ngăn chặn sự lắng đọng chất béo thành các mảng mỡ thừa dưới da, giảm sự tích tụ những mảng chất béo mới hình thành trong cơ thể đến 40%.
Vùng bụng ít cơ và ít chịu tác động trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, do vậy việc đốt cháy năng lượng tại chỗ thấp hơn các vùng khác của cơ thể như đùi, tay, chân, lưng… Hoạt chất sun phít trong dầu tỏi kích thích mạnh việc sử dụng năng lượng của toàn bộ cơ thể, tăng đốt cháy năng lượng dư thừa nên làm tiêu nhanh mỡ toàn thân, nhất là vùng bụng.
Mặc dù tỏi tía rất tốt cho sức khỏe, nhưng đa số người dùng vẫn chưa biết cách sử dụng đúng loại gia vị thuốc này. Thói quen dùng tỏi làm gia vị chiên, xào cùng thức ăn làm mất đi phần lớn hoạt chất quý. Ăn tỏi tía sống cũng không hiệu quả vì chất Allicin chỉ có tác dụng khi được chuyển thành Allicin dưới tác dụng của men trong tép tỏi. Hơn nữa dùng tỏi sống mùi rất khó chịu và gây kích ứng dạ dày mạnh, dùng lâu gây giảm thị lực.
Cách dùng hiệu quả là ngâm tỏi với rượu hoặc giấm, uống hằng ngày hoặc chiết lấy các thành phần sinh học có trong tép tỏi. Do tỏi kích thích hô hấp mạnh, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi nên việc dùng dầu tỏi trước khi đi ngủ sẽ giúp có giấc ngủ sâu, hô hấp mạnh trong khi ngủ giúp thau rửa các khí cặn bã ở đáy phổi. Trong các trường hợp ho, viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp… dùng tỏi kết hợp với kháng sinh trị liệu nhanh khỏi và hồi phục tốt hơn.
Video đang HOT
Tại Việt Nam, viên dầu tỏi tía có tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, giảm béo bụng, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, cảm cúm và ho dai dẳng, đặc biệt rất an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Viên dầu tỏi nên được uống trước khi đi ngủ để kích thích hô hấp, làm sạch phổi và giữ ấm cơ thể, khi ngủ dậy cơ thể thường có cảm giác nhẹ nhõm, rất sảng khoái.
Phương Thảo
Theo VNE
9 thói quen xấu làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể
Hãy hạn chế những thói quen xấu sau đây để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy calo của cơ thể.
Mỗi tế bào trong cơ thể đều đóng một vai trò nhất định trong quá trình chuyển hóa năng lượng - biến thực phẩm bạn ăn thành năng lượng để duy trì nhịp đập của trái tim, hô hấp của phổi, và sự vận động của cơ bắp. Sự trao đổi chất diễn ra càng nhanh, lượng calo đốt cháy càng nhiều, giúp cho cơ thể luôn gọn gàng, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Do đó, hãy hạn chế những thói quen xấu sau đây để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy calo của cơ thể:
1. Những bữa ăn không theo giờ giấc
Một nghiên cứu của trường Đại học Hebrew năm 2012 cho thấy, những con chuột được nuôi bằng thực phẩm có độ béo cao nhưng không theo giờ giấc khoa học sẽ tăng cân nhanh hơn những con chuột ăn một chế độ tương tự nhưng lịch trình ăn đều đặn. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc ăn đúng bữa hàng ngày sẽ giúp tạo thói quen cho cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn giữa các bữa ăn.
2. Ngủ quá ít
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy những người ngủ ít có xu hướng di chuyển ít hơn vào ngày hôm sau, có nghĩa là cơ thể họ sẽ đốt cháy ít calo hơn bình thường. Nghiêm trọng hơn, theo các nhà nghiên cứu Đức và Thụy Điển: mất ngủ thực sự làm giảm lượng năng lượng mà cơ thể sử dụng ở các bộ phận khác của cơ thể, do đó, làm chậm quá trình chuyển hóa năng lượng tổng thể, khiến cơ thể cảm thấy yếu ớt.
3. Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng
Mỗi tháng bạn đều bị mất đi một lượng máu trong cơ thể, đồng nghĩa với mất đi một lượng chất sắt nhất định. Sắt giúp mang oxy đến các cơ bắp, nên nếu nồng độ sắt giảm xuống quá thấp, cơ bắp sẽ không có đủ oxy để duy trì hoạt động, năng lượng sẽ sụt giảm, và sự trao đổi chất của bạn sẽ rời rạc, yếu ớt.
4. Ăn quá ít
Khi bạn lờ đi việc cung cấp đủ calo để giảm cân, cơ thể bạn chuyển sang chế độ đói, do đó sẽ làm chậm tốc độ trao đổi chất của cơ thể để tiết kiệm năng lượng.
5. Ngồi quá lâu
Chỉ cần cơ thể cố định trong 20 phút ở bất kỳ vị trí nào cũng đủ để ức chế sự trao đổi chất của bạn. Do đó, đừng ngồi quá lâu, nhất là những người làm việc văn phòng, thỉnh thoảng hãy đứng dậy đi lại, vận động cho thoải mái, vừa thư giãn tinh thần mà lại có lợi cho sức khỏe của bạn.
6. Không nạp đủ canxi
Thêm một lý do nữa để uống sữa hàng ngày: Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chuyển hóa chất béo trong cơ thể, quyết định việc cơ thể sẽ đốt cháy calo hay chuyển chúng thành chất béo để lưu trữ. Một chế độ ăn uống giàu canxi có thể giúp bạn đốt cháy nhiều chất béo, đó là kết luận của Viện dinh dưỡng Đại học Tennessee, Knoxville.
7. Cơ thể bị mất nước
Tất cả các quá trình liên quan đến tế bào của cơ thể, bao gồm cả sự trao đổi chất, đều phụ thuộc chặt chẽ vào nước. Nếu bạn bị mất nước, cơ thể có khả năng sẽ đốt cháy ít đi 2% lượng calo, do đó làm chậm quá trình trao đổi chất lại, đó là kết luận của các nhà nghiên cứu tại Đại học Utah.
8. Bỏ qua bữa ăn sáng
Khi bạn bỏ lỡ bữa ăn sáng, cơ thể không chỉ đòi hỏi được ăn nhiều hơn vào bữa trưa mà còn đốt cháy calo chậm hơn, do đó khả năng chuyển hóa năng lượng cũng kém đi. Đó là lý do một nghiên cứu trên Tạp chí Dịch tễ học Mỹ cho thấy những người bỏ qua bữa ăn sáng sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn 4,5 lần so với bình thường.
9. Hội chứng thay đổi múi giờ
Đồng hồ sinh học trong cơ thể trực tiếp kiểm soát các tế bào có nhiệm vụ tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Một khi nhịp sinh học này bị phá vỡ, ví dụ như khi di chuyển từ múi thời gian này sang múi thời gian khác, các tế bào sẽ không hoạt động đúng cách nữa và sự trao đổi chất sẽ bị ảnh hưởng xấu, theo như các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Biểu sinh và Chuyển hóa tại Đại học California, Irvine.
Theo Trí Thức Trẻ
Cảnh giác với những biến chứng của đái tháo đường Các biến chứng của bệnh đái tháo đường diễn ra âm thầm nên người bệnh thường chủ quan không để ý. Chỉ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rõ rệt thì mới đi khám bệnh, lúc đó việc điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém. Theo PGS. TS. Nguyễn Nhược Kim, Trưởng khoa Y học cổ truyền Đại học...