Tối thiểu 75.000 tỉ đồng để giảm nghèo giai đoạn tới
Tối 18-1, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 với ngân sách tối thiểu 75.000 tỉ đồng.
Các chương trình, dự án cụ thể được kỳ vọng giúp công tác giảm nghèo giai đoạn tới đạt nhiều thành tựu, khắc phục hạn chế giai đoạn trước
Nguồn lực tối thiểu 75.000 tỉ đồng
Mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì ở mức giảm 1-1,5%/năm. Tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm.
Phấn đấu 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Tỉ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm.
Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tối thiểu 75.000 tỉ đồng. Vốn ngân sách trung ương chiếm 64%, tương đương 48.000 tỉ đồng. Vốn ngân sách địa phương là gần 12.700 tỉ đồng, còn lại huy động nguồn lực hợp pháp khác.
Đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, xu thế đô thị hóa, xu hướng già hóa dân số, chênh lệch về thu nhập và mức sống, tình trạng di cư lao động đặt ra những thách thức rất lớn đối với người nghèo trong tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập…
Ông Tô Đức – chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo
Chương trình “cần thiết, cấp bách”
Video đang HOT
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 18-1, ông Tô Đức – chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo – cho biết: “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là rất cần thiết, cấp bách”.
Bởi lẽ, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 còn hạn chế khi nhiều huyện nghèo, xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo chưa thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Các địa phương này là vùng “lõi nghèo”, có địa hình hiểm trở, kinh tế – xã hội và cơ sở hạ tầng còn khó khăn, đặc biệt là tỉ lệ hộ nghèo cao. Một số nơi có tỉ lệ hộ nghèo còn trên 40% như huyện Mường Nhé (Điện Biên), huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) hay huyện Đồng Văn ( Hà Giang)…
Ông Tô Đức nhận định kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững tại một số địa phương; tỉ lệ tái nghèo, tỉ lệ hộ nghèo phát sinh còn cao do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, ốm đau.
Bên cạnh đó, phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo sống ở vùng nông thôn, có sinh kế, thu nhập không bền vững; thiếu kỹ năng nghề nghiệp…
Trong giai đoạn 2016-2020, nguồn lực đầu tư giảm nghèo còn dàn trải, chưa đáp ứng thực tiễn. Nhiều công trình phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội ở địa bàn nghèo có quy mô nhỏ nên hiệu quả sử dụng, tác động đến đời sống dân sinh, phục vụ sản xuất còn hạn chế.
Giai đoạn tới, công tác giảm nghèo sẽ tập trung nguồn lực lớn để giải quyết. Hai giải pháp trọng tâm là đầu tư nâng cao năng lực cho người nghèo thoát nghèo bền vững; đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho vùng lõi nghèo phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, liên kết vùng.
Ước tính đến tháng 1-2022, cả nước có khoảng 16,6% hộ dân có thu nhập dưới mức sống tối thiểu (khoảng 4,47 triệu hộ), trong đó tỉ lệ hộ nghèo là 10,83%, tỉ lệ hộ cận nghèo là 5,77%.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có nhiều chỉ tiêu như:
- Giảm 50% số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều;
- Ít nhất 100.000 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn có việc làm mới;
- Khoảng 5.700 lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…
Tổng Bí thư: Việc hỗ trợ người dân trong đại dịch có hiệu quả thiết thực
"Các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh có hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực tiếp tục bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân", Tổng Bí thư nói.
Ngày 5/1/2022, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, vào những thời điểm khó khăn, thử thách gay gắt nhất của dịch bệnh, tinh thần đại đoàn kết của toàn dân tộc ta lại càng được phát huy mạnh mẽ.
Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch (y tế, quân đội, công an, tổ Covid cộng đồng,...) đã bám sát địa bàn, không ngại gian khổ, hiểm nguy, ngày đêm làm việc với tinh thần "tất cả vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân".
Tổng Bí thư nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 là thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân, người lao động (Ảnh: Nhật Bắc).
Các cấp ủy Đảng, chính quyền và lực lượng chức năng ở cơ sở đã "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để trực tiếp kiểm tra, động viên, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống cho người dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội... trong và ngoài nước đã có nhiều sáng kiến, việc làm cụ thể, thiết thực tham gia công tác phòng, chống dịch.
"Những nỗ lực và kết quả đó đã góp phần tiếp tục củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Theo Tổng Bí thư, trong năm qua, các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh đã được triển khai đồng bộ, có hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực tiếp tục bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công; công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân tiếp tục được quan tâm.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 được Tổng Bí thư đề cập đến đó là thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn. Chăm lo đời sống người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Lo an sinh xã hội cho 42,8 triệu người
Sau khi lắng nghe phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phát biểu của Tổng Bí thư đã cổ vũ, động viên, chia sẻ, truyền cảm hứng, truyền năng lượng cho Chính phủ, chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị, đồng thời chứa đựng tình cảm sâu sắc và cả những băn khoăn, trăn trở, thể hiện sự mong đợi, kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, là nguồn động viên, cổ vũ, khích lệ to lớn và là những định hướng, gợi mở, chỉ đạo quan trọng, sát sao, toàn diện, xuyên suốt của Đảng ta.
Tập thể Chính phủ, từng thành viên Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương sẽ lĩnh hội đầy đủ, quán triệt sâu sắc và triển khai nghiêm túc, hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư bằng những chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ, hành động thiết thực, cụ thể.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm 2021, chúng ta tổ chức lo an sinh xã hội cho 42,8 triệu người (Ảnh: Nhật Bắc).
"Năm 2021 có thể nói là năm có nhiều khó khăn, thách thức nhưng kết quả đạt được là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, như đồng chí Tổng Bí thư đã căn dặn, chúng ta tuyệt nhiên không được chủ quan, thỏa mãn mà phải khắc phục ngay, hiệu quả những tồn tại, hạn chế, yếu kém...", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, một trong 10 điểm sáng của năm 2021 là đã dành gần 71,5 nghìn tỷ đồng hỗ trợ 742 nghìn lượt người sử dụng lao động, 42,8 triệu người lao động; xuất cấp trên 158 nghìn tấn gạo hỗ trợ người dân gặp khó khăn.
"Những năm trước, mỗi năm, bình thường chúng ta cố gắng làm an sinh xã hội nhiều nhất cho 1 triệu người, đã thấy khó khăn. Năm nay chúng ta tổ chức lo an sinh xã hội cho 42,8 triệu người trong thời gian kéo dài với khối lượng công việc rất gấp rút, "đường dài nhưng tốc độ phải nhanh". Đây là nỗ lực của cả hệ thống chính trị", Thủ tướng nêu rõ.
Nguyên nhân cơ bản của những kết quả đạt được, theo Thủ tướng là nhờ sự đoàn kết, thống nhất dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự giám sát và đồng hành quyết liệt của Quốc hội, sự nỗ lực, cố gắng của Chính phủ, chính quyền địa phương, cùng với sự vào cuộc, đồng lòng chung sức vượt qua khó khăn, thách thức của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và của toàn dân.
Một trong những nhiệm vụ trong năm 2022 được Thủ tướng kết luận tại hội nghị là việc bảo đảm an sinh xã hội, an dân; khôi phục và ổn định thị trường lao động, cơ cấu lại lực lượng lao động và nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân. "Không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Thủ tướng nhấn mạnh đến việc tiếp tục rà soát, ban hành và triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; triển khai các giải pháp phục hồi thị trường lao động. Triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, nông thôn mới, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thực hiện tốt các chính sách người có công, bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện để mọi người dân đều có Tết an lành.
Người vùng cao vươn lên làm giàu nhờ cây thạch đen Cùng với cây hồi, thạch đen là cây trồng chủ lực của huyện Thạch An (Cao Bằng), giúp người dân vùng cao từng bước giảm nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhiều hộ dân xã Trọng Con, huyện Thạch An có thu nhập cao từ trồng cây thạch đen. Ảnh: C.H. Thu nhập cao gấp nhiều lần trồng ngô, lúa Xã Trọng...