Tối thiểu 100 tỷ đồng mới được thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp, trong đó quy định điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
Theo đó, điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm: Có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam; Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư).
Ngoài ra, phải có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
Đặc biệt, vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau: Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 5 tỷ đồng; đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng; đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.
Video đang HOT
Về chương trình đào tạo Nghị định quy định, chương trình đào tạo dự kiến phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật giáo dục nghề nghiệp; không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo của Việt Nam;
Chương trình đào tạo của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định; các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đồng thời, có dự kiến cụ thể về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 143/2016/NĐ – CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và Nghị định này.
Nghị định cũng quy định cụ thể điều kiện cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài gồm: Có đề án thành lập phân hiệu, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên gọi, phạm vi hoạt động; kế hoạch xây dựng, phát triển và ngành, nghề, trình độ, quy mô đào tạo tương ứng với từng giai đoạn phát triển phân hiệu và các minh chứng kèm theo.
Cần có hợp đồng hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất phù hợp và ổn định trong thời gian ít nhất là 05 năm; mức đầu tư ít nhất phải đạt 25% các mức: với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 5 tỷ đồng; đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng; đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/3/2019.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Nhiều nơi sáp nhập trường nghề ồ ạt
Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là một chủ trương lớn, nhưng vừa qua nhiều nơi sáp nhập trường nghề ồ ạt, không tính đến hệ lụy về sau.
Học sinh Đồng Tháp tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2018 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Trường ĐH Đồng Tháp sáng 24-3-2018 - Ảnh: CHÍ QUỐC
Ông Vũ Xuân Hùng - vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) - đã chia sẻ thực trạng này tại hội nghị "Người sử dụng lao động 2018 - Hợp tác doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo và tuyển dụng" ngày 21-11.
Hội nghị do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức.
Đứng ở vai trò một cơ sở đào tạo, ông Bùi Văn Dũng - hiệu trưởng Trường CĐ nghề Xây dựng - dẫn nghị quyết 19 đã đặt ra yêu cầu: "Sáp nhập trường trung cấp vào trường CĐ, giải thể các trường trung cấp, CĐ hoạt động không hiệu quả", "về cơ bản, trên địa bàn cấp tỉnh chỉ còn một đầu mối đào tạo nghề công lập" và đặt câu hỏi bộ có tính đến phương án chuyển một số trường về doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đủ năng lực và sẵn sàng tiếp quản?
Đáp lại, ông Vũ Xuân Hùng cho biết quy hoạch mạng lưới là việc lớn, không thể vội vã. Song hiện nay, theo phát biểu của một số địa phương thì thấy một số nơi có biểu hiện "bệnh thành tích", sáp nhập ồ ạt, không tính đến hệ lụy về sau.
Theo ông Hùng, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là một chủ trương lớn, nhưng không thể áp dụng chung một công thức cho tất cả các tỉnh, không phải cứ trung cấp là sáp nhập với CĐ, không phải cứ trường kém thì sáp nhập, mà thậm chí có thể bị giải thể.
Riêng việc đưa các trường về doanh nghiệp cũng không phải là bài toán đơn giản vì một số trường nghề đang thuộc doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp lại muốn đẩy sang các bộ, ngành...
Vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH đang hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng tinh thần nghị quyết, tránh làm ồ ạt, không giải quyết được những hệ lụy sau này.
Theo tuoitre
Sẽ có quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Thông tư "Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp". Ảnh minh họa/internet Thông tư này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp có thực hiện chương trình đào tạo...