Tôi thấy xếp hạng giáo viên dựa vào hồ sơ, chẳng căn cứ vào năng lực hiệu quả

Theo dõi VGT trên

Giáo viên làm tốt nhiệm vụ thì được khen thưởng tương xứng với hiệu quả đạt được không nhất thiết chia “hạng” giáo viên như hiện nay.

Bài viết “Mong muốn nhất của giáo viên nếu Bộ sửa thông tư xếp hạng là bỏ xếp hạng” của tác giả Sơn Quang Huyến được đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 5/6/2021 đã nhận được sự quan tâm rất lớn của bạn đọc.

Nhiều bình luận, chia sẻ tán đồng với quan điểm “Mong muốn nhất của giáo viên nếu Bộ sửa thông tư xếp hạng là bỏ xếp hạng” trong bài viết.

Tôi rất tán đồng với các lý do phải kiến nghị bỏ xếp hạng giáo viên trong bài viết tác giả Sơn Quang Huyến như sau:

Thứ nhất : Xếp hạng giáo viên trong các Thông tư số: 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV cho đến hiện nay trong Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT đều không phản ánh đúng năng lực thực sự của giáo viên.

Thứ hai : Hạng giáo viên trong các Thông tư số: 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV cho đến hiện nay trong Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT đều được xếp dựa trên “hồ sơ đẹp”, không có tác dụng với việc “ dạy thật, học thật, thi thật, nhân tài thật”.

Thứ ba : Bỏ xếp hạng giáo viên, đồng nghĩa với việc bỏ tiêu chí quy định đạo đức mỗi hạng giáo viên. Không thể giáo viên hạng cao sẽ có đạo đức cao hơn, tốt hơn giáo viên hạng thấp, vấn đề này đã bị dư luận phản đối kịch liệt trên các diễn đàn.

Thứ tư : Nghị quyết số 27/NQ-TW đang hướng đến trả lương theo vị trí việc làm, với giáo viên có ba vị trí việc làm cơ bản: Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng; Giáo viên.

Như vậy, việc xếp hạng giáo viên sẽ bị bãi bỏ khi Chính phủ thực hiện trả lương theo vị trí việc làm.”

Tôi thấy xếp hạng giáo viên dựa vào hồ sơ, chẳng căn cứ vào năng lực hiệu quả - Hình 1

(Ảnh minh hoạ: Lã Tiến)

Bổ sung thêm các lý do đề nghị bỏ xếp hạng giáo viên

Người viết rất tán đồng, đồng ý với quan điểm của tác giả Sơn Quang Huyến và mong khi sửa đổi lần này nên bỏ chia hạng giáo viên, dù muộn còn hơn không và xin được bổ sung các lý do phải bỏ xếp hạng giáo viên như sau:

Thứ năm : Bỏ xếp hạng sẽ bỏ hầu hết bất cập của việc có trình độ hưởng lương đại học hưởng lương trung cấp, bỏ bất cập của thăng hạng, giáng hạng, xếp lương, bãi bỏ bất công khi có giáo viên mới ra trường chưa có cống hiến sẽ được xếp lương cao hơn giáo viên có thâm niên khi mà chưa xác định được hiệu quả cụ thể, bỏ bớt bất công khi người làm việc không hiệu quả nhận lương cao hơn giáo viên làm việc có hiệu quả,…

Thứ sáu : Chia hạng giáo viên tức là phân “đẳng cấp” nhà giáo, nhà giáo hạng I sẽ có “đẳng cấp” cao hơn giáo viên hạng III, IV hay nói đúng hơn là “bề trên” của giáo viên hạng thấp hơn; phụ huynh cũng xem thường giáo viên hạng thấp hơn; liệu họ có cho con mình học với giáo viên hạng III, IV khi thực chất tại trường học thì điều đó không có gì khẳng định, vô hình trung tạo sự bất công, bất hợp lý, rắc rối, phức tạp hơn,…

Video đang HOT

Cái này là bất cập lớn nhất của việc chia “hạng” giáo viên hiện nay, người dân không tin tưởng giáo viên hạng thấp thì giáo viên hạng thấp sẽ dạy ra sao?

Thứ bảy : Nhiều tiêu cực khi chia hạng giáo viên

Khi xếp giáo viên các hạng I, II thì đi kèm với tiêu chuẩn, điều kiện kèm theo như các chứng chỉ, bằng cấp, chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi, làm báo cáo,… nên dễ phát sinh các tiêu cực, có người chỉ lo làm “đẹp” hồ sơ thông qua các quan hệ quen biết, tiêu cực,… nên hiệu quả không cao.

Có tình trạng “chạy” giấy khen, chứng chỉ để làm đẹp hồ sơ để được thăng hạng.

Thứ tám : Giáo viên hạng cao không có chế tài khi không hoàn thành nhiệm vụ

Khi đã “leo” lên được hạng cao, giáo viên bắt đầu thờ ơ, làm việc không hiệu quả vẫn nghiễm nhiên hưởng lương cao hơn, trong khi giáo viên hạng thấp dù có cố gắng cũng rất khó thăng hạng, giáo viên hạng cao không bao giờ bị “xuống hạng” cho dù có bị kỷ luật, không hoàn thành nhiệm vụ.

Thật ra việc chia hạng hiện nay vô cùng bất công, vì ở thời điểm năm 2015 khi mà các Thông tư 20, 21, 22, 23/2015 ra đời thì việc chuyển xếp lương rất bất cập, ở bậc trung học cơ sở theo quy định cứ là giáo viên đang hưởng lương đại học (có hệ số lương 2,34 đến 4,98) là được chuyển xếp giáo viên trung học cơ sở hạng II cũ (có hệ số lương tương đương 2,34 – 4,98) (không phân biệt bằng tại chức, chính quy, từ xa hay loại gì, không cần tiêu chuẩn gì) còn những giáo viên dù có giữ chức vụ gì hay đang có bằng cấp đại học hay thạc sĩ lúc đó cũng không được chuyển sang hạng 2 cũ.

Bất công này phát sinh bất công khác, những giáo viên được xếp hạng II cũ (hệ số lương 2,34 – 4,98) lại tiếp tục được chuyển sang hạng II mới (có hệ số lương 4,0 – 4,38), còn những giáo viên chưa được chuyển ở trên dù có trình độ gì, giữ chức vụ gì kể cả hiệu trưởng, có phấn đấu như thế nào cũng không được xếp hạng II mới vì trong Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT chỉ quy định chỉ những giáo viên hạng II cũ mới được chuyển sang hạng II mới (kèm các tiêu chuẩn).

Ở bậc mầm non, tiểu học cũng gặp nhiều trường hợp bất công như trên.

Thứ chín : Các trường hợp giáo viên “xuống hạng” ở các bậc học, khi thực hiện theo chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT xuất hiện các trường hợp bị “xuống hạng” khiến các giáo viên bức xúc như giáo viên không có bằng thạc sĩ thì từ hạng I cũ có thể xuống hạng II hoặc hạng III mới, tuy nhiên lại không có hướng dẫn xếp lương khi “xuống hạng”.

Mà giáo viên bị “tụt hạng”, “xuống hạng” thì uy tín cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều trong mắt đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh,…

Thứ mười : Thông tư chia “hạng” giáo viên mới vừa ban hành đã bộc lộ nhiều bất cập về xếp hạng, giữ hạng, xếp lương, thăng hạng, xuống hạng, bất cập về tiêu chuẩn và các tiêu chuẩn về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, mà mới nhất Bộ Nội vụ vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các chứng chỉ trên theo hướng cắt giảm, nên việc sửa đổi, thay thế các Thông tư trên là cần thiết.

Đề xuất giải pháp hiện nay

Rõ ràng chia “hạng” giáo viên để quản lý, trả lương đối với giáo dục là không phù hợp, bất công, bất cập nên nhất thiết phải được xem xét một cách cẩn trọng.

Người viết đồng tình với quan điểm của tác giả Sơn Quang Huyến tiếp tục tha thiết đề nghị cơ quan chức năng ở Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ xếp hạng giáo viên khi sửa đổi các quy định tại chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT.

Tuy nhiên, lúc này còn cả hàng ngàn giáo viên đang có trình độ đại học đang hưởng lương trung cấp, cao đẳng là quá thiệt thòi với họ trong thời gian qua, nếu dừng xếp hạng thì phải cho những giáo viên này được hưởng lương theo bằng cấp, trình độ đào tạo hiện nay của họ.

Bên cạnh đó, giáo viên làm tốt nhiệm vụ thì được khen thưởng tương xứng với hiệu quả đạt được không nhất thiết chia “hạng” giáo viên như hiện nay.

Do đó, người viết tha thiết kiến nghị Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo dừng xếp hạng giáo viên, cho giáo viên được hưởng lương theo bằng cấp, những giáo viên đang hưởng lương có hệ số lương cao hơn trình độ đào tạo như giáo viên hạng I cũ của trung học cơ sở hay hạng II của bậc trung học phổ thông (có hệ số lương 4,0 đến 6,38) thì được tiếp tục hưởng lương có hệ số trên không phải xuống hạng, tụt hạng gây bức xúc trong giáo viên.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Học thạc sĩ để nâng hạng: Giáo viên 'khó với'

Theo các thông tư mới về việc xếp hạng giáo viên, nhiều nhà quản lý và giáo viên cho rằng việc xét nâng hạng là rất khó, nhất là đối với giáo viên muốn giữ hoặc lên hạng I.

Không có bằng thạc sĩ sẽ tụt hạng

Vì chưa có bằng thạc sĩ, cô giáo H.A.P (giáo viên tại Hải Phòng) lo lắng không thể giữ hạng dù đã đủ điều kiện dự thi và thăng hạng giáo viên THPT hạng I từ năm 2012.

"Bản thân tôi từng là thành viên đoàn đánh giá ngoài của Sở GD-ĐT, từng là báo cáo viên của huyện về công tác chuyên môn và phương pháp mới trong dạy học; tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên các nhà trường trong toàn huyện; tham gia đánh giá các sản phẩm nghiên cứu khoa học cấp huyện; trực tiếp hướng dẫn các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp huyện, thành phố; tham gia ban giám khảo và ra đề trong các hội thi của giáo viên giỏi và học sinh giỏi cấp huyện; tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện và có nhiều giải cao.

Bên cạnh đó, tôi cũng có 15 năm đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 15 sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện và thành phố; là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố; 4 năm liền đạt cấp thành phố và cấp quốc gia cuộc thi dạy học theo chủ đề,... Do đó, với thông tư mới này, tôi vô cùng hoang mang vì rất có thể, chúng tôi sẽ phải quay trở về vạch xuất phát", cô P. nói.

Học thạc sĩ để nâng hạng: Giáo viên khó với - Hình 1

Đang là giáo viên THPT hạng I, thầy giáo L.M.T (Hà Nội) cho biết: "Chúng tôi vô cùng vui mừng vì đã dốc hết tâm huyết, sức lực, năng lực để đạt được vị trí của các giáo viên hạng I. Thời gian sau đó, rất nhiều thầy cô trong số chúng tôi đã giành được thành tích cao, đạt chiến sĩ thi đua, nhiều sáng kiến kinh nghiệm và bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi thành phố.

Nhưng giờ đây, chỉ vì thiếu bằng thạc sĩ, chúng tôi không đủ điều kiện để giữ hạng. Nhiều giáo viên lâu năm cũng phải ngậm ngùi vì bị tụt hạng do đã lớn tuổi, không thể đi học thạc sĩ bổ sung. Do vậy, chúng tôi rất mong có chế độ chính sách bổ sung", thầy T. kiến nghị.

Trong khi đó, với 20 năm đi dạy, một thầy giáo môn Lịch sử của trường THCS tại Quận 3, TP.HCM cho biết cả trường học nơi anh đang công tác không có ai là giáo viên hạng I, kể cả hiệu trưởng và hiệu phó.

"Lâu nay, giáo viên khá mù mờ thông tin về hạng, ngạch nên bây giờ khi có thông tư mới, đa phần đều cảm thấy bối rối" - giáo viên này cho biết thêm.

Trao đổi với VietNamNet , một hiệu trưởng cho hay, việc nâng chuẩn giáo viên là theo quy định của Luật Giáo dục. Vì vậy, thông tư của Bộ GD-ĐT nâng chuẩn với giáo viên là điều dễ hiểu.

"Nhiều giáo viên thấy không công bằng khi lâu nay đang giữ hạng I, nhưng giờ không có bằng thạc sĩ bị xếp hạng II như những người khác nên không bằng lòng" - vị hiệu trưởng này nói.

Một trưởng phòng giáo dục ở tỉnh Hà Nam cũng nhận định, hạng I có yêu cầu cao hơn là đúng với yêu cầu thực tế.

"Tuy nhiên, với những giáo viên trước đây đã công nhận cho người ta hạng I mà giờ hạ xuống hạng II thì tâm lý giáo viên sẽ không thoải mái lắm".

Nhiệm vụ giáo viên: Không thực tế?

Có gần 40 năm công tác trong ngành giáo dục, TS Nguyễn Hoàng Chương cho biết khi đọc Điều 5, Chương II (Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT ngày 2/2/2021) - tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I, ông thấy rằng có một số nhiệm vụ có yêu cầu cao nhưng không thực tế.

Học thạc sĩ để nâng hạng: Giáo viên khó với - Hình 2

Nhiệm vụ của giáo viên THPT hạng I

"Ngoài nhiệm vụ của giáo viên THPT hạng II, giáo viên THPT hạng I có thêm 7 nhiệm vụ nữa. Các nhiệm vụ này yêu cầu cao nhưng không thực tế. Chẳng hạn như: Tham gia biên soạn hoặc thẩm định hoặc lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu giáo dục tại địa phương hoặc các tài liệu dạy học khác và tài liệu bồi dưỡng giáo viên; Chủ trì các nội dung bồi dưỡng, hướng dẫn đồng nghiệp triển khai chủ trương, nội dung đổi mới của ngành hoặc sinh hoạt chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên; Tham gia ban tổ chức hoặc ban giám khảo hoặc ban ra đề trong các hội thi của giáo viên từ cấp tỉnh trở lên" - TS Chương liệt kê.

Cùng nhận định với TS Chương, hiệu trưởng một trường THPT cho biết: "Tôi công tác qua cả hai lần thay SGK gần đây nhất, nhưng làm gì có cơ hội "Tham gia biên soạn hoặc thẩm định hoặc lựa chọn sách giáo khoa". Trước đây, SGK do Bộ GD-ĐT biên soạn. Còn vừa qua, có nhiều nhóm tham gia soạn SGK theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, họ cũng có mời một số giáo viên tham gia nhưng số lượng rất ít, giáo viên thành phố còn chẳng mấy người có cơ hội".

Học thạc sĩ để nâng hạng: Giáo viên khó với - Hình 3

Nhiệm vụ của giáo viên THCS hạng I

Theo TS Nguyễn Hoàng Chương, nhà giáo trước hết phải dạy tốt, truyền được cảm xúc cho người học, là tấm gương sáng cho đồng nghiệp, được phụ huynh tin yêu. Tuy nhiên, theo ông, rất tiếc là nội dung nhiệm vụ đối với giáo viên hạng I ở các cấp còn nặng về thành tích, chưa làm toát lên giá trị cần có ở học đường - kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.

Học thạc sĩ để nâng hạng: Giáo viên khó với - Hình 4

Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng I

"Quy định để đạt hạng I tạo áp lực nặng nề cho giáo viên, cán bộ quản lý - phải thế này, phải thế kia..., e rằng khó kích hoạt năng lượng tích cực. Rất nhiều từ 'có', 'tham gia', 'được' tại các khoản của Điều 5 trong các thông tư đưa lại cảm nhận toàn diện đến độ xơ cứng, rập khuôn. Trong khi đó, đối với nghề dạy học, vượt lên tất cả đó là lòng yêu nghề, sự tận tụy, sự thấu cảm của người dạy, người học".

"Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục luôn phải tự học để thay đổi, nhưng với những quy định để đạt được giáo viên hạng I ở các cấp, liệu có tạo ra thay đổi như mong muốn?" - TS Nguyễn Hoàng Chương trăn trở.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứTừ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứ
15:55:56 22/12/2024
'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa
12:43:29 22/12/2024
Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"
14:16:48 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia taySao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia tay
14:20:39 22/12/2024
Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-DragonĐỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon
14:03:39 22/12/2024
Khoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳngKhoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳng
13:29:54 22/12/2024
Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tạiKhông thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại
15:25:17 22/12/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng MyanmarThủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar
11:39:31 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc của 6 người khiến tất cả phải kinh ngạc: Có tiền cũng không mua nổi!

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc của 6 người khiến tất cả phải kinh ngạc: Có tiền cũng không mua nổi!

Netizen

17:06:44 22/12/2024
Mới đây, một bức ảnh gia đình đã được đăng tải và nhận về hàng nghìn lượt chia sẻ trên MXH. Thoạt nhìn, tấm hình này không có gì đặc biệt với sự xuất hiện của 5 người phụ nữ cùng 1 em bé mới sinh.
Văn Toàn bị đốn như đốn củi, rớm nước mắt khi rời sân bằng cáng trong trận đấu của ĐT Việt Nam

Văn Toàn bị đốn như đốn củi, rớm nước mắt khi rời sân bằng cáng trong trận đấu của ĐT Việt Nam

Sao thể thao

17:04:20 22/12/2024
Phút 57 trận Việt Nam và Myanmar trên sân Việt Trì tại AFF Cup 2024 tối ngày 21/12. Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn bị cầu thủ tuyển Myanmar phạm lỗi nguy hiểm
Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Lạ vui

17:00:44 22/12/2024
Khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi qua lại với người thứ ba.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Trắc nghiệm

16:46:06 22/12/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024, Dần hãy tin tưởng vào bản thân, Thìn cần tự tin hành động.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024 cho thấy người tuổi Tý sẽ có một ngày t Tuổi Tý
Bước vào tuổi 45 tôi đã rút ra được 16 cách tiết kiệm tiền đơn giản đến bất ngờ

Bước vào tuổi 45 tôi đã rút ra được 16 cách tiết kiệm tiền đơn giản đến bất ngờ

Sáng tạo

15:59:39 22/12/2024
Cố gắng không xem live stream bán hàng trực tiếp khi bạn buồn chán: Điều này có thể làm giảm cảm giác ham muốn mua sắm một cách hiệu quả.
Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Hậu trường phim

15:28:51 22/12/2024
Ca sĩ Beyoncé tiếp tục lồng tiếng cho Hoàng hậu Nala trong bom tấn Mufasa: Vua sư tử . Tham gia phim này còn có con gái Blue Ivy của cô.
Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Pháp luật

14:02:38 22/12/2024
Lộc thuê 2 ô tô của một công ty tại thành phố Huế, sau đó mang đi cầm lấy 700 triệu đồng rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Nhạc việt

13:48:16 22/12/2024
Hùng Huỳnh có phần bị khớp khi lộ rõ sự hụt hơi, nhiều nốt bị mờ, chìm hẳn khiến người nghe khó có thể nghe thấy anh chàng hát gì.
Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Nhạc quốc tế

13:41:22 22/12/2024
Với lời chia sẻ của Rosé, cộng đồng fan có thêm niềm tin rằng sẽ sớm một ngày cô sẽ quay trở lại Việt Nam vào một ngày không xa.
Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Tv show

13:34:52 22/12/2024
Chạy được hơn nửa chặng đường, người hâm mộ tấm tắc khen ngợi team Mùa Đông có sân khấu xuất sắc nhất Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đến giờ.
Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Thế giới

13:32:52 22/12/2024
Trong cuộc chất vấn tại Quốc hội trước đó, ông Moon Sang Ho nói rằng chỉ biết về tuyên bố thiết quân luật thông qua bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Yoon Suk Yeol.