Tôi sợ con mình phải vào những lớp học “bệnh thành tích”!
Đọc câu chuyện của hai con trẻ trong bài viết “Cô giáo con lạ quá”, tôi bỗng thấy hoang mang cho những phương pháp dạy học và giáo dục của một số giáo viên…
Toàn ngành giáo dục đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Vậy mà, đâu đây vẫn có một vài giáo viên đi ngược lại với xu thế chung của xã hội. Chỉ đơn giản vì mục đích nâng cao hiệu quả cho các tiết dạy của bản thân. Nói thẳng ra vẫn là căn bệnh thành tích!
Cách đây lâu lắm rồi, mọi người thường đem chuyện các thầy cô chuẩn bị tươm tất mọi thứ cho các tiết thao giảng, dự giờ ra kể như một câu chuyện phiếm, mua vui, tạo tiếng cười. Nào là chỉ định học sinh A trả lời câu B rồi cô quên mất gọi em C và em C ấp úng: “Thưa cô… cô dặn cháu câu D mà…”. Nào là bày cho các em một cái “mẹo” giơ tay: Câu nào biết, giơ bàn tay thẳng băng, câu không biết vẫn giơ tay nhưng bàn tay cụp xuống. Và thế là cô gọi bạn E trả lời câu hỏi. Bạn E đỏ mặt đứng dậy: “Thưa cô, cháu cụp!”…
Những tưởng chuyện ấy đã mãi xa vời. Ngờ đâu nó vẫn âm thầm diễn ra như một cơn sóng ngầm liên tục vỗ vào niềm tin của chúng ta. Có điều, thầy cô giờ đây “cao tay” hơn nhiều, lắm “chiêu trò” hơn nhiều. Cảm ơn báo Dân Trí đã đưa một góc khuất của giáo dục ra ánh sáng mà rất ít phụ huynh dám kể, dám ý kiến vì sợ nhiều thứ… Để rồi càng đọc, chúng tôi càng ngỡ ngàng, rồi đâm lo sợ vẩn vơ nếu con mình vào những lớp học ấy, học những tiết học ấy sẽ thế nào đây…
Tôi đang tưởng tượng về một vở hài kịch. Lớp học là một sân khấu. Cô giáo vừa là đạo diễn vừa là diễn viên chính. Các em học sinh là những diễn viên phụ được tập luyện một cách bài bản để hóa thân vào nhân vật, có nhân vật thông minh, có nhân vật ngốc nghếch, có nhân vật mạnh dạn phát biểu ý kiến, có nhân vật rụt rè đưa tay…
Video đang HOT
Một tiết dạy đánh giá năng lực dạy học của cô giáo thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh bỗng biến thành một tiết dạy khả năng diễn xuất ư? Thật buồn cười! Bất kì một sự sắp đặt nào cũng tạo ra độ chênh để người dự giờ dễ dàng nhận ra điều bất thường khi mỗi câu hỏi cô đặt ra đều được các con trả lời dễ dàng. Bởi cô đã “gạ” bài trước, đã đưa sẵn đáp án và học sinh chỉ việc học thuộc rồi đọc nguyên văn. Khả năng tư duy, kĩ năng diễn đạt của con trẻ còn không được thừa nhận, huống hồ gì là rèn luyện, nâng cao!
Sau buổi thao giảng dự giờ “diễn kịch” kiểu ấy, cô giáo được gì? Những tiết dạy xếp loại giỏi và năng lực được đồng nghiệp và cấp trên công nhận ư? Chỉ là sự phù phiếm thôi. Quan trọng nhất là ấn tượng về người thầy trong mắt con trẻ không đơn thuần là sự ngưỡng mộ, niềm kính trọng. Nó còn kèm theo những thắc mắc ngây thơ của các con về cách dạy hay nụ cười đầy ngụ ý của con trẻ. Lớn lên, hiểu chuyện, hiểu đời hơn, các con sẽ giải thích được cái dấu chấm hỏi ngày xưa rồi nghĩ về những người thầy ấy với tất cả sự tôn kính ư? Tôi e là chẳng có đâu! Ngay khi các cô bày trò sắp xếp như thế, vô tình các cô đã khẳng định mình yếu về năng lực, thiếu về chuyên môn rồi. Một người thầy thành công là một người thầy để lại dấu ấn đẹp trong lòng học trò. Như vậy, các giáo viên “đạo diễn” ấy đã thất bại hoàn toàn!
Ngọc Hùng
Theo Dantri
Ba bài văn học thuộc
Trước ngày thi học kỳ, cô con gái lớp 3 của chị ôn luyện bằng cách học thuộc lòng ba bài văn đã được cô chữa ở lớp một cách tỉ mỉ.
Con gái chị học tại một trường tiểu học công lập. Năm nay, trường học đã bỏ đánh giá học sinh bằng điểm số chuyển sang đánh giá bằng nhận xét. Vậy nhưng trong cả năm, các học sinh vẫn phải trải qua kỳ thi học kỳ và thi cuối năm để lấy điểm.
Trước ngày cháu thi học kỳ môn tiếng Việt, chị ngạc nhiên rồi chỉ biết lắc đầu trước cách ôn thi của con. Cháu ngồi vào bàn, đọc thuộc lòng ba bài văn do cháu làm theo đề bài ra sẵn của cô giáo.
Học thuộc bài văn mẫu - phương pháp học Văn quen thuộc ở bậc tiểu học?
Không chỉ vậy, các bài văn đã được cô giáo sửa từng ly từng tý, yêu cầu các cháu đọc thuộc bài đã chữa để ngày mai thi chỉ việc chép lại. Người mẹ băn khoăn vì biết rõ đây không phải là viết văn mà phải gọi là chép văn. Nói gì với con lúc này cháu cũng không chịu khi cô đã dặn rất kỹ lưỡng, cháu chỉ nghe lời cô.
Chị mạnh dạn trao đổi với giáo viên. Rõ ràng như cách cho học trò ôn luyện, cô trả lời rằng bài đã chữa, chỉ cần viết vậy là đủ, trẻ con biết gì đâu mà suy diễn. Chị thở dài. Lúc này chị không còn cần điểm 9, điểm 10 ở con nữa nhưng con chị vẫn cần...
Nhìn con hớn hở với điểm 10 môn tiếng Việt mà chị vui không nổi!
Hoá ra nhiều đứa trẻ ở nhiều trường học khác cùng cảnh ngộ như con chị. Vào thời điểm thi học kỳ, các em được giáo viên cho sẵn một số đề làm trước rồi lại được cô chỉnh sửa "trọn vẹn". Đến ngày thi, học trò chỉ việc chép lại.
Trẻ được đến trường, được học hành để khơi gợi sự sáng tạo, tư duy mà rồi chẳng khác nào chiếc máy chép. Đối với môn Văn còn để làm đẹp cho tâm hồn, cho trí tưởng tượng bay bổng nhưng riêng việc cô giáo yêu cầu học sinh học thuộc để đối phó với thi cử không chỉ "bóp nghẹt" mà phải nói rằng đã "bôi đen" tâm hồn con trẻ.
Từ bài văn học thuộc, trẻ được làm quen với sự dối trá; ngang nhiên "xào" chất xám của người khác trong khi "giết" sự sáng tạo của mình; hình thành thói ỷ lại, dựa dẫm ở trẻ...
Sẽ có giáo viên lý giải rằng phải làm như vậy vì muốn tốt cho trẻ, do bệnh thành tích... Điều đó có nhưng cũng phải nhìn nhận, cũng rất nhiều thầy cô đang sáng tạo, mạnh dạn dạy trẻ để thoát khỏi tình trạng dạy học áp đặt, cứng nhắc. Họ đang giúp trẻ thích ứng với sự thay đổi nhanh của xã hội mà hơn hết là nhích dần đến bản chất thật sự của giáo dục.
Một khi người thầy còn cứng nhắc, lười sáng tạo, coi trọng thành tích trước hết là của bản thân thì sẽ còn... đổ lỗi. Họ đang đi ngược với sự chuyển mình của đổi mới giáo dục.
Bệnh thành tích là điều đáng sợ nhất trong giáo dục. Nhưng đáng sợ hơn hiện không ít người triệt để xem "bệnh thành tích" làm bệ đỡ cho tất cả sự ì ạch, trì trệ, gian dối... của mình. Và họ đang góp sức lớn cho việc kìm hãm chính bản thân trước khi "triệt tiêu" sự sáng tạo của học trò.
Hoài Nam
Theo Dantri
ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định: Không ra đề thi "Thạch Sanh quê ở đâu?" "Thạch Sanh quê ở đâu?", "Đường Tăng có thật hay không?"... là một trong những câu hỏi trong đề thi vào ĐH QGHN 2015 mà một số phương tiện thông tin vừa đăng tải. Lãnh đạo ĐH QGHN khẳng định: "Những thông tin đó hoàn toàn bịa đặt, không có thật, không có trong bộ đề thi đánh giá năng lực phục vụ...