“Tôi sợ các nhà báo trẻ chỉ đi tìm thực tế trên mạng”
“ Nhà báo phải đi nhiều, đọc nhiều, ngẫm nhiều và viết nhiều, phải đi sâu đi sát, tôi sợ nhất các nhà báo chỉ đi tìm thực tế trên mạng”.
Đây là chia sẻ được đưa ra tại Diễn đàn Nhà báo trẻ và đào tạo, bồi dưỡng nhà báo trẻ, nằm trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2019, được tổ chức sáng nay (17/3) tại bảo tàng Hà Nội.
Tại diễn dàn giao lưu, các câu hỏi được sinh viên ngành báo chí, truyền thông cũng như các phóng viên trẻ đặt ra là nhà báo trẻ làm gì để thành công, những kỹ năng, năng lực nào đóng vai trò quyết định thành công của nhà báo trẻ trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.
Diễn đàn có sự tham dự của nhiều nhà báo lão thành, các nhà quản lý báo chí, các giảng viên và sinh viên ngành báo chí, truyền thông.
Đa số các nhà báo cao niên, các nhà quản lý báo chí và các giảng viên có kinh nghiệm lâu năm đều chia sẻ rằng, để thành công trong lĩnh vực báo chí, các nhà báo trẻ cần có kiến thức, kỹ năng, cập nhật và sử dụng tốt công nghệ hiện đại, có khả năng kết nối, dẫn dắt dư luận và đặc biệt là thông thạo ngoại ngữ là yếu tố đặc biệt quan trọng.
Chia sẻ cụ thể, TS Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng kỹ năng trước hết là kiến thức, tri thức về hoạt động cụ thể. Những tri thức, kiến thức này được thường xuyên sử dụng một cách nhuần nhuyễn, thuần thục sẽ trở thành kỹ năng. Kỹ năng đầu tiên sinh viên, nhà báo trẻ cần học là đọc nhiều, va chạm trong thực tế nhiều từ đó mới có được kiến thức, kinh nghiệm, kiến giải thuyết phục về vấn đề mình viết.
Cùng chung quan điểm đó, PGS.TS Nguyễn Văn Dững chia sẻ rằng, ngày nay phải khẳng định nhà báo trẻ có thế mạnh hơn các nhà báo cao niên ở năng lực tư duy mới, nhất là tư duy phát triển, phản biện; ngoại ngữ “siêu” hơn; hiểu biết hơn về các phương tiện kỹ thuật công nghệ. Những điểm mạnh này giúp các nhà báo trẻ có khả năng phân tích, tổng hợp để thể hiện những tác phẩm báo chí tốt.
PGS.TS Nguyễn Văn Dững chia sẻ tại diễn đàn.
Tuy nhiên, để trở thành nhà báo thành công, các nhà báo trẻ phải có kiến thức, có tư duy trong đó quan trọng nhất là tư duy kết nối, tư duy phản biện và dẫn dắt dư luận. Những điều này có được khi các bạn thường xuyên, cập nhật kiến thức mới, có sự rèn luyện của riêng mình.
PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, trong cuộc CMCN 4.0, các nhà báo trẻ cần có tư duy sắc bén, khả năng chiếm lĩnh công nghệ, nhưng cũng cần kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận diện giữa những tin thật và tin giả trong bối cảnh mạng xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay.
Tránh ngồi nhà, lên mạng viết phóng sự
Còn theo nhà báo Nguyễn Uyển, nghề báo càng ngày càng đòi hỏi những yêu cầu khắt khe hơn, do đó, nhà báo cũng cần cẩn trọng hơn trong quy trình tác nghiệp.
“Khi dân trí phát triển và đặc biệt là công nghệ thông tin mang lại cho các nhà báo lợi thế quan trọng. Trong thế giới thông tin trên mạng có nhiều lợi ích, nhưng khi sử dụng, các nhà báo cũng cần tìm hiểu hết sức kỹ lưỡng, thẩm định rõ ràng, không nóng vội vì đó là con dao 2 lưỡi. Nếu không cẩn thận, nhà báo sẽ bị chính những thông tin trên mạng đánh bại. Do đó nhà báo phải là những người có đạo đức, xuất phát từ trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công việc”.
Video đang HOT
Ví vui rằng nghề báo như “làm dâu trăm họ”, còn độc giả như “mẹ chồng khó tính”, nhà báo Nguyễn Uyển khuyên các nhà báo trẻ cần có sự trải nghiệm, dấn thân, tìm ra những cái mới, sáng tạo để đem đến những thông tin nóng, hấp dẫn cho khán, thính giả.
“Đã làm báo, phải đi nhiều, đọc nhiều, ngẫm nhiều và viết cũng nhiều. Phải đi sâu đi sát. Tôi sợ nhà báo viết theo lối mòn và sợ nhất là các nhà báo trẻ đi tìm thực tế trên mạng”, nhà báo Nguyễn Uyển chia sẻ.
PGS.TS Trương Thị Kiên, Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đồng tình với quan điểm, để trở thành nhà báo giỏi cần đọc nhiều, đi nhiều và chịu khó viết. Chia sẻ về những năm tháng còn là sinh viên ngành báo, TS Kiên kể về những ngày phải lên thư viện, sinh viên mượn trao tay nhau từng tờ báo, đọc kỹ, tóm tắt nội dung để phân tích mỗi vấn đề xem các nhà báo có cách tiếp cận ra sao, từ đó tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Giảng viên Học viện báo chí và Tuyên truyền cho rằng, các sinh viên hiện nay đang có nhiều lợi thế, khi dễ dàng tiếp cận thông tin. Vấn đề là các em có thực sự nỗ lực để phát triển và theo đuổi nghề.
Sinh viên đặt câu hỏi trực tiếp về vấn đề kỹ năng cần thiết với các nhà báotrẻ.
“Tôi thấy một bộ phận sinh viên ngày nay dành nhiều thời gian ngủ quá. Lên lớp cũng ngủ gật, khi hỏi về nhà làm gì, có em trả lời rằng em ngủ, có em đi bán hàng thuê… Khi đến các cơ quan thực tập của các em để kiểm tra, tôi cũng thấy buồn vì các lãnh đạo ở đây nhận xét sinh viên cộng tác không tích cực”, cô Kiên trăn trở.
Cô Trương Thị Kiên nhấn mạnh, sinh viên ngành báo, cũng như những nhà báo trẻ cần có sự trải nghiệm thực tế, thay vì tận dụng quá mức các thông tin có sẵn trên mạng để “xào bài”.
“Khi đưa ra đề tài về vấn đề ô nhiễm môi trường. Có nhóm sinh viên của tôi ngồi viết phóng sự rất hay và… trong phòng điều hòa từ thông tin có sẵn trên mạng. Có nhóm khác đã về tận khu bãi rác Nam Sơn tại Sóc Sơn, Hà Nội để thực tế. Kết quả là các sinh viên đi thực tế sẽ có những phát hiện mới hơn, hay hơn, cách thể hiện chân thực hơn. Tôi đánh giá cao điều đó”, cô Kiên khẳng định.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nhà báo Hồ Quang Lợi khẳng định diễn đàn là cuộc đối thoại sôi nổi, thể hiện sự gắn kết giữa các thế hệ; thể hiện trách nhiệm của những người làm báo đi trước đối với thế hệ làm báo trẻ.
Theo ông, trong thời đại công nghiệp 4.0, công nghệ rất quan trọng nhưng không phải là linh hồn của các tác phẩm báo chí. Trong quá trình phát triển của công nghệ ngày nay, tâm thế, trách nhiệm, đạo đức nhà báo quan trọng nhất bởi nền tảng công nghệ chỉ là phương tiện để truyền tải nội dung, nhận thức tới công chúng.
Nhà báo Hồ Quang Lợi tin rằng các nhà báo chúng ta có thể thắng mạng xã hội bằng sự tin cậy, thuyết phục của bài báo, bằng đạo đức người làm báo. Điều này gắn với việc xây dựng đội ngũ làm nghề từ trên ghế nhà trường có bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp./.
Theo vov
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển gần 2.000 chỉ tiêu đại học
Năm 2019, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển gần 2.000 chỉ tiêu đại học chính quy theo phương thức xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia 2019.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa công bố chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2018. Năm nay, trường chủ trương đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh và nâng cao chất lượng sinh viên tuyển mới.
Tuyển sinh theo 3 phương thức
Cụ thể, đối với nhóm 1 gồm các ngành Báo chí, trường tuyển sinh bằng hình thức kết hợp thi tuyển Năng khiếu báo chí và xét tuyển.
Trường xét tuyển căn cứ kết quả thi Năng khiếu báo chí kết hợp với kết quả thi THPT quốc gia của 2 môn khác theo từng tổ hợp.
Trường xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia 2019 đối với các nhóm 2 (Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện, Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Kinh tế, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Chính trị học, Xuất bản, Xã hội học, Công tác xã hội, Quản lý công, Quản lý nhà nước), nhóm 3 (Lịch sử), nhóm 4 (Truyền thông quốc tế, Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Ngôn ngữ Anh).
Tổ hợp môn xét tuyển được quy định cho từng nhóm ngành như sau:
Thí sinh lưu ý Học viện Báo chí và Tuyên truyền có sử dụng điểm thi được bảo lưu theo Quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT quốc gia để xét tuyển. Trường cũng quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh sang điểm xét tuyển sinh.
Quy định cụ thể về mức điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh. Ảnh chụp màn hình.
Thí sinh có các chứng chỉ tiếng Anh TOEFL ITP và TOEFL iBT (do tổ chức Educational Testing Service cấp) và chứng chỉ IELTS (do tổ chức British Council hoặc International Development Program cấp) còn hiệu lực (tính đến ngày 15/6/2019) cần nộp bản sao công chứng chứng chỉ về học viện để quy đổi điểm xét tuyển sinh.
Năm nay, trường dành tối đa 30% chỉ tiêu của từng ngành/chuyên ngành để tuyển sinh theo phương thức xét tuyển học bạ. Học sinh các trường chuyên/năng khiếu của tỉnh, đạt học lực giỏi, hạnh kiểm tốt trong cả 3 năm học THPT được đăng ký xét tuyển tất cả các ngành.
Nếu đăng ký xét tuyển ngành Báo chí, thí sinh phải dự thi môn Năng khiếu báo chí và đạt 5/10 điểm trở lên mới đủ điều kiện xét tuyển.
Thí sinh là học sinh các trường THPT công lập khác đạt học lực giỏi, hạnh kiểm tốt trong cả 3 năm học THPT được đăng ký xét tuyển bằng học bạ các ngành Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Kinh tế, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Chính trị học, Xuất bản, Xã hội học, Công tác xã hội, Quản lý công, Quản lý nhà nước, Lịch sử.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2019 của học viện là 1.950 sinh viên. Chỉ tiêu cụ thể như sau:
Điều kiện học lực, ngoại hình
Ngoài ra, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần có kết quả xếp loại học lực từng năm học trong 3 năm THPT đạt tối thiểu 6, hạnh kiểm 3 năm THPT xếp loại khá trở lên.
Trường hợp thí sinh đạt điểm xét tuyển nhưng không đáp ứng yêu cầu về điều kiện nộp hồ sơ, học viện không công nhận trúng tuyển.
Thí sinh dự thi các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) không nói ngọng, nói lắp, không bị dị tật về ngoại hình.
Những em dự thi chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh, dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp (nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên).
Sau khi trúng tuyển, nhà trường sẽ tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên. Sinh viên trúng tuyển nếu không đáp ứng các quy định nêu trên sẽ được chuyển sang ngành khác của học viện có điểm trúng tuyển tương đương.
Sĩ tử đăng ký ngành Báo chí nộp hồ sơ từ ngày 6/5 đến hết ngày 15/6. Môn Năng khiếu báo chí được tổ chức thi vào ngày 8/7 và 9/7, công bố kết quả ngày 13/7.
Người xét tuyển căn cứ kết quả thi THPT quốc gia thực hiện quy trình đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Thí sinh đăng ký xét tuyển theo học bạ nộp hồ sơ từ 6/5 đến hết ngày 15/6/2019. Kết quả được công bố kết quả ngày 15/7.Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học trước 17h ngày 30/7.
Những bạn có nhu cầu xét quy đổi điểm Ielts/Toefl nộp bản sao công chứng chứng chỉ về trường từ 6/5 đến hết ngày 15/6.
Theo Zing
Sinh viên lao vào làm thêm, "quên" cả ra trường Lao vào làm thêm, kiếm tiền, nhiều sinh viên quên mất nhiệm vụ chính của mình là hoàn thành nhiệm vụ học ở giảng đường, thậm chí có người mất luôn cơ hội tốt nghiệp. "Hội sinh viên yêu trường" Học ngành Báo chí, nghe theo đàn anh, nghề báo chỉ cần kinh nghiệm, cần dấn thân, bài vở... nên từ năm 2,...