Tội phạm tín dụng đen tăng
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự (C45), Bộ Công an, vài năm trở lại đây, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay, thuê, cầm cố tài sản với lãi suất cao dưới dạng tín dụng đen diễn ra phức tạp.
Báo cáo của C45 cho biết, từ năm 2010 đến nay, cả nước đã xảy ra trên 4.300 vụ việc liên quan đến tội phạm tín dụng đen, trong đó có 31 vụ giết người, 218 vụ cố ý gây thương tích, 689 vụ cưỡng đoạt tài sản, trên 1.000 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Không chỉ gây bất ổn về an ninh trật tự, tội phạm loại này còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, trong đó, từ năm 2010 đến nay đã xảy ra 100 vụ lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên gần 4.500 tỉ đồng. Chỉ tính tại Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ đã xảy ra 18 vụ, gây thiệt hại gần 2.000 tỉ đồng.
Theo C45, tội phạm tín dụng đen là người cho vay hoặc người đi vay với đặc trưng là giao dịch ngầm, thường theo kiểu tín chấp, không thể hiện bằng văn bản hoặc không có tài sản cầm cố. Những người này luôn đưa ra những mức lãi suất cao, có không ít trường hợp vay 1 triệu đồng thì trả lãi từ 7.000 – 10.000 đồng/ngày. Cuối năm 2009, do cần tiền làm ăn, anh Nguyễn Văn T. ở Q.Hoàn Kiếm thế chấp 2 ngôi nhà để vay 900 triệu đồng của một doanh nghiệp ở Cầu Giấy, đến tháng 3.2010, khoản tiền lãi anh T. phải trả là 1,2 tỉ đồng, tức khoảng 240 triệu/tháng. Đến tháng 5.2012, khoản tiền gốc và lãi đã lên tới 6 tỉ đồng, trong khi đó, 2 ngôi nhà anh T. đã thế chấp giá trên thị trường có giá khoảng 4 tỉ đồng. Không có tiền trả, người nhà anh T. bị phía cho vay đuổi ra khỏi nhà.
C45 cho rằng nguyên nhân khách quan là do kinh tế suy thoái, giá bất động sản xuống đáy, vàng, chứng khoán biến động, ngân hàng siết chặt điều kiện cho vay nên nhiều người dân phải tự huy động vốn để trả gốc, lãi cho những khoản đầu tư trước đó. Nguyên nhân chủ quan là do hiểu biết pháp luật của người dân rất thấp, đó là sơ hở để tội phạm lợi dụng.
Video đang HOT
Theo TNO
Cờ bạc bịp tại sới xóc đĩa lớn nhất miền Bắc
Điều tra đường dây cờ bạc nhiều tỷ đồng này, Ban chuyên án cử trinh sát tinh nhuệ liên tục đeo bám trong thời gian dài. Khi hơn 200 cảnh sát phá cửa khép vòng vây, cả trăm con bạc không ai trốn thoát được.
Sáng 4/12, Bộ Công an tổ chức khen thưởng nhiều cá nhân, tập thể có thành tích triệt phá đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa tại khu phố Chùa Dận (thị trấn Từ Sơn, Bắc Ninh).
Cục trưởng Cảnh sát hình sự cho biết, không có con bạc nào chạy thoát khi cảnh sát đột kích. Ảnh: Việt Dũng.
Sau 5 ngày điều tra, hơn 70 nam giới cùng hơn 30 phụ nữ vẫn đang bị tạm giữ để phân loại điều tra.
Đại tá Hồ Sĩ Tiến, Cục trưởng cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho hay, các con bạc đến từ nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Lạng Sơn, Hòa Bình... Để được vào sòng, mỗi người phải nộp một triệu đồng.
Nhà chức trách xác định đường dây đánh bạc quy mô lớn nhất miền Bắc này do Dương Anh Đức (48 tuổi ở phường Đình Bảng, từng có tiền án) và Khuất Thị Hương (47 tuổi ở Đình Bảng) tổ chức. 5 năm trước, Đức liên quan một vụ đánh bạc cực lớn tại huyện Thạch Thất (tỉnh Hà Tây cũ).
Theo cơ quan điều tra, để nắm được những thủ đoạn hoạt động của Đức cùng đồng bọn, Ban chuyên án đã cử trinh sát liên tục đeo bám sới bạc trong thời gian dài. Hàng ngày, chúng tập trung con bạc và người tham gia hoạt động tín dụng đen ở khu vực đền Đô. Khi lên ôtô, những người này mới biết hôm đó sới được mở ở đâu.
Trưa 29/11, các trinh sát Cục cảnh sát hình sự cùng tiểu đoàn Cảnh sát cơ động đột kích tầng 4 nhà nghỉ Tuấn Sơn, nơi các con bạc đang sát phạt. 104 người bị bắt quả tang, trong số này 47 trường hợp từng có tiền án, tiền sự.
Cảnh sát thu hơn 5,5 tỷ đồng tại hiện trường, trên 270 triệu đồng trong túi các nghi can, gần 80 triệu đồng tiền vào cửa cùng nhiều tang vật. "Chúng tôi phát hiện một cục nam châm. Đây được xem là dụng cụ để tổ chức đánh cờ bạc bịp...", Cục trưởng Tiến nói.
Nhiều cá nhân, tập thể được lãnh đạo Bộ công an khen thưởng sáng 4/12. Ảnh: Hà Anh.
Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an đánh giá đây là chuyên án lớn nên chỉ đạo cơ quan điều tra sớm phân loại để đưa vụ án ra xét xử. Ông yêu cầu "tránh để đầu voi đuôi chuột, không để xảy ra việc thông cung, bức cung trong khi giam giữ".
Theo tướng Ngọ, hiện tội phạm hình sự và kinh tế có sự liên quan đến nhau, tín dụng đen xuất hiện ngày càng nhiều. Nhức nhối nhất vẫn là tình trạng đánh bạc xuyên quốc gia. "Ngày càng nhiều đại gia, người ôm tiền của Nhà nước và người dân đi đánh bạc ở nước ngoài. Tổng cục VI cần phối hợp với các lực lượng như Cảnh sát công nghệ cao, An ninh, Cơ động... sớm bóc gỡ", tướng Ngọ chỉ đạo.
Theo VNE
Hãi hùng "tín dụng đen" Gần 4.500 vụ việc liên quan đến tín dụng đen đó là con số mà Cục CSHS- Bộ Công an thống kê, xảy ra từ năm 2010 đến nay. Kèm theo đó là hàng loạt tội danh: gây rối trật tự, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản, thậm chí giết người......