Tội phạm lừa đảo xuyên quốc gia: Thủ đoạn ngày càng tinh vi
Theo đánh giá của các chuyên gia phòng chống tội phạm, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều loại hình tội phạm có tổ chức mới, các đối tượng là người nước ngoài câu kết với các đối tượng là người Việt Nam để hoạt động phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.
Hoạt động của các loại tội phạm có tổ chức này rất phức tạp và có thể sẽ liên quan nhiều tới tiến trình và theo lộ trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Trong thời gian gần đây nổi lên là tình trạng tội phạm lừa đảo xuyên quốc gia diễn biến rất phức tạp.
Tội phạm lừa đảo có tổ chức xuất hiện với quy mô, mức độ nghiêm trọng ngày càng cao. Trong mối quan hệ hợp tác quốc tế về kinh tế giữa Việt Nam với nước ngoài, một số cán bộ yếu kém về trình độ, một số thoái hóa biến chất, tư tưởng cá nhân, cục bộ, mưu cầu lợi ích cho một bộ phận nhỏ những cá nhân với mục đích chiếm đoạt tiền của Nhà nước bằng cách lợi dụng trong việc ký hợp đồng kinh tế với nước ngoài về mua sắm phương tiện, máy móc, trang thiết bị lạc hậu không đồng bộ, không phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Việt Nam…
Tang vật của một vụ lừa đảo xuyên quốc gia bị cơ quan điều tra – Bộ Công an phát hiện, làm rõ
Bọn tội phạm là người nước ngoài lợi dụng những hạn chế yếu kém của cán bộ nước ta như thiếu kinh nghiệm, yếu kém về trình độ khoa học – kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý kinh tế; trình độ luật pháp quốc tế còn kém, sơ hở trong các văn bản quy phạm pháp luật, chưa chặt chẽ, đồng bộ; thiếu thông tin chính xác trong hợp đồng kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, chúng tìm cách lừa đảo để chiếm đoạt tài sản, tiền vốn với khối lượng lớn, hậu quả là Nhà nước, doanh nghiệp bị thiệt hại nhiều khi đưa hệ thống máy móc đã lỗi thời, lạc hậu hàng chục năm đến 50 – 70 năm về lắp đặt và sử dụng, vừa không năng suất hiệu quả vừa đắt, vừa quá đát, khi hỏng không có phụ tùng thay thế phải bán sắt vụn, tốn kém hàng nghìn tỷ đồng, không thể thu hồi được.
Thủ đoạn chủ yếu mà bọn chúng thường lợi dụng là ký những hợp đồng đầu tư với giá trị lớn nhưng sau đó không thực hiện như cam kết mà cố tình kéo dài hay đầu tư nhỏ giọt hoặc đơn phương hủy bỏ hợp đồng rồi ôm tiền bỏ trốn sau khi phía Việt Nam chuyển tiền cho họ. Cũng có trường hợp do năng lực tài chính hạn chế nhưng vẫn đầu tư vào Việt Nam khi được cấp giấy phép đầu tư đã không có vốn góp hoặc bán trao tay cho đối tác khác. Thực tế thời gian qua tại TP HCM đã xuất hiện vụ lừa đảo tương đối lớn (gần 1 triệu USD) do một đối tượng người nước ngoài mang danh nghĩa giám đốc một công ty có tên Golden Rock International trụ sở tại Quận 1 TP.HCM với thủ đoạn kinh doanh tiền qua mạng; Vụ Tăng Phát Báu và tổ chức Bamboo xin đầu tư vào Hải Phòng; Vụ Lý Tuấn Lương – Giám đốc một công ty Hồng Kông lừa đảo trong hợp đồng mua bán 5.000 tấn sắt và 3.000 tấn sôđa.
Video đang HOT
Một thủ đoạn nữa là các công ty nước ngoài thuê địa điểm kinh doanh, mạo danh là các công ty, tập đoàn rất lớn với những lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp nước ta đang cần cộng tác rồi chủ động gửi thư mời hoặc cử phái đoàn đại diện sang làm việc, tìm hiểu cơ hội cộng tác và đầu tư. Các công ty này cũng chứng thực bằng việc mời phái đoàn công ty của Việt Nam sang tận nước mình để thăm trụ sở công ty, tiếp đón chu đáo và thể hiện uy tín như thật. Khi đối tác Việt Nam đã tin tưởng, đặt hàng thì yêu cầu chuyển tiền đặt cọc. Tiếp đó, chúng sẽ chuyển một lượng nhỏ máy móc để tiếp tục được đối tác Việt Nam tin tưởng chuyển hết tiền để nhận hết hàng. Đúng lúc này chúng ôm tiền bỏ trốn.
Trong thời gian qua, cũng đã có hàng trăm đối tượng người nước ngoài vào Việt Nam, câu kết thành ổ nhóm được tổ chức rất chặt chẽ, sử dụng thủ đoạn tinh vi (đáng lưu ý là sử dụng công nghệ cao) để tổ chức lừa đảo người dân, các doanh nghiệp trong nước hoặc sử dụng Việt Nam như địa bàn ẩn náu, trung chuyển để thực hiện phương thức lừa đảo ở các nước khác, gây thiệt hại rất lớn.
Điển hình là vụ các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an và Công an TP Cần Thơ đã bắt một nhóm 13 người nước ngoài. Đây là số đối tượng đã sử dụng công nghệ cao để lừa đảo bị các cơ quan chức năng trên bắt giữ vào đêm 13-8-2010 tại một ngôi nhà thuộc quận Cái Răng, Cần Thơ. Băng nhóm 13 người trên được xác định là thuộc tổ chức lừa đảo xuyên quốc gia với thành viên lên đến hàng trăm người gây kinh hoàng cho nhiều cá nhân, đơn vị, tổ chức, công ty, doanh nghiệp… tại một số nước châu Á.
Nước ta đã gia nhập WTO, nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, các đối tác nước ngoài đến Việt Nam làm ăn ngày càng nhiều và một xu thế tất yếu là các công ty lớn của Việt Nam cần phải tìm đối tác làm ăn với nước ngoài để mở rộng thị trường và khẳng định chỗ đứng, uy tín trên thương trường. Việc mở cửa với quốc tế tạo điều kiện cho các đối tác đến Việt Nam làm ăn nhưng cũng có nhiều đối tượng vào Việt Nam để lừa đảo. Do vậy, dự báo tội phạm lừa đảo xuyên quốc gia ở Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng. Để phòng chống có hiệu quả hoạt động của các loại tội phạm, đảm bảo ANTT trong thời gian tới các lực lượng chức năng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp, đảm bảo tính hiệu quả và dự báo cao. Cuộc chiến chống tội phạm được dự báo sẽ rất cam go trong thời gian tới.
Theo ANTD
Bắt nhóm đề xuyên quốc gia
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai đường dây đánh bạc xuyên quốc gia này được tổ chức khép kín từ các đại lý cấp 2 cho đến "tổng đại lý" ở Campuchia.
Tối ngày 4/11, các trinh sát Đội 5 Phòng PC45 đồng loạt ập vào 6 địa điểm trên địa bàn phường 12 và 14, quận Tân Bình, TP HCM bắt quả tang 22 đối tượng đang tổ chức ghi đề, chơi đề, thu giữ nhiều tang vật và tiền. Trong số này, nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự.
Đối tượng cầm đầu đường dây Trần Văn Thịnh
Cầm đầu đường dây này là Trần Văn Thịnh (SN 1969, ngụ đường Nguyễn Thái Bình, phường 14, quận Tân Bình), đối tượng từng có tiền án tiền sự.
Để bí mật hoạt động, Thịnh dùng điện thoại di động có chế độ ghi âm để trao đổi, làm chứng chi, thu với các con bạc và thầu đề cấp dưới.
Các đối tượng bị bắt trong đường dây ghi đề tại CQĐT
Hàng ngày, Thịnh giao cho "đại lý" cấp dưới của mình do Trương Thị Thúy (38 tuổi, ngụ phường Tây Thạnh, quận Tân Phú) làm chủ để ghi đề.
Khi nhận các phơi đề từ Thúy thì Thịnh thuê Bùi Văn Chinh (46 tuổi, ngụ phường Phú Trung, quận Tân Phú) sàng lọc giữ lại một ít. Số còn lại Thịnh chuyển tất cả qua mạng internet cho một ông "trùm" tên Lai (hiện đang ở Campuchia) thâu tóm.
"Đại lý cấp 2" Trần Thị Thuý
Sau đó, Thúy trực tiếp mở "chi nhánh" trong địa bàn quận Tân Bình để thu hút các con đề. Hàng ngày con Thúy sẽ nhận phơi từ các đại lý khác, sau khi giữ lại một ít còn lại sẽ chuyển sang cho Thịnh.
Giang Uyên
Theo BĐVN
Nhóm tội phạm xuyên quốc gia dùng hơi cay chống trả cảnh sát 13 người nước ngoài thuê căn nhà ở quận Cái Răng (Cần Thơ) dùng hơi cay chống cự dữ dội khi cơ quan chức năng ập vào khám xét. Nhiều thiết bị công nghệ cao, 50 kịch bản giả giọng cảnh sát... để lừa tiền đã được thu giữ. Tổng cục An ninh 2 (Bộ Công an) phôi hợp với Phòng An ninh...