Tôi nói thẳng, chọn sách giáo khoa khó nhưng đừng để sách đi đường “ngoằn ngoèo”
“Vội đến mấy thì vội, giáo viên cũng phải được tiếp cận, dạy thử các sách giáo khoa trước khi đưa ra lựa chọn sách phù hợp nhất”, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức nói.
Việc lựa chọn sách giáo khoa đang là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu với các cơ sở giáo dục phổ thông, đặc biệt với các trường tiểu học trên cả nước.
Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có một số trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh:Vietnamnet
Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh, sách giáo khoa do ai giảng dạy, đó là giáo viên.
Sách mới, chương trình mới, ý tưởng mới, đòi hỏi mới mà giáo viên không giảng dạy được theo yêu cầu thì cùng khó đạt mục tiêu.
“Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà xuất bản làm gì thì làm nhưng phải đảm bảo chất lượng đúng theo lời hứa khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới của lãnh đạo Bộ Giáo dục trước Quốc hội, trước nhân dân”, ông nhấn mạnh.
Theo vị nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, giáo viên các trường phải được tiếp cận, dạy thử tất cả các sách giáo khoa.
Ví dụ như hiện tại có 5 bộ sách giáo khoa với 32 cuốn sách đã được thẩm định, giáo viên phải được tiếp cận, dạy thử xem các bộ sách, các sách đó như thế nào thì mới lựa chọn được.
“Vội đến mấy thì vội, giáo viên cũng phải được tiếp cận, dạy thử các sách giáo khoa trước khi đưa ra lựa chọn sách phù hợp nhất.
Làm sao trong quá trình lựa chọn sách giáo khoa thật sự trung thực, vì học sinh, vì chất lượng giáo dục chứ không để bất cứ thứ gì can thiệp, kể cả mệnh lệnh hành chính.
Video đang HOT
Đừng đi con đường ngoằn ngoèo tiêu cực để sách giáo khoa được chọn”, Tiến sĩ Chức nên quan điểm.
Theo ông, nếu để có tiêu cực xảy ra hoặc có sự can thiệp nào bằng mệnh lệnh hành chính vào lựa chọn sách giáo khoa sẽ làm cho mong muốn cạnh tranh, minh bạch như ý tưởng ban đầu làm nhiều sách giáo khoa trở nên phá sản.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức cũng nêu một băn khoăn là Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông nêu: “có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học”. Vì vậy, nhiều người đặt vấn đề là các trường có thể chọn môn Tiếng Việt của nhà xuất bản này, môn Toán của nhà xuất bản kia được không?
Khi thẩm định, đánh giá, chúng ta có đảm bảo tính liên tục, lô gich để có thể lựa chọn như thế không? Hay cứ nhất nhất là phải chọn theo bộ sách giáo khoa?
“Chọn sách giáo khoa nói thẳng là một việc khó. Việc lựa chọn sách giáo khoa cho năm đầu tiên đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là thực hiện theo Nghị quyết 88.
Nghị quyết 88 quy định: “Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
Việc lựa chọn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực thẩm định của các giáo viên, hiệu trưởng các trường”, ông nói.
Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục chỉ nên làm trọng tài, đảm bảo giám sát việc lựa chọn minh bạch, các cơ sở chọn được sách phù hợp nhất với họ. Tất cả để làm sao việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới hiệu quả nhất, giúp xã hội ổn định.
Bởi giáo dục nhiều năm qua đã có quá nhiều xáo trộn, gây lo lắng cho dư luận như gian lận thi cử, thay đổi hình thức thi, sách giáo khoa…
“Quan trọng nhất theo tôi để đảm bảo thành công của chương trình mới hay của bất cứ cuốn sách giáo khoa nào thì phải có giáo viên đủ năng lực. Sách hay, tốt đến mấy mà giáo viên trình độ kém thì khó mà đạt được mục tiêu đề ra.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở ngành hãy chú trọng vào việc đảm bảo chất lượng giáo viên cho lần đổi mới này”, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức nói.
Liên quan đến vấn đề sách giáo khoa, mặc dù ngày 22/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chính thức công bố danh mục 32 sách giáo khoa được sử dụng trong năm học tới, để các trường phổ thông lựa chọn bộ sách phù hợp cho học sinh địa phương.
Nhưng từ năm 2015 đến nay, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chi thù lao cho Ban chỉ đạo biên soạn bộ sách giáo khoa miền Nam thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, Giám đốc, Phó giám đốc Sở cùng Chánh văn phòng, Phó văn phòng, các Trưởng, Phó phòng chuyên môn, chuyên viên chỉ đạo toàn bộ các môn học từ tiểu học đến trung học phổ thông của Sở này mỗi tháng từ 2,5 triệu đến 6 triệu đồng, tùy chức vụ.
Tính ra, mỗi năm, các vị này nhận được từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khoảng 30 triệu đồng đến 70 triệu đồng. Điều này gây rất nhiều băn khoăn về tính minh bạch trong lựa chọn sách giáo khoa.
Đỗ Thơm
Theo giaoduc.net
Hơn 1 tháng có đủ cho giáo viên thẩm định, lựa chọn SGK?
Theo kế hoạch, Dự thảo Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ GD&ĐT soạn sẽ hết hạn góp ý vào 30/1/2020.
Còn các cơ sở đào tạo phải chọn sách xong trước tháng 4/2020. Với quỹ thời gian quá ngắn như vậy, liệu giáo viên có đủ thẩm thấu để chọn được những cuốn SGK phù hợp?
Giáo viên mong muốn sớm được tiếp xúc với các cuốn SGK mới Ảnh: Nghiêm Huê
Nhiều băn khoăn
Năm 2020, thực hiện theo yêu cầu Nghị quyết 88 Quốc hội, giám đốc Sở GD&ĐT có nhiệm vụ hướng dẫn các cơ sở giáo dục, mà cụ thể ở đây là các trường tiểu học, các tiêu chí lựa chọn SGK. Các trường sẽ thành lập hội đồng chọn SGK gồm các thành phần như tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, phụ huynh học sinh... Những cuốn sách được chọn phải đạt 50% số phiếu của thành viên hội đồng. Dự thảo thông tư cũng yêu cầu những người được giao nhiệm vụ chọn sách phải đọc hết tất cả các SGK đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt đạt, có nghĩa là phải đọc hết 38 cuốn, gồm cả tiếng Anh.
Trong khi đó, sau khi thông tư chọn sách ban hành, những người chọn sách chỉ có 60 ngày để vừa đọc vừa đưa ra ý kiến. Trưởng phòng giáo dục một huyện của tỉnh Nam Định cho biết, hiện chưa có động thái nào của Sở GD&ĐT về vấn đề này. Các giáo viên trong các trường của huyện cũng chưa được tiếp xúc với bất kỳ một cuốn SGK mới nào. Bản thân vị trưởng phòng này cũng thế. Điều mà vị trưởng phòng lo ngại là nếu mỗi trường đều phải có đầy đủ tất cả các cuốn SGK đã đạt thì kinh phí để mua sách lấy ở đâu.
Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định Cao Xuân Hùng khẳng định, Sở đang họp để xây dựng kế hoạch chọn SGK lớp 1 cho năm học tới. Về nguyên tắc, chọn SGK không có gì khó khăn. Vì tất cả các cuốn SGK đều được Bộ GD&ĐT công nhận đạt. Không những thế, với chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên dạy theo chương trình, không dạy theo SGK nên không có gì băn khoăn.
Trong khi đó, trao đổi với Tiền Phong, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang Nguyễn Thế Bình cho biết đang xây dựng kế hoạch chọn SGK. Trước mắt, Sở sẽ tổ chức hội thảo mời tất cả các NXB (3 NXB) có SGK được phê duyệt đợt này giới thiệu về các bộ SGK. Như thế, các giáo viên có cơ hội để tiếp xúc với tất cả các bản SGK đạt yêu cầu. Tuy nhiên, ông Bình băn khoăn về kinh phí để mua tất cả các cuốn SGK cho các trường để chọn SGK.
"Thầy bói xem voi"
Là giáo viên được tham gia giảng dạy thực nghiệm SGK môn tiếng Việt mới thời gian qua, cô N.T.A (ở Hà Nội) cho biết, tuy may mắn hơn các đồng nghiệp khác nhưng cô cũng như học sinh mới chỉ được tiếp xúc với một cuốn trong số 5 cuốn SGK tiếng Việt mới. Đó mới chỉ là tiếp xúc một phần, nên không thể đánh giá được các cuốn SGK đạt yêu cầu như thế nào.
Thầy T.V.T - giáo viên một trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội bày tỏ những lo lắng trên một diễn đàn chuyên môn có vài chục nghìn thành viên rằng, thời gian quá ngắn để thẩm thấu 5 bộ SGK do Bộ GD&ĐT công bố. "Chưa kịp tìm hiểu kỹ đã phải chọn rồi. Chọn rồi thì không được chọn lại, có vẻ căng như dây đàn" - thầy T.V.T chia sẻ.
Thầy Nguyễn Duy Cường, Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS 15/10, thị trấn Mộc Châu (Sơn La) cho biết quan điểm của Ban giám hiệu nhà trường là chọn SGK phù hợp với đối tượng học sinh, tức yếu tố vùng miền là điều quan trọng nhất. Điều này đã được ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT đề cập đến rất nhiều lần tại các cuộc tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán. Ông Thái Văn Tài lưu ý khi chọn SGK, từ hình ảnh, từ ngữ người chọn SGK cần quan tâm để phù hợp với học sinh. Những hình ảnh, ngôn ngữ quen thuộc học sinh sẽ thấy thích thú, dễ học hơn.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho hay, quan trọng là phương pháp tiếp cận. Ông Thành phân tích, khi thành lập hội đồng thẩm định, giáo viên chỉ phải tiếp cận 5, 6 cuốn mỗi môn. Các thành viên hội đồng không phải tiếp cận lần lượt từ đầu tới cuối cuốn sách, mà chỉ xem xét đến cấu trúc, tính khái quát của từng cuốn, tính phù hợp với từng địa phương của từng bộ sách. Qua đó, tiến hành lựa chọn bộ sách theo hướng dẫn.
"Đơn cử trong một bài giảng, có các chữ, các hình, giáo viên căn cứ vào chữ, vào hình đó, sẽ hình dung ra lối tư duy, lối phát triển năng lực theo hệ thống, cách tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề của cuốn sách mang lại. Qua đó, giáo viên nắm bắt được mạch xuyên suốt cuốn sách và sẽ có quyết định lựa chọn cuốn sách nào" - ông Thành so sánh.
Trao đổi về quỹ thời gian, với nhiều lo ngại từ phía giáo viên khi cho rằng không đủ để trải nghiệm, thẩm thấu các cuốn SGK mới, ông Thành cho rằng trước khi các bộ sách đến với giáo viên, tác giả đã tổ chức dạy thử. Còn với các thầy, cô, nếu có thời gian dạy thử được thì tốt, không thì cũng không nhất thiết. Bởi lẽ, các SGK mới đã thay đổi căn bản phương pháp tiếp cận, hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên trong việc cảm nhận cuốn sách cũng như bài giảng, họ sẽ nhanh chóng nhận ra thông điệp của cuốn sách để truyền tải đến học trò của mình.
Tại các trường học Hà Nội, nhiều thầy cô mong muốn sớm được tổ chức tập huấn về công tác lựa chọn SGK. Đến thời điểm này, giáo viên vẫn chưa có sách trong tay, trong khi vài tháng tới đã chốt SGK. Nếu không được nghiên cứu, lựa chọn kỹ nhằm tìm được bộ sách phù hợp, thì giáo viên và học sinh sẽ cùng vất vả, công tác dạy học không đạt được hiệu quả như mong muốn.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Lựa chọn sách giáo khoa mới: Cần được tiếp cận sớm Sở GD-ĐT đang gấp rút triển khai cho các cơ sở giáo dục góp ý về dự thảo quy trình chọn lựa sách giáo khoa mới do Bộ GD-ĐT ban hành, sẽ áp dụng từ năm học 2020-2021. Việc có 5 bộ sách giáo khoa khác nhau, thay vì một bộ dùng chung trong cả nước như trước đã khiến không ít trường...