Tôi nhận được tin nhắn từ HR chỉ 20 phút sau khi ứng tuyển
Chưa biết tôi có được nhận làm thực tập sinh công ty hay không nhưng nhờ tin nhắn thân thiện của nhân viên bộ phận nhân sự, tôi được truyền động lực và cảm thấy khá hơn rất nhiều.
Tôi là sinh viên năm 4, chuyên ngành Marketing một trường đại học ở Hà Nội. Kỳ này, tôi đăng ký với trường sẽ đi thực tập dù vẫn chưa tìm được chỗ làm.
“Ngành này đang hot, thế nào chẳng có chỗ nhận mình, nhất là với vị trí thực tập sinh”, tôi thầm nghĩ.
Thông thường, tôi ứng tuyển qua trang web của bên tuyển dụng nên không biết được quy trình xử lý hoặc CV của mình có được đánh giá hay không. Tôi chỉ có thể đợi email phản hồi từ phía công ty.
Dần dần, tôi nhận ra bản thân đã quá chủ quan. Đã hơn 10 ngày kể từ lúc tôi gửi chiếc CV đầu tiên, hầu như có rất ít hồi âm. Một, hai bên gửi yêu cầu tôi làm bài kiểm tra, nhưng làm xong cũng không có thêm phản hồi gì. Tôi dần thấy bế tắc và tiêu cực với hành trình tìm chỗ thực tập.
Hôm trước, tôi đổi hướng, lên các hội nhóm tuyển dụng trên Facebook và tình cờ đọc được tin tuyển dụng của một công ty này. Tôi đánh giá mọi thứ về công ty khá ổn và đã gửi CV.
Video đang HOT
Chỉ sau khoảng 20 phút, bạn HR (quản trị nhân sự) của công ty kết bạn với tôi trên mạng xã hội.
“Chào Hiền, mình là Tuấn thuộc bộ phận HR. Mình có nhận được CV ứng tuyển của Hiền rồi, chúng mình sẽ báo cho bạn ngay khi quản lý duyệt CV nhé ạ. Cảm ơn Hiền rất nhiều vì đã tin tưởng ứng tuyển vào công ty. Chúc bạn một ngày nhiều niềm vui và đợi tin tốt từ chúng mình nhé”, tin nhắn nhanh chóng được gửi đến.
Tất nhiên sau đó, Tuấn cũng gửi email thông báo về việc hẹn phỏng vấn cho tôi theo quy trình.
Chưa biết tôi có được nhận làm thực tập sinh hay không, song nhờ tin nhắn thân thiện của bạn, tôi được truyền động lực và cảm thấy khá hơn rất nhiều.
Nói dối khi ứng tuyển: Nên hay không nên?
Việc ứng viên 'chém gió' hơi quá về khả năng của mình khi đi phỏng vấn không phải chuyện ít gặp.
Nhưng đâu là ngưỡng mà nhà tuyển dụng chấp nhận được? Và đâu là ngưỡng sẽ khiến ứng viên sẽ mắc sai lầm khi nhận việc?
Nói dối trong CV khá... phổ biến
Một cuộc khảo sát trên 629 nhà tuyển dụng cho thấy, cứ 5 người thì có 4 người nhìn thấy ứng viên nói dối. Trong các cuộc phỏng vấn, ấn tượng khác biệt quá xa giữa CV và thực tế dẫn đến một cuộc trò chuyện khó khăn, quyết định cuối thường là loại ứng cử viên.
Nên suy nghĩ kỹ trước khi đưa thông tin sai vào CV. Ảnh: Pexels
Các nhà tuyển dụng cho biết, những lời nói dối không thể chấp nhận trong CV thường là về: bằng cấp, tình trạng luật pháp (có đang trong thời gian thi hành án hay không?), giấy chứng nhận và giấy phép hành nghề, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm... Các công ty có cách để kiểm tra lý lịch và lịch sử công việc của ứng viên. Kể cả khi không bị phát hiện trong thời gian tuyển dụng, việc nói dối 1 trong 5 vấn đề trên cũng sớm gây hậu quả nghiêm trọng cho chính ứng viên.
Chỉ có 2% trường hợp bị phát giác sau khi nói dối mà được bỏ qua và tiếp tục được phỏng vấn. Khoảng một nửa số nhà tuyển dụng còn lại (48%) kiên quyết loại ứng viên ngay lập tức. Đặc biệt nếu lời nói dối là về chứng chỉ chuyên môn cần thiết.
Khoảng một nửa các nhà tuyển dụng còn lại cho phép một chút linh hoạt trong những trường hợp nhất định. Ví dụ, ứng viên nói mình thông thạo tiếng Pháp, mặc dù kỹ năng này không bắt buộc trong công việc. Nếu sau đó cô ấy không nói được tiếng Pháp, nhưng lại có trình độ tốt, cô ấy vẫn có thể được đi tiếp. Hoặc một thành tích thể thao, học tập... không có thật.
Tuy vậy, rất khó để biết nhà tuyển dụng cảm thấy ra sao về mỗi lời nói dối. Đôi khi một lời nói dối tạo thêm ấn tượng không đáng kể nhưng lại khiến ứng viên bị đánh trượt.
Nhà tuyển dụng sẽ sớm "nói chuyện" với bạn nếu phát hiện ra thông tin không đúng. Ảnh: Pexels
Chỉ nên trung thực?
Với 5 điểm nêu trên, câu trả lời vẫn là "Đúng".
Từ bằng cấp học vấn đến chứng chỉ, giấy phép chuyên môn, tiền án tiền sự, chức vụ và kỹ năng chuyên môn cần thiết cho công việc... ứng viên nên nói thật. Ứng viên nên kiểm tra kỹ tất cả các ngày tháng và chi tiết chính trong CV để chắc chắn rằng không vô tình sai sót.
Ứng viên nên tự hỏi "Điều gì đặc biệt khiến CV của mình không đủ tốt?". Có thể trình độ chuyên môn của họ không đủ cho vị trí này, điều đó khách quan có thể mang lại bất lợi. Tuy nhiên, cũng có thể họ đang "ảo tưởng" rằng CV của người khác có thể ấn tượng hơn.
Thực tế, đôi khi các chuyên gia nhân sự và giám đốc tuyển dụng không mong đợi sự hoàn hảo. Ngoài một số điều kiện tiên quyết nhất định phải đáp ứng về chuyên môn, các chuyên gia cũng hướng đến những người cầu tiến, tỏ rõ sự đam mê trong công việc.
Nói dối không phải cách hiệu quả để có được công việc. Nếu không tự tin với CV của mình, hãy tham khảo cách mà CareerBuilder hướng dẫn trình bày CV hiệu quả nhất, hoặc liên hệ với CareerBuilder để được hỗ trợ.
ĐH FPT công bố điểm chuẩn thi đánh giá năng lực Chấp thuận thí sinh ứng tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia HN và ĐHQG TP. HCM là điểm mới trong quy chế tuyển sinh Đại học FPT năm 2022, giúp thí sinh giảm tải áp lực thi cử, tăng cơ hội chọn ngành. Điểm chuẩn thi Đánh giá Năng lực của ĐH FPT năm 2022 là...