‘Tôi muốn học online để tránh virus, nhưng lo bị trục xuất khỏi Mỹ’
Du học sinh Việt Nam đứng trước lựa chọn khó khăn: học trực tiếp, về nước hay đến “nước thứ ba” lánh nạn, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn lây lan và các nước đóng cửa biên giới.
Nguyễn Đình Kỳ, du học sinh Việt Nam đang theo học tại Học viện Công nghệ Illinois, vốn dự định chọn những môn học trực tuyến cho kỳ học sau vì lo ngại nguy cơ nhiễm virus nếu đến lớp trực tiếp.
“Ban đầu mình định sẽ đăng ký học trực tuyến hoàn toàn để đảm bảo an toàn sức khỏe. Tuy nhiên, có một khóa học thông báo sinh viên phải tham gia học trực tiếp làm mình khá lo lắng”, Kỳ nói với Zing từ Mỹ.
Dự định của Kỳ, và có thể cả kế hoạch giảng dạy của trường, bị đảo lộn sau thông báo ngày 6/7 của Cơ quan thực thi di trú và hải quan Mỹ (ICE). Theo đó, các sinh viên quốc tế theo diện F-1 và M-1 phải rời khỏi Mỹ nếu trường học của họ chuyển sang giảng dạy trực tuyến. Trường hợp sinh viên muốn tiếp tục ở lại Mỹ, ICE gợi ý họ cân nhắc chuyển sang học tại các trường có giảng dạy trực tiếp.
“Nếu không tuân thủ quy định mới này, sinh viên không chỉ bị trục xuất mà nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng liên quan đến di trú khác,” phía ICE cho biết.
ICE cũng ra thời hạn 10 ngày để các trường chuẩn bị và quyết định về kế hoạch giảng dạy.
Nhiều trường đại học cho biết sẽ chuyển sang giảng dạy trực tuyến hoàn toàn. Ảnh: Shutterstock.
Tiến thoái lưỡng nan
Chính sách mới này được đưa ra trong bối cảnh nhiều bang ở Mỹ ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới kỷ lục và nhiều cơ sở giáo dục chưa công bố kế hoạch giảng dạy. Cho đến nay, nhiều trường đại học tại Mỹ, bao gồm Đại học Harvard và hệ thống các đại học California, thông báo rằng các tất cả các khóa học sẽ được giảng dạy trực tuyến.
Tính đến cuối ngày 7/7 (giờ địa phương), Mỹ đã vượt qua cột mốc 3 triệu ca nhiễm virus corona, đồng thời Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Động thái này của chính phủ Mỹ sẽ ảnh hưởng đến hơn một triệu du học sinh hiện theo học tại Mỹ, trong đó có hơn một nửa là đến từ các nước châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ. Gần 24.000 du học sinh Việt Nam tại Mỹ cũng nằm trong diện có thể bị ảnh hưởng bởi quyết định này.
“Trước khi có quyết định của ICE, mình vốn đã định đăng ký những môn thuần về lý thuyết và chỉ yêu cầu nghe giảng để tránh phải trở lại giảng đường hay phòng thực hành, chủ yếu là để khỏi phải nơm nớp lo sợ bị lây nhiễm virus”, Kỳ nói.
Video đang HOT
Đình Kỳ vẫn chưa nhận thêm thông báo mới về kỳ học mùa thu, hoang mang và lo lắng, không biết nên ở lại hay về nước.
Theo quy định mới, để được ở lại Mỹ, Kỳ buộc phải theo học các lớp được giảng dạy trực tiếp, thậm chí có thể phải chuyển sang một đại học khác để có thể học trực tiếp. Trong trường hợp này, mô hình học song song cả trực tuyến và trực tiếp trở thành một lựa chọn lý tưởng dành cho các trường đại học và du học sinh muốn ở lại Mỹ.
Một số trường đại học đang lên kế hoạch chuyển qua học song song để sinh viên có thể ở lại Mỹ.
Tuy nhiên, việc tất cả sinh viên cùng đến trường để học trực tiếp tạo ra một mối lo ngại về việc lây nhiễm dịch bệnh, nguy hiểm không chỉ cho sinh viên và giáo sư mà còn cho sức khoẻ cộng đồng.
Nếu lựa chọn về nước, bỏ qua mức giá vé máy bay đắt đỏ và những rủi ro khi bay vào thời điểm này, Kỳ phải đợi để được gọi tên lên những chuyến bay giải cứu của chính phủ.
Việt Nam, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, vẫn đang trong trạng thái đóng cửa biên giới. Để lên được chuyến bay đó, Kỳ phải hoàn thành thủ tục, giấy tờ chỉ trong vài ngày ngắn ngủi.
Nguyễn Như Nhật Nam, du học sinh đã có 2 năm học tại Mỹ, chia sẻ rằng: “Việc về nước cấp tốc bây giờ là rất khó, trong khi nhiều du học sinh đã hết hạn visa trong tháng 7 này”.
“Hiện tại nếu chỉ dựa vào các chuyến bay giải cứu thì sẽ rất khó vì các chuyến bay này rất hạn chế. Và số lượng đăng ký về nước cũng đã rất lớn rồi”, Nam nói với Zing.
Chưa kể, việc quay lại Mỹ sau này để tiếp tục việc học cũng sẽ rất khó khăn.
Thế nhưng nếu không quay về, các bạn sẽ hết hạn visa trong thời gian gần và khó có khả năng được cấp lại. Trong trường hợp xấu nhất là bị trục xuất, sẽ rất khó để có thể quay lại Mỹ sau khi đại dịch kết thúc để tiếp tục việc học.
Lường trước được những sự khó khăn này, Đình Kỳ còn tính đến việc xin visa các nước lân cận như Canada hay Mexico để “lánh nạn”. Chưa rõ tính khả thi của phương án này đến đâu, nhưng nó ẩn chứa nhiều rủi ro khi các nước vẫn đóng cửa biên giới, do đó việc xin visa nhập cảnh sẽ tương đối khó khăn, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về sức khoẻ khi khu vực Mỹ Latin, bao gồm Mexico, cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.
Nguyễn Như Nhật Nam, du học sinh Việt Nam tại Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Về vấn đề lây lan virus, Nhật Nam không cho rằng du học sinh các nước là nguyên nhân gây nên bùng phát dịch bệnh tại Mỹ khi rất cẩn trọng với sức khoẻ bản thân và cả sức khoẻ các công dân Mỹ: luôn đeo khẩu trang và sát khuẩn tay.
Về kinh tế, các vị phụ huynh có con du học tại Mỹ chấp nhận chi trả hàng nghìn USD hàng tháng kể cả khi các sinh viên ngồi trong nhà trọ và học qua Zoom, chỉ để đảm bảo an toàn cho con. Hàng năm, cộng đồng sinh viên quốc tế đóng góp hàng chục tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ. Các sinh viên quốc tế thường là những người đóng toàn bộ học phí đại học và đây cũng là nguồn thu chính của nhiều đại học Mỹ vào thời điểm mở cửa trở lại sau thời gian đóng cửa phòng chống dịch Covid-19.
Nhật Nam cho rằng sau những quyết định bất lợi đối với du học sinh nước ngoài như thế này, và với số tiền tương đương, các du học sinh còn rất nhiều lựa chọn giáo dục khác ở các nước phát triển khác như Anh hay các nước châu Âu, thay vì “giấc mơ Mỹ”.
Sinh viên này cho rằng Mỹ sẽ thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm vì mất đi khoản thu từ du học sinh quốc tế vào những nước có “chất lượng giáo dục không thua kém nhưng quan tâm đến lợi ích của du học sinh nhiều hơn”.
"Chạy nước rút" cho kỳ thi vào lớp 10
Chỉ còn gần 10 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2020-2021 của Hà Nội sẽ bắt đầu. Từ nhiều năm nay, đây luôn được xem là kỳ thi căng thẳng bởi độ cạnh tranh cao khi chỉ có khoảng 60-62% học sinh lớp 9 có suất vào các trường THPT công lập.
Ảnh minh họa
So với các năm trước, kỳ thi năm nay còn áp lực hơn khi học sinh phải nghỉ học ở trường suốt 3 tháng vì dịch COVID-19.
Những ngày này, dù thời tiết nắng nóng nhưng học sinh lớp 9 tại Hà Nội vẫn mệt nhoài "chạy nước rút" ôn tập để chuẩn bị bước vào kỳ thi. Không chỉ học tại trường, nhiều học sinh còn bận rộn với lịch ôn tại các "lò" luyện thi hoặc tăng ca buổi tối cùng giáo viên kèm tại nhà với mong ước giành được suất vào lớp 10 trường THPT công lập.
Em Nguyễn Hồng Hải, học sinh Trường THCS Tân Mai (Hà Nội) cho biết: Mặc dù năm nay không phải thi thêm môn thứ 4, song do tính cạnh tranh của kỳ thi khá cao nên việc ôn thi vẫn rất căng thẳng. Dù điểm tổng kết các môn trên lớp của Hải đều cao nhưng em không dám chủ quan. Ngoài học ôn tại trường, em còn đăng ký khóa học online để luyện thêm các môn vào buổi tối tại nhà.
Cũng theo chia sẻ của Hồng Hải, sở dĩ em chọn việc luyện thi online bởi hình thức ôn thi này tiết kiệm được cả thời gian đi lại trong điều kiện thời tiết nắng nóng, cũng như giảm chi phí hơn so với việc thuê gia sư hay ôn thi trực tiếp tại các trung tâm.
Chị Bùi Ngọc Linh, phụ huynh có con chuẩn bị thi vào lớp 10 cũng cho biết: "Cả tháng nay, ngày nào con gái tôi cũng học đến 12h đêm. Tuy điểm thi thử ở trường của con cũng khá cao, các môn đều trên 8 điểm, nhưng con vẫn không khỏi lo lắng. Bản thân tôi cũng rất căng thẳng, nhưng vẫn phải động viên con không nên quá áp lực, tạo tâm lý thoải mái để bước vào kỳ thi".
Để chia sẻ áp lực với học sinh, nhiều trường THCS tại các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội cũng đã lên kế hoạch "tăng tốc" ôn tập cho học sinh khi các em quay lại trường sau 3 tháng nghỉ học vì dịch COVID-19.
Tại Trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, nhà trường đã lên phương án hoàn thành chương trình học của lớp 9 sớm hơn. Sau khi hoàn thành chương trình học kỳ II, nhà trường chỉ xếp thời khóa biểu cho các em 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ để tăng cường hơn lượng kiến thức thi vào lớp 10.
một số trường THCS tư thục, ngoài việc tổ chức ôn tập theo cách thức truyền thống, nhà trường còn sáng tạo thêm một số cách thức mới giúp học sinh có thể thoải mái tiếp nhận kiến thức trong giờ ra chơi như xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm, chiếu trên màn hình led cỡ lớn ở sân trường.
Bà Nguyễn Thu Hà, Phó Trưởng phòng Quản lý thi, Sở GD&ĐT cho biết: Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội năm học 2020-2021 có một số điểm mới, học sinh chỉ còn 3 môn là Toán, Văn, Ngoại ngữ. Điểm xét tuyển dựa trên điểm 3 môn thi và điểm ưu tiên (nếu có), trong đó, Toán và Ngữ văn tính hệ số 2.
Điểm mới thứ hai là năm nay, môn Ngoại ngữ sẽ bỏ thi tự luận và chỉ thi trắc nghiệm khách quan, chấm thi bằng phần mềm máy tính.
Thứ ba, để giảm áp lực cho học sinh dự thi, Sở GD&ĐT Hà Nội quy định ngày 17/7, thí sinh dự thi Ngữ văn và chiều là Ngoại ngữ. Sáng 18/7 học sinh sẽ dự thi môn Toán. Các môn thi chuyên vẫn giữ nguyên thứ tự môn thi.
Thứ tư, năm học 2020-2021, lần đầu tiên Hà Nội bổ sung môn ngoại ngữ tiếng Hàn trong thi tuyển sinh lớp 10 và triển khai dạy ngoại ngữ Hàn vào một số trường THPT. Theo đó, học sinh có thể đăng ký dự thi môn ngoại ngữ bằng một trong 5 ngoại ngữ bất kỳ gồm Anh, Pháp, Đức, Hàn, Nhật không nhất thiết là ngoại ngữ được học ở bậc THCS.
Điểm mới thứ 5 mà thí sinh cần đặc biệt lưu ý là quy định rút ngắn thời gian nộp hồ sơ, nhập học với các trường THPT công lập bắt đầu từ ngày 12-8 đến hết 15/8 thay vì kéo dài 15 ngày như năm 2019-2020. Riêng trường ngoài công lập, tự chủ tài chính... vẫn giữ nguyên thời gian nhập hồ sơ 15 ngày.
Ngoài ra, theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và ào tạo về điều chỉnh nội dung học kỳ II, công tác ra đề thi lớp 10 năm nay của Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ được thực hiện theo tinh thần tinh giảm, đề thi sẽ giảm độ khó so với năm học trước để bảo đảm quyền lợi của học sinh do nghỉ học dài ngày vì COVID-19.
Do vậy, các bậc cha mẹ cần tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái để giúp con đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2020-2021 của Hà Nội sẽ diễn ra trong 2 ngày 17 và 18/7 với 3 môn thi gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Năm nay, toàn thành phố Hà Nội có 107.246 học sinh xét tốt nghiệp THCS, tăng khoảng 6.685 học sinh so với năm học 2019-2020.
Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, dự kiến 62% số học sinh sẽ vào trường THPT công lập, 2,6% vào trường THPT công lập tự chủ, 20% số học sinh tuyển vào trường THPT ngoài công lập, 7,5% số học sinh vào trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên và 7,9% số học sinh tham gia học nghề.
Trường đại học Mỹ lên tiếng việc trục xuất du học sinh Đại diện ĐH Harvard và ĐH Upenn khẳng định họ sẽ làm việc với các tổ chức khác để tìm ra hướng giải quyết đảm bảo quyền lợi cho du học sinh. Ngày 7/7, Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) phát thông báo về việc ngưng cho phép sinh viên nước ngoài học 100% online vào kỳ học mùa thu...