Tới lớp, tới trường, nơi ấy có tình thương…
Một tiết học của cô và trò Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
GD&TĐ – Trong tôi cứ ngân lên câu hát “ Tới lớp, tới trường, nơi ấy có tình thương…” khi nghĩ đến những gì mà tập thể cán bộ, giáo viên (GV) Trường Tiểu học Trần Văn Ơn (Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng) nỗ lực để thực sự mỗi ngày đến trường của HS là một ngày vui…
Thêm nhiều thương yêu
Điều khác biệt duy nhất giữa trẻ bình thường và trẻ tự kỷ là trẻ tự kỷ cần được thương yêu nhiều hơn
Tập thể GV trường Trần Văn Ơn
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn có 52 HS khuyết tật, trong đó có nhiều em thuộc dạng khuyết tật trí tuệ hoặc tự kỷ.
“Ngoài tăng gánh nặng và khối lượng công việc cho giáo viên như phải soạn giáo án riêng, nhà trường còn chịu áp lực từ cả phía phụ huynh, bởi tâm lý không ai muốn con mình học chung lớp, ngồi chung bàn với một bạn có những biểu hiện không bình thường, thậm chí còn có khả năng bị bạn tấn công. Điều này buộc đội ngũ giáo viên, BGH phải thường xuyên làm công tác tư tưởng cho phụ huynh” – thầy Hiệu trưởng Đặng Nhứt chia sẻ…
Đã có những trường hợp, BGH nhà trường phải “cứng rắn” thì phụ huynh mới chấp nhận cho trẻ tự kỷ học chung với con mình, như trường hợp em Hoàng B. Ngay khi chưa khai giảng năm học mới, đã có nhiều phụ huynh kiến nghị phải chuyển em B. sang lớp khác.
Khi GV không thể thuyết phục được phụ huynh, đích thân thầy Hiệu trưởng phải dứt khoát: “Không thể chuyển em B. đi lớp nào được cả, vì cả trường chỉ có duy nhất một cô giáo được tập huấn dạy trẻ tự kỷ, nếu HS chuyển thì cô giáo cũng phải chuyển theo”.
Đánh trúng vào tâm lý phụ huynh muốn cho con theo học cô giáo này nên khi trường quyết định như vậy, không còn phụ huynh nào có phản ứng gì nữa.
Video đang HOT
Các cô giáo dạy trẻ tự kỷ học hòa nhập cho biết: Dù có mệt mỏi, có vất vả nhưng họ đều không nản lòng, bởi chính những tiến bộ dù là nhỏ của HS chính là động lực, là nguồn sức mạnh để mỗi người thầy thêm yêu nghề, yêu trò; để không bao giờ – dù chỉ là trong ý nghĩ – muốn quay lưng lại với trẻ tự kỷ.
“Độc quyền” các sáng kiến!
BGH trường Trần Văn Ơn chủ trương kéo dài thêm thời gian mở cửa thư viện thêm một tiếng đồng hồ sau giờ tan học…
Thầy Đặng Nhứt giải thích: “Do đặc thù của HS tiểu học, thường giờ tan trường sớm hơn giờ tan sở của phụ huynh khoảng từ 30 – 45 phút, chúng tôi tận dụng khoảng thời gian trong khi các em chờ đợi phụ huynh đến đón để phục vụ cho nhu cầu đọc của HS. Nếu không đọc sách ở thư viện, các em có thể xem hoạt hình hoặc vẽ, làm bài tập… ở sảnh sinh hoạt chung.
Ở Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, trước mỗi khu vệ sinh nào cũng có khoảng 5 – 6 bộ áo quần đồng phục dự phòng đủ mọi kích cỡ, riêng khu vệ sinh dành riêng cho lớp Một, số áo quần này được trang bị nhiều hơn với 20 bộ.
Tìm hiểu được biết, có nhiều trường hợp HS lớp một chưa thể tự đi vệ sinh được hoặc không tự lau chùi được, vệ sinh không sạch hoặc bị té ngã, ướt…
Trước đây, khi chưa có nhân viên hỗ trợ, thường thì giáo viên phải gọi điện cho phụ huynh đem quần áo đến trường thay cho con, cô giáo cũng phải bỏ lớp để làm vệ sinh cho những em này. Giờ thì nhân viên túc trực ở đây sẽ đảm bảo cho các em được hỗ trợ khi cần thiết.
Một vài chi tiết nhỏ cũng thấy sự cẩn trọng và tinh tế trong sự quan tâm của các thầy cô dành cho học trò mình: Bệ ngồi trong nhà vệ sinh của HS lớp Một cũng được chọn kích cỡ nhỏ hơn bởi nếu gắn bệ ngồi của người lớn, thì khi ngồi, các em sẽ bị hổng chân, vừa không thoải mái vừa không đảm bảo an toàn do dễ bị trượt trong khi cơ thể phát triển chưa vững, độ phản xạ chưa cao.
Nhân viên phụ trách khu vực nhà vệ sinh thường phải có mặt trước giờ vào học khoảng 45 phút bởi theo các thầy cô: “Nhiều phụ huynh đưa con đi học sớm để kịp giờ vào làm buổi sáng, nếu chỉ có một mình nhân viên bảo vệ thì sẽ khó đảm bảo an toàn cho HS bởi không thể kiểm soát hết được các khu vực trong trường”…
Đây có thể được coi là những “độc quyền” sáng kiến ở trường Tiểu học Trần Văn Ơn, nhưng cũng là cách thể hiện tình cảm với học sinh, quan tâm, tạo mọi điều kiện cho đến các em được thoải mái khi ở trường từ những chuyện nhỏ nhất.
Nghĩa cử đẹp vun đắp giá trị nhân văn trong học trò
Mỗi món quà trao đi sẽ đọng lại trong các em lòng nhân ái, các em nhận thức được rằng chia sẻ với nhau là điều hiển nhiên, là “làm điều lành tránh điều dữ” cho người khác. Tính nhân văn là cái gốc của mọi vấn đề, tạo thói quen, tạo nếp sống văn minh. Tôi thấy rằng không có giáo dục nào tốt nhất bằng cảm hóa và làm gương.
Thầy Hiệu trưởng Đặng Nhứt
Chia sẻ với HS nghèo và với cả những HS ra trường từ lâu nhưng không may gặp hoạn nạn là một truyền thống được giữ gìn của thầy và trò mái ấm dành cho học sinh tự kỷ Trần Văn Ơn.
Sự sẻ chia không chỉ dừng lại đối với HS nghèo của trường, mà còn là những HS có hoàn cảnh mồ côi. Đó có thể là tập vở, áo quần đồng phục, có thể là tiền tùy theo từng hoàn cảnh…; đó là lời động viên tinh thần mà các học sinh có hoàn cảnh không may nhận được.
Từ nhiều năm nay, tập thể cán bộ giáo viên nhà trường còn nhận bảo trợ cho 4 HS có hoàn cảnh khó khăn với 2 mức hỗ trợ: 500.000 đồng/tháng/HS và 1 triệu/năm học/HS, được nhà trường chuyển cho gia đình trước ngày khai giảng năm học mới.
Như trường hợp em L.A.V, bố mẹ thường xuyên đau ốm nên không có công việc ổn định, nhà lại có đến 4 anh chị em. Khoản tiền 500.000 đồng/tháng – như các GV tâm sự là chẳng đáng bao nhiêu -nhưng đã giúp gia đình em bớt đi phần nào sự túng quẫn. Mẹ em V. không ít lần rớt nước mắt trước tấm chân tình của tập thể GV nhà trường.
Những buổi trao quà cho HS nghèo, BGH nhà trường tế nhị không phát dưới cờ, sợ các em mặc cảm, các em được mời vào phòng hội đồng, nhận quà từ tay các nhà hảo tâm.
Trong các chuyến đi xa trao quà cho bạn nghèo, các em trong ban chỉ huy liên đội, những em là HS giỏi được thầy cô cử đi, để các em hiểu bạn mình gặp khó khăn như thế nào và tiền các em dành dụm đã đến tay các bạn.
Chỉ tính từ tháng 9/2013 đến tháng 10/2014, thầy và trò Trường Tiểu học Trần Văn Ơn đã trao quà và học bổng bằng tiền mặt trị giá 186,5 triệu đồng đến các em HS nghèo của trường, các bạn HS nghèo ở các địa phương khác như xã miền núi Hòa Phú, Hòa Bắc (Đà Nẵng) hay huyện Đại Lộc (Quảng Nam), các gia đình có con nhiễm chất độc da cam và có hoàn cảnh thương tâm…
Những việc làm âm thầm của cả thầy và trò Trường Tiểu học Trần Văn Ơn đã góp phần tiếp sức cho nhiều học trò nghèo, giúp con đường học vấn của các em bớt chông chênh, thắp lên niềm tin yêu vào cuộc sống công bằng đang hiện hữu nhiều điều tốt đẹp.
Theo thầy Hiệu trưởng Đặng Nhứt, trong thời gian tới, HS Trường Tiểu học Trần Văn Ơn sẽ mang quà về tặng các bạn ở trường kết nghĩa Tiểu học Hòa Phú (Đà Nẵng). Đây không chỉ là lòng nhân ái, mà còn là trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng, và tình thương này có sức lan tỏa rất lớn.
Theo GD&TD
Bắt 2 người cản trở học sinh tới trường
Cơ quan công an huyên Hương Khê (Ha Tinh) đa băt tam giam 2 người vi co hanh vi xui giuc, kich đông ngươi dân tu tâp phan đôi sap nhâp trương THCS Hương Binh.
Chiêu nay (4/12), cơ quan công an huyện Hương Khê (Ha Tinh) cho biêt, đơn vi nay đa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 thang đôi vơi 2 người liên quan tơi viêc phan đôi sap nhâp trương Hương Binh khiên hơn 500 hoc sinh chưa đươc tơi trương.
Đó là Đặng Thị Hoa (sinh năm 1977) và Lê Đăng Thắng (sinh năm 1973) cung tru xã Hương Bình (Hương Khê).
Hơn 3 thang qua, hang trăm ngươi dân luôn phan đôi sap nhâp trương THCS Hương Binh.
Theo điêu tra, từ đầu tháng 9 đến nay, Thắng và Hoa cùng một số người tập trung trước cổng Trường THCS Hương Bình (cũ) để xúi giục, kích động nhiều người tụ tập va co các hành vi gây rối, cản trở, đe dọa phụ huynh nao cho con em đến trường.
Sau khi điêu tra lam ro, ngay 3/12, cơ quan chưc năng đa tiên hanh băt giư Thăng va Hoa.
Trươc đo, vao ngay 3/12, tai cuôc hop bao do Ban tuyên giao tinh uy Ha Tinh chu tri, Thương ta Nguyễn Gia Triêm, phó trương phòng PA 88, công an tinh Ha Tinh thông tin, liên quan tơi viêc phan đôi sap nhâp trương THCS Hương Binh, tư thang 8/2014 đên nay đa xây ra 12 vu viêc liên quan tơi an ninh trât tư trên đia ban xa Hương Binh. Cơ quan công an huyên Hương Khê đa co kêt luân 9 vu viêc, con 3 vu viêc thi đang tiêp tuc lam ro.
Cơ quan công an cung đa xac đinh, co nhưng đôi tương ngăn can con em tơi trương, xui giuc ngươi dân viêt đơn, quyên gop tiên đê xuông tinh, ra Trung ương khiêu kiên, co nhiêu đôi tương đa triêu tâp lân 2.
Theo Văn Đức/Báo Vietnamnet