Tôi làm phở trộn mang đi làm ăn trưa, cả văn phòng xúm vào ăn ké hết tô phở to trong 1 nốt nhạc
Làm phở trộn rất dễ mà ăn thì lại cực ngon nên tôi thường mang đi làm ăn trưa, lần nào cũng phải làm dư để đồng nghiệp còn “ăn ké”!
Muốn làm phở trộn bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
1 con gà (1,4kg)
750g bánh phở
1 củ gừng nhỏ đã nướng, 3 củ hành tím
20g đường phèn, 1/2 muỗng cafe tiêu
1 trái chanh, 1 trái ớt sừng, 30g tỏi
3 muỗng canh dầu ăn, 1 chén đậu phộng rang giã dập
Rau sống: xà lách, rau thơm, rau húng, rau răm, hẹ (tùy thích), 1 trái dưa leo
*Nước xốt: 2 muỗng dầu ăn, 2 muỗng dầu hào, 2 muỗng đường, 1 muỗng dấm, 1 muỗng dầu tỏi phi, 6 muỗng xì dầu
Chế biến:
Gà làm sạch sẽ cho vào nồi luộc cùng với đường phèn, 1 củ gừng và 3 củ hành tím đã nướng. Vì gà tơ nhỏ nên tầm 15- 20 phút là chín, vớt gà ra để ráo nguội rồi xé sợi hoặc chặt miếng tùy thích nhé!
Video đang HOT
Còn phần xương cho lại vào nồi tiếp tục nấu làm nước lèo. Khi dùng nêm thêm muối, tiêu, bột ngọt cho vừa khẩu vị.
Làm dầu tỏi phi: tỏi lột bỏ vỏ rồi bằm nhỏ. Sau đó làm nóng chảo cho dầu ăn và tỏi vào phi dậy mùi chuyển màu hơi chớm vàng là tắt bếp nhanh, khoảng 1 phút sau là tỏi phi có màu vàng đẹp nhờ độ nóng của dầu.
Làm nước xốt: Cũng cái chảo làm dầu tỏi, cho tất cả gia vị phần nướt xốt vào quậy đều, cho lên bếp nấu sôi lên. Bạn có thể nêm lại theo khẩu vị hoặc có thể làm mắm chua ngọt để thay thế nước xốt. Riêng mình vẫn thích kiểu chan nước xốt này!
Khi tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng, nấu một nồi nước sôi cho vào 1 muỗng dầu ăn với ít muối. Cho bánh phở vào trụng qua, cho ra tô, chan 1 ít dầu tỏi phi và 2-3 muỗng xốt vào trộn đều. Cuối cùng xếp thịt gà, rau sống, dưa leo, ớt, đậu phộng rang, chanh (tùy thích) vào, trộn đều và thưởng thức thôi!
Thành phẩm:
Phở trộn là một món rất dễ ăn, nhất là khi ăn cơm mãi cũng chán thì chỉ một tô phở trộn cũng đủ chất mà lại ngon miệng với hương vị hài hòa. Do là đồ ăn nguội nên tôi thoải mái mang đi làm, chỉ để xốt riêng đến khi ăn chan xốt vào trộn đều là có tô phở ngon lành đầy dinh dưỡng rồi!
Chúc bạn làm phở trộn thành công và có tô phở trộn thật ngon nhé!
Theo afamily
Khám phá 4 món phở đặc sắc, biết gây nhớ thương cho thực khách ở vùng cao
Nhắc đến phở, người ta hay nghĩ đến Hà Nội, Sài Gòn, Nam Định... nhưng thực tế các tỉnh vùng cao miền Bắc cũng có rất nhiều biến tấu phở ngon, lạ đáng thử.
Phở vịt
Mảnh đất Lạng Sơn có khá nhiều đặc sản nổi tiếng, nhất là các đặc sản liên quan đến vịt. Trong đó một món ăn khá có tiếng ở đây chính là phở vịt. Thay vì sử dụng thịt bò hay thịt gà để chế biến thì phở Lạng Sơn lại sử dụng những miếng vịt quay thơm lừng với da đỏ bóng mỡ màng để ăn kèm.
Đi kèm với tô phở sẽ là một có một bát nước quay vịt hoặc một bát xì dầu đi kèm để chấm vịt. Thậm chí bạn có thể chan nước quay vịt vào phở ăn kèm, tuy nhiên cách này hơi ngán nên thường người ta sẽ cho kèm măng chua vào để giảm ngấy. Phở vịt quay ăn lạ miệng, nước dùng đậm đà, có thể gọi là món phở phá cách nhưng rất đáng thử của xứ Lạng.
Phở chua
Ngoài phở vịt quay, Lạng Sơn còn có món phở chua rất đáng thử và được nhiều người ưa thích. Một tô phở chua truyền thống của xứ Lạng cần đến hơn 10 loại nguyên liệu đặc biệt như: bánh phở, khoai lang, gan lợn, dạ dày, thịt ba chỉ quay xá xíu, lạp xườn, bột chao, lạc, dưa chuột cùng các loại rau thơm...
kateng233
Phở chua, nhờ cách thức chế biến cầu kỳ như vậy, hội tụ đầy đủ "ngũ vị" với giòn, bùi của khoai, của lạc, vị ngậy của thịt xá xíu, cay của ớt, lại man mát của miếng dưa chuột, chua dịu của nước dùng, cay của thứ măng ớt gia giảm. Đây là một món ăn mang đậm bản sắc Lạng Sơn.
lynakunnie
Phở Tráng Kìm
Phở Tráng Kìm ở Quản Bạ, Hà Giang là món ăn được rất nhiều người ưa thích khi đến vùng địa đầu. Về cơ bản, nó sẽ giống như món phở gà, nhưng cách chế biến có nhiều khác biệt. Trong đó, khác nhất chính là phần bánh phở. Bánh phở được làm từ gạo địa phương sau khi tráng xong sẽ được hong một lúc cho se mặt rồi mới thái ra rồi làm phở.
@vananh.keobuzz
Bát phở Tráng Kìm cũng có những nguyên liệu cơ bản nhất của món phở, nhưng lại rất đặc biệt. Phở dai, săn rất có vị, nước dùng ngọt tự nhiên của xương ống ninh, thơm phức mùi thảo quả... Gà ăn kèm là thứ gà đồi nuôi thả tự nhiên chắc ngọt, thế nên ăn bát phở vùng cao này, người ta chỉ thử một lần cũng nhớ mãi.
@ntquang79
Phở trộn, phở chua Bắc Hà
Cũng là phở chua nhưng phở chua Bắc Hà khác phở Lạng Sơn. Với phở chua, linh hồn của món ăn chính là nước chua. Được biết thứ nước chua này làm từ phương pháp truyền thống khá kì công và được tạo ra từ các công đoạn ngâm, trộn rau cải với nước đường cần nhiều kinh nghiệm.
Bát phở chua sẽ gồm những sợi bánh phở hồng tím mời gọi, thịt xá xíu, rau sống thái mỏng, ít cải chua từ quá trình làm nước chua và tất nhiên không thể thiếu được thứ nước chua. Cuối cùng, món này không thể thiếu được lạc giã nhỏ và đậu xị - một loại gia vị được làm kì công với thành phần là đậu tương, hạt dổi, hạt xẻn, thảo quả, gừng, ớt xào, tương ớt...
Món phở trộn có cách chế biến tương tự, chỉ có điều thay nước chua bằng nước trộn có vị chua ngọt, về vị cũng đậm đà hơn. Vì đều là món nguội nên 2 món phở này sẽ được phục vụ kèm một bát nước dùng nóng hổi để thêm ấm bụng.
Theo Trí Thức Trẻ
Ông chủ phở Thìn Lò Đúc: Cho đi là còn mãi Hàng nghìn bát phở được bán ra mỗi ngày tại một quán phở tồn tại hơn 40 năm ở đất Hà thành với giá 60.000 đồng. Món ăn lâu đời đến nay vẫn thu hút đông đảo các thực khách. Phở là một trong những món ăn sáng không thể thiếu của người Hà Nội với hàng trăm quán phở ở mọi ngõ...