Tôi làm học viên trường ‘chết lâm sàng’ ở Sài Gòn
Lớp học nhốn nháo vì gộp các học viên trung cấp năm 2 với các tân sinh viên cao đẳng vào chung một lớp để dạy… Đó là buổi học ở các trường trung cấp, cao đẳng “chết lâm sàng”.
Trong vai tân sinh viên mới nhập học, phóng viên đã tham gia lớp học ở các trường TC, CĐ khác nhau tại TP HCM, và ghi nhận được nhiều câu chuyện bi hài, trớ trêu.
Điều đáng ngạc nhiên là thời điểm này, mùa tuyển sinh đã đi qua hơn 1 nửa chặng đường, thế nhưng nhiều trường chỉ mới có vài chục học sinh theo học. Không khí trường học vắng lặng y như “chùa Bà Đanh”.
Lớp học 2 trong 1
Ngày 7/10, trong vai người đi tìm trường học, chúng tôi ghé trường CĐ Nghề Kinh tế Kỹ thuật (quận 12, TPHCM) để tìm hiểu thông tin ngành học.
Sau một hồi tư vấn, mặc dù chưa mua hồ sơ, đóng tiền học phí nhưng với nhu cầu tham quan lớp học, chúng tôi được một nhân viên đào tạo của trường nhiệt tình dẫn đi dạo một vòng quanh trường. Thậm chí, nhân viên này còn bố trí cho phóng viên một chỗ ngồi học thử để xem không khí học tập thế nào.
Từ tầng 1 lên tầng 2, ngoài phòng Đào tạo sáng đèn, 4-5 phòng học còn lại đều tối thui, khóa trái cửa, bụi bặm bám đầy bàn ghế. Nhân viên này vừa đi vừa nói: “Các phòng này đang tạm đóng cửa do chưa có học viên vào học”.
Lên đến tầng 3, bắt đầu có tiếng nhốn nháo của học sinh. Khi đến gần cuối dãy, một lớp học khoảng 40 học viên, người ngồi ngang, kẻ đứng dọc… Chuyện trò huyên náo. Thầy giáo trạc tuổi 50 bước xuống chào hỏi rồi nói: “Hôm nay học môn Chính trị cũng nhẹ nhàng, bài vở ít với lại tui có việc bận nên điểm danh xong cho mấy em về sớm”.
Nói xong, thầy đi xuống, cả lớp cũng đi xuống theo rồi kéo nhau ra quán nước ngồi chơi, ăn uống, lúc đó tầm khoảng 4 giờ chiều. Tại sân trường, trong lúc đang nói chuyện với nhân viên phòng đào tạo, một học sinh từ bên kia đường chạy qua, khi đến nơi, em này mở bao thuốc lá, kéo ra điếu rồi mời thầy hút.
Thầy giáo cười nhẹ rồi lấy điếu thuốc châm lửa, nói: “Đây là Tài, học viên năm 2 hệ TC, nhà nó ở gần đây nè”. “Ủa, lúc nãy thấy dẫn em lên lớp học của sinh viên hệ CĐ khóa mới mà”, tôi thắc mắc hỏi.
“À, do đây là môn chung với lại trường ít sinh viên nên gom cả hệ TC, CĐ lại thành một lớp để cho dễ dạy em à. Hiện, lớp này học được hơn 1 tháng nay và đã kết thúc 2 môn là Tin học và Chính trị, nếu em vào học thì học tiếp môn mới, hai môn đó khi nào có dịp học sau cũng được”, nhân viên này nói.
“Ban ngày buồn đã dành, buổi tối còn buồn hơn. Nhiều lúc thấy nản muốn bỏ học nhưng nghĩ lại tiếc tiền nhập học với lại ở lâu rồi cũng quen” – Lan tâm sự
Video đang HOT
Bắt chuyện với một nhóm sinh viên khác, chúng tôi mới vỡ lẽ ra rằng, cả tháng nay, hơn hai chục tân sinh viên hệ CĐ bị gom chung vào một lớp với hàng chục học viên hệ TC năm 2.
Thanh, tân sinh viên ngành Thú y thở dài tâm sự: “Lúc đầu em cũng ngỡ ngàng vì khi nhận lớp không ngờ lại “thập cẩm” thế này. Mấy ngày đầu học em nản lắm, cả trường mà chỉ có được mấy người thôi à”.
Còn Lan, tân sinh viên ngành Dược đứng kế bên nói: “Vào học đây anh phải kiên trì chứ không là nản lắm. Muốn học tốt anh phải lên ngồi hàng đầu và tập trung nghe thầy giảng bài, ở dưới người ta làm gì kệ họ, anh đừng quan tâm”.
Lan hiện ở ký túc xá ngay tại trường với khoảng hơn chục bạn khác, 6 tháng đầu trường không lấy tiền phòng, chỉ tính tiền điện nước. “Ban ngày buồn đã dành, buổi tối còn buồn hơn. Nhiều lúc thấy nản muốn bỏ học nhưng nghĩ lại tiếc tiền nhập học với lại ở lâu rồi cũng quen”, Lan tâm sự.
Học viên vô tư lướt điện thoại trên lớp.
Ký túc xá 29 tỷ bỏ không gần 2 năm vì… thiếu giường Ký túc xá Trường cao đẳng Cần Thơ (số 209 đường 30/4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) vốn được xây phục vụ chỗ ở cho 800 sinh viên.
“À, còn chuyện nữa vui lắm. Đáng ra bọn em học môn Anh văn trước, nhưng khi trường vừa xếp lịch xong thì nghe bảo thầy giáo bị tai nạn nên phải đổi sang học môn khác đó”, Thanh vừa cười vừa nói.
Trong khi đó, ở một vai diễn khác, chúng tôi thấy lạ lùng trước sự vắng lặng học sinh ở một trường TC thuộc dạng có tiếng ở quận 6, TPHCM. Ngôi trường này gồm 4 tầng lầu khá khang trang, phòng ốc được thiết kế tiện nghi bao gồm thư viện, phòng máy tính, phòng thực hành được trang bị hiện đại. Thế nhưng, hiện chỉ sử dụng 2 phòng để giảng dạy cho vài chục học viên kể cả mới lẫn cũ.
Sáng ngày 6/10, trường này có hai lớp đang học gồm một lớp Tin học khóa cũ hơn chục học viên và lớp Anh văn khóa mới chưa tới chục học viên. Tại lớp học Tin học, mỗi bạn một máy tính ngồi làm bài tập ở một góc trong căn phòng khá rộng rãi. Còn ở lớp Anh văn phía tầng trên, căn phòng có sức chức cả trăm học viên nhưng tính cả giáo viên cũng chưa tới 10 người. Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là những học viên khóa mới năm nay, đa phần các em đều người thành phố, số ít là học sinh từ ngoại tỉnh.
Một học viên tên T., người Bình Định vào học trường này được hơn 1 tháng nay tâm sự: “Mấy ngày đầu em buồn chán lắm. Trường thì to, lớp thì rộng nhưng cả khóa chưa tới chục người. Đi hết cả trường đếm chưa tới 30 người kể cả giáo viên, ban giám hiệu và học sinh… Em hoang mang không biết tương lai sẽ thế nào?
Như ong vỡ tổ
Có dịp tham dự với một lớp học khác của các tân sinh viên hệ TC ngụ tại quận Bình Thạnh, TPHCM vào chiều ngày 6/10, chúng tôi cảm nhận lớp học chẳng khác tiệm ăn bình dân của hơn 30 thực khách trong một căn phòng chưa đầy 30 m2. Buổi chiều hôm đó, lớp này học môn Anh văn, nằm ở tầng 3 trong một ngôi nhà khoảng 4 tầng lầu.
Ngay sau giờ giải lao (khoảng gần 3 giờ chiều), nhiều học viên nhanh chân háo hức chạy ra khỏi lớp để đi mua thức ăn từ bên ngoài mang vào trường trong khi cô giáo nằm gục trên bàn với vẻ mệt mỏi. Có thức ăn, một học viên tên Nam ngồi lên bàn, hai chân đặt trên ghế trong khi các bạn khác ngồi vây quanh cùng nhau ăn uống, tám chuyện. Đủ thứ chuyện trời, biển cùng những lời trêu ghẹo lâu lâu xen lẫn những câu chửi thề được các học viên thoải mái không ngần ngại tuôn ra.
Học viên ngồi hẳn trên bàn học.
Hơn 3 giờ chiều, cô giáo tỉnh dậy, yêu cầu cả lớp trật tự học tiếp. Trên cô nói, dưới học viên buôn chuyện nhốn nháo. Vài học viên nam kỳ kèo thêm thời gian ra chơi: “Tý nữa học đi cô ơi, còn sớm mà…”.
“Không được, cô cho các em thêm 10 phút rồi, giờ bạn nào còn ăn vặt, bấm điện thoại là cô phạt nhé”, cô giáo nói. Thế nhưng, cô nói thì cứ việc nói, nhiều bạn vẫn thản nhiên bấm điện thoại, có bạn nam còn ngồi quay lưng không thèm nhìn lên bảng, miệng liên tục nhai quà vặt…
Trên bảng cô giáo viết vài cụm từ vựng rồi yêu cầu học sinh đọc. Cô đọc trước, rồi đếm 1, 2, 3 để các trò đọc theo. Tiết học cứ thế trôi đi được khoảng hơn tiếng đồng hồ thì cả lớp giải tán.
Tình cảnh này cũng diễn ra ở một lớp ngành Dược của các học viên năm 2 hệ TC của một trường thuộc quận 12, TPHCM. Trong ngày chúng tôi đến lớp học bắt đầu từ 7 giờ nhưng đúng thời gian trên chỉ có khoảng 20 học viên có mặt. Mãi đến khoảng 8 giờ thì số học viên tăng được gấp đôi. Lớp học không đông nhưng do phòng rộng nên thầy dùng máy chiếu, micro để giảng bài. Tuy nhiên, trên thầy độc thoại dưới trò thoải mái việc riêng. Lâu lâu, thầy lại “cả lớp im lặng”. Tuy nhiên mệnh lệnh thức ấy như để trấn an cho chính thầy.
9 giờ, cả lớp ra chơi, lại cảnh học viên tranh thủ đi mua đồ ăn sáng, nước uống, vài học viên khác rủ nhau ra làm ly cà phê rồi sau đó vào học tiếp. Thấy tôi giở cuốn sách ra tỏ vẻ nghiên cứu, một học viên tên Hải ngồi bên nói: “Bạn mới hả hay là đi học thay ai đây? Mà kệ đi, không phải sợ, cứ ngồi chơi cho sướng”.
Theo Nguyễn Dũng/Tấm Gương – Tiền Phong
Trẻ bị ba cô giáo mầm non trói chân tay, nhét khăn vào miệng
Một nhóm giáo viên đã trói chân, nhét khăn vào miệng trẻ ngay trong lớp học. Bố mẹ bé biết sự việc qua camera theo dõi tại trường.
Trên Facebook, chị Đinh Hằng chia sẻ thông tin về việc con trai chị bị nhóm giáo viên điểm trông giữ trẻ Sơn Ca (đường Hữu Nghị, TP Đồng Hới, Quảng Bình) bạo hành, thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Cô giáo mầm non liên tiếp đánh trẻ bằng thìa
Chị Hằng cho biết, 30/9 là ngày đầu tiên con trai đi học. Khi về nhà, con khóc rất nhiều, không cho lau mặt, không chịu tắm, quấy cả đêm. Người mẹ phát hiện vết thâm tím ở bả vai của con.
Ngày tiếp theo đi học về, con chị Hằng lại khóc, bật dậy mỗi đêm và hét lớn. Vợ chồng chị nghĩ con mới đi học, chưa quen với trường mới.
Người nhận là mẹ be mâm non trong clip ăn rác lên tiêng Chưa hêt bưc xuc vi viêc xay ra vơi con trai, chi Nga tiêp tuc bất ngờ khi con ruôt minh bông nhiên được cho là con cua cô giao trong trương.
Đến ngày 3/10, chân của cháu bé có 5 vết bầm tím. Ngày 5/10, người mẹ mở camera theo dõi thấy con bị cô giáo Linh véo tai vì không chịu ăn. Cô Hà kéo con vào góc lấy thìa inox đánh liên tục vào hai tay, hai má con.
Hình ảnh được gia đình em bé chụp lại khi cô giáo đang trói chân trẻ.
Chị Hằng liền gọi điện cho chồng đến trường ngay lúc đó, thấy cảnh con đang bị đè xuống sàn nhà, tay, chân bị trói. Lúc ấy, cô Anh nhét khăn vào miệng con, hai cô giáo khác đang giữ đứa trẻ.
Người mẹ hét lên đau đớn, ôm con xuống sân. Bé khóc to, ôm chặt lấy mẹ. Người bé có nhiều vết thâm tím.
Chị Hằng cho biết, chồng chị đã chụp lại cảnh con bị buộc chân tay và video 3 cô giáo nhận lỗi đánh con.
Trao đổi với Zing.vn, sáng nay, 6/10, anh Thương (27 tuổi, bố cháu bé) cho biết, đang làm việc với công an phường Nam Lý về vụ việc.
Trước đó, bà Trần Thị Sáu - Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Đồng Hới cho biết, đã cử cán bộ thanh tra về cơ sở nắm tình hình, đồng thời báo cáo sự việc cụ thể về việc giáo viên bạo hành trẻ em. Phía nhà trường cũng đã làm với những cô giáo liên quan vụ việc.
Cũng theo thông tin từ Phòng GD&ĐT thành phố Đồng Hới, Sơn Ca là cơ sở không được cấp phép hoạt động. Khoảng 1 năm trước, chủ cở sở này nộp tờ trình về Phòng xin cấp phép nhưng khi thẩm định, do không đủ điều kiện thành lập trường nên đã bị trả hồ sơ.
Theo Zing
Nắm tay bạn trai có bầu và nỗi lo về giáo dục giới tính Tiên si Vu Thi Hanh kể, có nữ sinh tuổi dậy thì lo lắng, sợ mang thai vì đã nắm tay bạn trai trong lớp. Nhiều học sinh khác cũng rất lơ mơ về giới tính. Lơ mơ về giới tính Dư buôi giang bai cua tiên si Vu Thi Hanh, giang viên giao duc giơi tinh cua tô chưc giao duc Clever...