‘Tôi khó xử khi nhìn ánh mắt học sinh bị nhắc đóng tiền’
Là giáo viên tiểu học, hàng ngày, tôi đã phải căng sức với những cuốn sổ theo dõi, những giáo án đổi mới. Đến khi phải kiêm luôn cả “nhân viên thu tiền”, tôi gần như quá tải.
Tôi là giáo viên một trường tiểu học ở huyện Ý Yên, Nam Định. Bốn năm làm chủ nhiệm lớp, nhưng dường như chưa bao giờ tôi quen được với mẫu câu nhắc học sinh nộp tiền. Lớp tôi chủ nhiệm lúc nào cũng chậm trễ nhất trường trong việc đóng các khoản phí đầu năm.
Lời nhắc nhở học sinh đóng tiền dường như trái với “thiên chức” của người dạy học. Suốt 4 năm tại trường sư phạm, chúng tôi chưa hề được tiếp xúc cuốn giáo trình hay bài giảng nào dạy về kỹ năng thu tiền học sinh.
Tôi luôn cảm thấy khó xử mỗi khi nhìn ánh mắt của những học trò bị nhắc tên. Ánh mắt các em lúc đó vừa như cảm thấy xấu hổ vì nhà nghèo, vừa như xa lánh cô giáo, tránh cái nhìn từ cô.
Không trường nào dám công khai bắt học sinh đóng bảo hiểm y tế, điều này đã quá rõ ràng. Thế nhưng, bằng nhiều quy định, tiêu chí khác, các giáo viên phổ thông vẫn phải cố gắng thu được tối đa khoản phí này từ học sinh lớp mình chủ nhiệm.
Là giáo viên tiểu học, hàng ngày, tôi đã phải căng sức với những cuốn sổ theo dõi, những giáo án đổi mới. Đến khi phải kiêm luôn cả “nhân viên thu tiền”, tôi gần như quá tải.
Hôm nay, tôi bước vào lớp với đôi vai nặng trĩu những cuốn sổ theo dõi, thi thoảng lại lén nhìn những em chưa nộp tiền xem có ai chủ động nộp hay không. Và khi không có em nào tự giác, tôi đành cất lời nhắc, bằng chất giọng nhẹ nhàng nhất có thể: “Hôm nay có bạn nào đóng tiền không?”.
Ảnh minh họa: Tuổi Trẻ.
Video đang HOT
Các khoản phí đầu năm mà các em phải đóng khoảng 700.000 đồng, trong đó gần 500.000 đồng tiền bảo hiểm y tế. Do mức bảo hiểm y tế tăng đột biến nên học sinh nộp càng chậm hơn mọi năm. Tính đến nay, bước vào năm học mới được nửa tháng, lớp tôi mới chỉ có 2/3 số học sinh hoàn thành tiền bảo hiểm.
Tình huống khó xử nhất khi học sinh chậm nộp tiền lại là những em thông minh, ngoan ngoãn, dành nhiều tình cảm cho mình. Những lúc như vậy, tôi rất sợ một lời “đòi nợ” cất lên sẽ khiến hình ảnh cô giáo “méo mó” trong mắt học trò.
Mọi năm, sau khi xác nhận những học sinh không có khả năng nộp tiền, tôi lại trích ra vài trăm nghìn đồng từ số tiền lương hơn 3 triệu/tháng để trả thay cho học sinh. Những đồng nghiệp của tôi ở trường cũng đành làm vậy, bởi chẳng ai muốn bị trừ điểm thi đua, và cái kết của việc trừ điểm thi đua lại càng không ai muốn.
Việc chấm điểm thi đua giáo viên dựa vào điểm chất lượng lớp mỗi kỳ thi, điểm nề nếp giáo viên, nề nếp lớp qua mỗi tuần, điểm chấm hồ sơ, sổ sách và cuối cùng là điểm thu nộp các khoản phí.
Điểm thu nộp các khoản phí chỉ chiếm 10% tổng điểm, nhưng thi đua cũng rất gay gắt. Giáo viên nào điểm thấp năm sau có nguy cơ không được làm chủ nhiệm nữa.
Nhưng những năm trước tiền bảo hiểm có 290.000 đồng, chúng tôi còn đóng giúp các em được, chứ năm nay lên đến 500.000 đồng thì chẳng biết phải làm thế nào.
Nhiều khi tôi đã ước nhà trường không đặt áp lực thu bảo hiểm y tế nữa. Khi đó, giáo viên chúng tôi sẽ nhẹ gánh hơn nhiều. Cô giáo sẽ chỉ tập chung vào việc dạy và chăm sóc học trò, tình cảm cô trò cũng không bị chuyện tiền nong làm rạn nứt.
Nhưng nếu điều ước đó thành sự thật, các thầy cô cũng chẳng hết lo âu. Vì đa số hoc sinh ngheo chấp nhận không mua bảo hiểm, sẽ thiệt thòi cho chính các em khi không may bị ốm đau.
Theo Zing
Lại một thí sinh 29 điểm có nguy cơ không được vào trường công an
Dù thi đại học vào Học viện Công an nhân dân và đạt số điểm cao, nhưng đến khi thông báo nhập học và thẩm tra lý lịch, Ngà đã phải dừng làm thủ tục vì bố từng có tiền án.
Đó là hoàn cảnh của em Nguyễn Đức Ngà (học sinh lớp 12C4, trường THPT Nam Đàn 2, Nam Đàn, Nghệ An), đăng ký dự thi vào Học viện Cảnh sát nhân dân.
Kỳ thi vừa qua, Ngà đạt 29 điểm trên tổng số 3 môn. Thứ tự điểm 3 môn thi của Ngà là Toán: 9; Vật Lý: 9,5; Hóa Học: 9,5 và 1 điểm ưu tiên). Với số điểm này, Ngà đã trúng tuyển vào trường Học viện Cảnh sát nhân dân, ngành Nghiêp vụ cảnh sát.
Giấy báo nhập học vào Học viện Cảnh sát nhân dân của Ngà với tổng điểm 29.
Ngày 12/9 vừa qua, Ngà nhận được giấy thông báo nhập học của trường và làm các giấy tờ liên quan để ngày 22/9 sẽ ra trường để làm các thủ tục.
Tuy nhiên, khi công an huyện Nam Đàn thẩm tra lý lịch đã phát hiện bố của Ngà là ông Nguyễn Đình Hóa từng có tiền án. Cụ thể, năm 1993, ông Hóa bị Tòa án nhân dân huyện Nam Đàn tuyên phạt 9 tháng tù treo về tội "Cố ý gây thương tích".
Với việc người bố mang án tích như trên, đồng nghĩa với việc Ngà sẽ không đủ tiêu chuẩn chính trị để vào học ngành công an.
Giờ đây, Ngà đang có nguy cơ bỏ lỡ giấc mơ làm một chiến sỹ công an nhân dân chỉ vì bố từng dính án khi còn là thanh niên.
Ông Hóa cho biết, sau khi thi hành xong án treo, ông mới lập gia đình và sinh con cái. Do chỉ bị án treo, ông Hóa vẫn ở nhà làm việc bình thường nên sau đó cũng quên luôn mà không nghĩ đến việc xóa án tích.
Đến ngày công an huyện Nam Đàn mời lên làm việc để thẩm tra lý lịch cho cậu con trai đi học, lúc này ông Hóa mới ngã ngửa khi nhớ lại việc mình từng dính án khi còn là thanh niên.
Được biết, sau kỳ thi đại học vừa qua, Ngà có số điểm cao nên đã được UBND tỉnh Nghệ An vinh danh cùng với phần thưởng 10 triệu đồng.
Nghĩ con trúng tuyển vào trường Công an, gia đình ông Hóa vui mừng nên đã làm mâm cơm để hàng xóm cùng chung vui. Nào ngờ, Ngà đang có nguy cơ phải bỏ lỡ giấc mơ làm một chiến sĩ công an nhân dân.
Đại tá Cao Tiến Mai - Trưởng Công an huyện Nam Đàn xác nhận, việc thẩm tra lý lịch phát hiện bố của em Nguyễn Đức Ngà mang án tích là có thật. Ngay sau đó, công an huyện đã báo cáo lên công an tỉnh để có hướng xử lý.
Cũng theo Đại tá Mai, hiện việc hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục liên quan để em Ngà nhập học đang được dừng lại chờ ý kiến từ cấp trên.
Trước đó, báo chí cũng đã thông tin về trường hợp của em Bùi Kiều Nhi (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) dự thi vào ngành công an và đạt số điểm là 29, nhưng do người bố mang án tích từ khi chưa lập gia đình nên Nhi cũng không đủ tiêu chuẩn vào học.
Sau khi báo chí thông tin, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân đã đồng ý chiếu cố để công an tỉnh Quảng Bình giải quyết cho em Bùi Kiều Nhi được nhập học tại Học viện Chính trị Công an nhân dân.
Nam sinh 29 điểm có thể trượt ngành CA: Phó Hiệu trưởng "cầu cứu"
theo Trí Thức Trẻ
Những tâm thư gửi Bộ trưởng GD&ĐT Thí sinh 29 điểm không được nhập học trường công an viết viết thư gửi Bộ trưởng GD&ĐT. Trước đó, thủ khoa Đỗ Duy Hiếu gửi người đứng đầu ngành giáo dục về bất cập đổi mới. Sáu bức thư cầu của nữ sinh 29 điểm Những ngày vừa qua, câu chuyện của Bùi Kiều Nhi ( xã Đức Hóa, Tuyên Hóa, Quảng...