Tôi góp ý cho Dự thảo Thông tư quy định về thi giáo viên dạy giỏi
Nếu cho thời gian làm báo cáo sẽ dễ lập lại vết xe cũ của việc copi, in sao, ăn cắp trắng trợn những báo cáo đã thi của những đồng nghiệp khác.
Sau rất nhiều sự phản ứng quyết liệt (không ít người còn cương quyết đòi tẩy chay) về những nhiêu khê, những bất cập trong Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp nhiều năm qua, ngày 10/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra Dự thảo Thông tư quy định công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp học mầm non, phổ thông để lấy ý kiến rộng rãi đội ngũ giáo viên trong cả nước.
Một tiết dạy thi giáo viên dạy giỏi (Ảnh minh họa PV)
Chúng tôi đánh giá cao sự tiếp thu ý kiến đóng góp của dư luận và tinh thần cầu thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm hướng tới những đổi mới thật sự cho ngành giáo dục sắp tới.
Những thay đổi căn bản của Hội thi giáo viên dạy giỏi
Điều lệ thi giáo viên dạy giỏi các cấp hiện nay quy định:
Giáo viên phổ thông tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi phải trải qua 3 vòng thi.
Thứ nhất, phải có Sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được đánh giá trong 4 năm gần nhất;
Thứ hai, làm một bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm;
Thứ ba, thực hành giảng dạy hai tiết trong chương trình, trong đó có một tiết tự chọn và một tiết do ban tổ chức bốc thăm.
Nhưng theo Dự thảo mới được công bố để lấy ý kiến góp ý, giáo viên không phải viết Sáng kiến kinh nghiệm, không phải làm bài kiểm tra năng lực như trước đây.
Các tiết dạy học hay tổ chức hoạt động được thực hiện tại cơ sở nơi giáo viên đang làm việc, ở các lớp học có đầy đủ học sinh.Ở mỗi bậc học, nội dung thi đều gồm 2 phần: Dạy 1 tiết trực tiếp tại một lớp học và báo cáo thuyết trình tối đa 30 phút.
Những hoạt động này không được thử trước; và chỉ báo trước tối đa 3 ngày trước thời gian thi.
Ở phần trình bày, giáo viên sẽ thuyết trình biện pháp thực hiện có hiệu quả nhất về nghiệp vụ của mình (cách nuôi dạy trẻ ở mầm non, cách tổ chức hoạt động giáo dục ở bậc phổ thông…) trong thời gian tối đa 30 phút.
Biện pháp báo cáo phải chưa được báo cáo ở bất cứ đâu, chưa được dùng để xét duyệt thành tích cá nhân trước đó.
Những ghi nhận
Video đang HOT
Nếu so sánh những quy định Hội thi giáo viên dạy giỏi trong Dự thảo mới ban hành với những quy định cũ hiện nay, chúng ta sẽ thấy được đây chính là sự thay đổi khá lớn về nội dung và cách tổ chức của hội thi.
Giáo viên không còn phải áp lực khi buộc phải viết Sáng kiến kinh nghiệm, đồng nghĩa với việc không phải in sao, copi, cắt dán sáng kiến của ai đó làm sáng kiến của mình.
Không còn bài thi năng lực mà chủ yếu phải trả lời những câu hỏi vu vơ mang tính đánh đố đôi khi chẳng liên quan gì đến công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
Thời gian thi chỉ báo trước 3 ngày mà không kéo dài lê thê hàng tháng trời như trước đây.
Những điều trăn trở
Đó là thời gian tổ chức hội thi các cấp quá dày (đây chính là những quy định trong Điều lệ thi giáo viên dạy giỏi cũ).Tuy nhiên, bên cạnh những đổi mới thấy rõ, chúng tôi vẫn thấy còn không ít những bất cập, những tồn tại cần được sửa đổi.
Cụ thể, Hội thi cấp trường được tổ chức mỗi năm một lần, do nhà trường tổ chức; Hội thi cấp huyện được tổ chức 02 năm một lần, do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức;
Hội thi cấp tỉnh được tổ chức 04 năm một lần, do sở giáo dục và đào tạo tổ chức.
Hội thi cấp trường tổ chức mỗi năm một lần là thật sự không cần thiết. Giáo viên năm nào cũng phải lo thi đã sao lãng việc giảng dạy.
Đã thế, gần như 100% giáo viên dự thi cấp trường đều đỗ nên mỗi năm thi một lần có thật sự cần thiết không?
Trong khi đó, hằng năm, giáo viên đã có biết bao tiết dạy dự giờ cho tổ, cho trường, thậm chí dạy liên trường.
Thông qua những tiết dạy ấy, nhà trường cũng đã đánh giá được năng lực giảng dạy của giáo viên thế nào?
Bởi thế, hội thi cấp trường mỗi năm tổ chức một lần là không cần thiết.
Ở nội dung thi gồm 2 phần: Dạy trực tiếp 1 tiết tại lớp học và báo cáo thuyết trình tối đa 30 phút.
Các tiết dạy học được thực hiện tại cơ sở nơi giáo viên đang làm việc, ở các lớp học có đầy đủ học sinh.
Thời gian dạy báo trước 3 ngày, dạy tại cơ sở nơi giáo viên đang làm việc mà không cho thử trước liệu có thực hiện được không?
Nay, dạy ngay trường mình thì chuyện gặp lớp, gà bài, dạy thử cứ dễ như trở bàn tay. Kể cả dạy ở trường bạn thì một cú điện thoại, vài tin nhắn nhờ vả việc gà bài, mớm kiến thức, giáo viên trường bạn cũng sẽ nhiệt tình giúp đỡ vô tư.
Một số kiến nghị
Cần giản thời gian tổ chức hội thi các cấp như cấp trường 2 năm một lần (năm đầu giáo viên thi cũng cần phải có một năm nghỉ ngơi để nạp năng lượng).
Hội thi cấp huyện 3-4 năm một lần, và cấp tỉnh từ 5-6 năm một lần.
Tiết dạy cần bốc thăm và dạy ngay trong ngày (bốc thăm buổi sáng dạy buổi chiều).
Vì, giáo viên giỏi chỉ nhìn nội dung bài đã có ngay phương án dạy trong đầu.
Bốc thăm và dạy ngay trong ngày chắc chắn sẽ không có chuyện nhờ vả đồng nghiệp, rồi dạy thử, dạy nháp, mớm câu trả lời cho học sinh.
Phần báo cáo thuyết trình 30 phút có thể thi vấn đáp trực tiếp. Bởi đã là kinh nghiệm những điều mình đã làm thì kiến thức luôn ở trong đầu.
Nếu cho thời gian làm báo cáo sẽ dễ lập lại vết xe cũ của việc copi, in sao, ăn cắp trắng trợn những báo cáo đã thi của những đồng nghiệp khác.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Góp ý Dự thảo quy định công nhận giáo viên dạy giỏi: Khích lệ giáo viên sáng tạo
Bộ GD&ĐT mới đưa ra dự thảo Thông tư ban hành quy định công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp học mầm non, phổ thông.
Với tinh thần dự thảo mới, những người trong cuộc cũng mong muốn việc thi giáo viên dạy giỏi sẽ bớt tính hình thức, những tiết thi giảng sẽ thực chất hơn.
Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học là yêu cầu căn bản để hội thi GV dạy giỏi đi đúng hướng.
Lấy chất lượng học tập làm thước đo
Một trong những điểm mới của dự thảo là hội thi bao gồm cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, không còn hội thi cấp toàn quốc.
Hội thi cấp trường được tổ chức mỗi năm một lần, do nhà trường tổ chức. Hội thi cấp huyện được tổ chức 2 năm một lần, do phòng GD&ĐT tổ chức. Hội thi cấp tỉnh được tổ chức 4 năm một lần, do sở GD&ĐT tổ chức.Thời gian tổ chức hội thi được xác định trong kế hoạch hoạt động triển khai từ đầu năm học và đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng học tập của học sinh.
Đồng tình với đề xuất trong dự thảo, cô Nguyễn Thị Hương, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Phú (Thanh Hóa) cho biết: Để đánh giá năng lực GV, vẫn nên tổ chức thi giáo viên giỏi (GVG). Tuy nhiên, nếu để thi GVG là tự nguyện đăng ký mà không bắt buộc tham gia hội thi dạy giỏi cấp trường hầu hết GV lớn tuổi không đăng ký. Trong khi đó, việc thể hiện năng lực bản thân trước hội đồng sư phạm giúp mỗi người có cơ hội nhìn lại quy trình dạy học của mình, có cơ hội áp dụng phương pháp mới để tiến bộ.
Mặc dù thi GVG là tự nguyện nhưng phải có một vài chế tài ràng buộc. Chẳng hạn GVG là 1 tiêu chí bắt buộc trong việc nâng lương hay danh hiệu thi đua.
Nghề nào cũng có những cuộc thi, hội thi, đó là cách khích lệ GV sáng tạo. Nếu làm được đúng như dự thảo thì không những tìm được GV giỏi thực sự mà còn tìm được GV có tâm huyết với nghề. Trên thực tế đã có nhiều GV trưởng thành rõ rệt qua cuộc thi đầy áp lực. Và những phương pháp, sáng kiến của họ được tiếp tục ứng dụng, nhân rộng.
Trên thực tế đã có nhiều GV trưởng thành rõ rệt qua cuộc thi đầy áp lực. Ảnh minh họa/ INT
Phải bảo đảm sự tự nguyện thực sự
Đề cao sản phẩm của nhà giáo là giờ dạy và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, cô giáo Lê Thị Thanh Huyền, Trường Tiểu học Thụy Lâm A (Đông Anh - Hà Nội) chia sẻ: Trong bất kì lĩnh vực nào, việc tìm ra người tài giỏi luôn là việc cần thiết nhằm kích thích tinh thần thi đua giữa các cá nhân trong một tập thể.
Tuy nhiên, nhiều năm nay, tại các địa phương việc thi GV dạy giỏi mang danh nghĩa là việc làm tìm ra người tài giỏi, nhưng thực tế không phải vậy. Danh hiệu GV dạy giỏi chỉ để đánh bóng tên tuổi cho một số người, một số tập thể.
Theo cô Huyền, có những GVG về kiến thức chuyên môn, vững vàng khi đứng trong một cuộc thi chưa chắc đã là người giáo viên tốt nhất dành cho học sinh. Cái chúng ta cần ở người giáo viên, đó phải là người biết đem đến cho học sinh hứng thú học tập, sự sẻ chia và động viên để em chưa tốt cũng như học sinh tài năng trên cả chặng đường đi cùng thầy cô, không bao giờ thấy học là việc chán nản.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo Thông tư quy định công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp học mầm non, phổ thông. Dự thảo Thông tư được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT để các bộ, ban, ngành, UBND tỉnh/thành phố, sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan góp ý (toàn văn dự thảo Thông tư được đăng tải trên trang web của Bộ GD&ĐT tại địa chỉ: www.moet.gov.vn).Thời gian đóng góp hết ngày 10/11/2019.Về nguyên tắc của hội thi trong dự thảo, thi GVG dựa trên nguyện vọng tự nguyện, không ép buộc, không tạo áp lực cho GV tham gia hội thi. Tuy nhiên, cô Huyền đặt vấn đề: "GV dạy giỏi có liên quan đến thi đua của nhà trường không nếu có thi cấp huyện? có liên quan đến thành tích của huyện không nếu có thi cấp tỉnh? Nếu có thì sẽ không đảm bảo sự tự nguyện thực sự".
"Thay vì thi GVG, hãy thi GV sáng tạo hình thức dạy học hoặc cách tiếp cận bài học mới sáng tạo để GV có thể phát huy năng lực thực sự mình. Và thay vì đánh giá GV qua thi dạy giỏi, hãy nhìn vào sản phẩm của các thầy cô sau một năm thực hiện nhiệm vụ giáo dục và nhìn vào sự thay đổi tích cực của học trò khi được cô thầy đó giảng dạy", cô Huyền chia sẻ.
Đồng ý với dự thảo thi GVG trên cơ sở tự nguyện, cô giáo Phạm Thị Thủy, Trường THPT Quảng Xương 2 (Thanh Hóa) cho rằng, nếu bắt buộc phải tổ chức thi GVG thì cấp trường 3 năm tổ chức 1 lần, cấp huyện 4 năm và cấp tỉnh 5 năm 1 lần.
Lâu nay việc thi GVG vẫn nặng về hình thức, thành tích nên tạo áp lực khá lớn đối với GV. Khi cuộc thi đã biến tướng thì cần phải tìm được mô hình phù hợp hơn thay thế để vừa tạo động lực thi đua, vừa đóng góp cho đổi mới giáo dục trong nhà trường.
Nếu thi GVG vẫn là áp lực thì nên để thời gian cho thầy, cô nghiên cứu bài, lấy chất lượng học tập từ HS làm thước đo. Cải tổ phương cách thi GVG và cách đánh giá sao cho GV có động lực phấn đấu, tích cực, tự nguyện, chấn chỉnh những khâu còn nặng tính hình thức, vô bổ, để kỳ thi trở nên thực chất và bổ ích, dần đi vào hoàn thiện.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Có nên gấp gáp tổ chức "Hội thi giáo viên dạy giỏi" ngay từ đầu năm học? Trong khi chờ đợi sự hướng dẫn mới, các ngành giáo dục ở địa phương có nhất định phải tổ chức gấp gáp hội thi giáo dạy giỏi ngay từ đầu năm học như thế này? Ngày 10/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Dự thảo Thông tư quy định công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp...