Tôi được trưởng ban phụ huynh nhắn nhủ “nếu nghèo quá thì xin sổ hộ nghèo” vì chậm đóng quỹ lớp cho con
Đóng nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là ở thái độ của những người lớn với nhau.
Tôi là một phụ huynh đã từng từ chối đến cùng việc đóng quỹ lớp cho con. Thậm chí tôi cũng đã từng phản ứng có phần gay gắt với ban phụ huynh của lớp con mình.
Trước hết tôi cần nói rõ ràng rằng mọi mâu thuẫn đều xảy ra giữa tôi và ban phụ huynh lớp của con, còn cô giáo chủ nhiệm của con thì tôi luôn rất tôn trọng. Bản thân cô giáo cũng hoàn toàn đứng ngoài sự việc này.
Chuyện xảy ra khi con tôi học lớp 1. Năm đó tại miền Trung có mưa bão rất lớn, do đặc thù công việc, thời điểm đó tôi không có ở nhà với con trai, thằng bé ở với ông bà ngoại.
Đầu năm học, như mọi lớp học khác, lớp con trai tôi cũng bầu ra ban phụ huynh và trưởng ban phụ huynh. Cuộc họp đầu năm diễn ra và thống nhất số tiền quỹ lớp phải đóng cho các con là 800 nghìn đồng. Tôi và các phụ huynh khác đều đồng thuận.
Thời điểm đó công việc ở miền Trung chiếm hết thời gian của tôi, có những vùng bão lũ hoàn toàn không có sóng nên tôi không thể để ý mọi thứ trên chiếc điện thoại của mình. Và drama phụ huynh đầu tiên của tôi bắt đầu từ đấy.
Việc nộp quỹ lớp thứ nhất là không có hạn nộp cụ thể, ấn định là ngày nào phải đóng. Thứ hai, quỹ lớp không phải là khoản tiền bắt buộc mà phải đóng ngay và luôn, không được chậm trễ. Bởi vậy tôi có phần chủ quan, nghĩ rằng cứ đợi xong việc ở đây rồi về Hà Nội đóng tiền cho con cũng không sao.
Thế nhưng khi từ miền Trung trở lại, tôi nhận ngay được tin nhắn của trưởng ban phụ huynh với những lời lẽ mỉa mai, xúc phạm.
“Cả lớp đã đóng tiền quỹ hết rồi chỉ riêng bạn A. là chưa đóng. Nhà bạn A. nếu như nghèo quá không đóng nổi tiền thì xin giấy hộ nghèo để được miễn giảm các khoản học phí chứ đừng để ảnh hưởng đến tập thể”.
Video đang HOT
Tin nhắn này được gửi ngay trên nhóm phụ huynh, có cả cô giáo chủ nhiệm.
Chuyện đã qua 3 năm rồi nhưng mỗi lần nhớ lại tôi vẫn còn rất nhiều cảm xúc đan xen. Tức giận có, tự ái có, tủi hờn có, thương con nữa.
Tôi chợt rùng mình nghĩ rằng, nếu như những đứa trẻ cũng dùng những lời lẽ này, thái độ này để đối xử với nhau thì sao?
Hay giả dụ như lời nói này là nói với một gia đình thật sự khó khăn về kinh tế thì lòng tự trọng của họ sẽ bị tổn thương như thế nào?
Sau đó, cô giáo chủ nhiệm và nhà trường đã có buổi gặp mặt để giải quyết mâu thuẫn giữa tôi và vị trưởng ban phụ huynh kia. Thế nhưng thái độ của chị H. thì vẫn là thái độ khinh khỉnh đó và vẫn cho rằng mình nói như vậy chẳng có gì không phải với ai.
Tôi không muốn đôi co, mọi chuyện được giải quyết nhanh chóng. Câu kết thúc của tôi trong buổi hôm đó là: Vì sao người ta hay chọn trưởng ban phụ huynh là người lớn tuổi? Vì lớn tuổi họ điềm tĩnh hơn, họ biết cách tinh tế xử lý vấn đề phát sinh hơn. Như vậy họ sẽ hạn chế được những mâu thuẫn nhạy cảm như thế này.
Tôi vẫn nộp tiền cho con nhưng sau năm học đó, chị H. không tiếp tục làm trưởng ban phụ huynh nữa. Ngay lớp 2, lớp thằng bé nhà tôi bầu trưởng ban phụ huynh mới, chị cực kỳ tinh tế trong ứng xử. Thu chi đều rành mạch và dù có thu tiền quỹ nhiều hơn lớp 1 nhưng chưa một người nào lên tiếng phản đối.
Thu nhiều hay ít không phải vấn đề, vấn đề nằm ở thái độ của chính những người lớn với nhau!
Quên đóng quỹ lớp cho con, tôi nghẹn ngào nhìn con khóc vì phải ở nhà trong khi cả lớp đi du lịch
Tôi tự trách móc bản thân rất nhiều khi vô tình làm con bị tổn thương như thế...
Mấy hôm nay trên mạng bàn tán xôn xao vụ một phụ huynh không đóng 100k quỹ lớp nên con phải ngồi nhìn các bạn ăn liên hoan cuối năm. Bên thì trách cô giáo kém tinh tế, bên thì đổ xô vào chỉ trích phụ huynh keo kiệt làm con chịu thiệt thòi.
Theo dõi vụ ấy xong tôi buồn lắm, bởi chính tôi đã từng gây ra chuyện tương tự như vậy khiến con mình tổn thương. 6 năm trôi qua rồi mà tôi chưa từng quên sự cố ấy. Con tôi cũng bị ám ảnh đến mức nhắc tới từ "quỹ lớp" là nó im lặng quay đi.
Đợt ấy gia đình tôi bị khủng hoảng kinh tế. Chồng nghỉ việc do bất mãn với sếp, còn tôi thì mới sinh xong đứa thứ 2 nên stress vô cùng. Thu nhập 2 vợ chồng không có, tiền trả nợ mua nhà cũng chồng chất, tôi trầm cảm đến nỗi suốt ngày nghĩ quẩn.
Đứa lớn nhà tôi khi đó mới học lớp 5. Tôi rất yêu thương con nhưng thời điểm ấy quá nhiều áp lực khiến tôi vô tình bỏ quên bé, không có thời gian tâm sự hỏi han con và cũng chẳng có ai kèm bé học.
Vậy mà con tôi hiểu chuyện đến đau lòng. Cứ tan học về là cháu tự vào bếp chuẩn bị đồ ăn nhẹ, tự tắm rửa rồi trông em cho mẹ nấu cơm. Ăn xong cháu rửa bát giúp tôi, rồi tự giác ngồi vào bàn học. Nhiều hôm thức khuya cho đứa út bú, đi ngang qua phòng con gái lớn mà tôi xót xa. Cháu không hề nghịch ngợm hay làm phiền bố mẹ. Biết thời điểm ấy bố mẹ khó khăn nên đến 1000 đồng mua bim bim cháu cũng không đòi hỏi gì.
Kết thúc bậc tiểu học là một sự kiện trọng đại của con nhưng tôi lại không hề nhớ đến. Suốt ngày tôi chỉ biết cắm mặt vào tã bỉm, dỗ dành đứa nhỏ và tranh thủ dọn nhà khi nó ngủ yên. Tôi nhìn thấy những bài kiểm tra điểm 9, 10 của bé lớn nhưng lại không khen ngợi con. Thay vào đó tôi toàn nhắc con phải giữ im lặng cho em nó không khóc, nhắc con tự làm mọi thứ vì bố mẹ không có thời gian. Tôi đã không nhận ra là con gái mình dần trở nên ít nói, khép kín và không cười nhiều như trước nữa.
Đầu học kỳ 2 lớp 5, con gái có bảo tôi rằng cô giáo nhắc đóng 700k quỹ lớp. Trong tờ giấy con mang về cô giáo có in rõ rằng khoản quỹ này sẽ sử dụng cho hoạt động của lớp dịp Tết, 8/3 và du lịch dã ngoại cuối năm.
Tôi thấy khoản này không bắt buộc nên cứ đinh ninh rằng không đóng cũng chẳng sao. Mà lúc ấy trong ví tôi cũng chẳng còn nhiều, bỉm sữa của đứa út thì sắp hết. Cô giáo chủ nhiệm cũng vài lần nhắn tin nhắc đóng, tôi đều xin khất vì không đủ tiền mua sữa cho con.
Nhưng rồi 1 tháng, 2 tháng trôi qua. Tôi cứ tiếc tiền nên lần lữa chẳng muốn đóng quỹ. Rồi đúng hôm họp phụ huynh cuối năm, tôi phát hiện ra mình có lỗi với con mà không thể cứu vãn được.
Bữa đó tôi nhờ bà ngoại đi họp thay vì bận ở nhà trông bé út. Trưa hôm ấy bà về báo kết quả thi của đứa lớn rất tốt, điểm số cả năm học không có gì để chê. Bé cũng rất ngoan và hòa đồng với các bạn, chăm chỉ, tiếp thu nhanh.
Tôi gọi con gái ra định khen thì bà ngoại bỗng nhắc đến tiền quỹ lớp. Bà hỏi tại sao cả lớp đều đóng mà riêng cháu bà lại không. Rồi bà nói hôm sau lớp sẽ đi du lịch dã ngoại, hội phụ huynh thuê hẳn xe ô tô 45 chỗ để đưa các cháu đi chơi 2 ngày 1 đêm. Lễ chia tay cũng tổ chức luôn vào dịp ấy, để các con tạm biệt nhau chuẩn bị lên cấp 2.
Danh sách đi chơi chỉ có 34 bạn, một mình con tôi phải ở nhà vì không đóng quỹ. Con đã biết trước chuyện này vì bạn lớp trưởng kể cho, song nó không hề nói ra cho bố mẹ biết. Nếu tôi đóng bù ngay trước khi họp thì có lẽ con vẫn được tham gia dã ngoại cùng cả lớp. Nhưng chẳng ai nhắc tôi thêm lần nào nữa nên con tôi hụt mất cơ hội đi chơi.
Nhìn con gái lủi thủi đi vào phòng ôm gấu bông khóc nấc, tôi vừa ân hận vừa hoang mang không biết phải làm sao. Tôi vội nhắn cho cô giáo để xin lỗi, hỏi cô xem đóng bù quỹ lớp cho con đi chơi cùng các bạn có được không. Cô trả lời rằng rất tiếc không đóng thêm được, bởi ban phụ huynh đã sắp xếp xong xuôi hết rồi. Ghế trên xe ô tô cũng chẳng đủ, phòng nghỉ với suất ăn liên hoan ở khu nghỉ cũng không đặt dư.
Cô hỏi gia đình có khó khăn gì mà 700 nghìn mãi không đóng cho cháu được. Tôi nghẹn ngào không dám nói lý do, chẳng lẽ thừa nhận rằng mình tiếc tiền!
Tôi ân hận và thấy có lỗi với con gái lắm nên bàn với chồng dẹp hết tất cả mọi thứ để tổ chức một chuyến du lịch gia đình. Một phần vì nhiều biến cố ập đến khiến vợ chồng tôi đã lâu không đi nghỉ xả hơi, phần khác vì tôi muốn chuộc lỗi với con gái. Chồng cũng thấy bản thân vô tâm với con nên anh đồng ý ngay tức khắc. Chúng tôi vét hết số tiền còn lại để dắt díu nhau lên đường.
Sau khi trở về từ chuyến du lịch đó, bỗng dưng chồng tôi nhận được lời mời phỏng vấn từ một công ty lớn. Tôi cũng tập tành bán hàng online để kiếm thêm tiền bỉm sữa cho con. Chừng hơn 1 năm sau thì cuộc sống gia đình tôi ổn định hơn, trả được hết nợ và không còn cảnh bỏ quên con cái nữa.
Vợ chồng tôi đã học cách cân bằng giữa công việc với chăm sóc gia đình, cùng nhau nuôi dạy con chu đáo hơn. Chúng tôi đều xin lỗi con gái vì chuyện quỹ lớp, tâm sự chia sẻ với con rất nhiều và hứa sẽ không bao giờ để con bị tổn thương vì sự vô tâm của người lớn nữa. Con gái bảo rằng cháu không trách ai, cháu cũng thương bố mẹ và nghĩ nhà mình nghèo nên không dám đòi hỏi.
6 năm qua đi nhanh như gió. Giờ con gái tôi đã lớn, sắp sửa thi đại học đến nơi rồi. Tôi cố gắng bù đắp cho cháu nhiều hơn, không bao giờ để con lạc lõng ở trường thêm lần nào nữa.
Cuộc sống luôn luôn bắt chúng ta phải lựa chọn. Nhưng thay vì cân đo đong đếm thì bây giờ tôi luôn ưu tiên con cái hàng đầu. Tôi thà một ngày dừng kiếm tiền để dành thời gian cho con, còn hơn là để chúng buồn rầu và cô đơn một góc. Không bao giờ tôi muốn lặp lại cảnh nhìn con khóc như năm xưa nữa. Trong khoảnh khắc ấy, trái tim người làm mẹ thực sự quá đau lòng...
Đi họp phụ huynh cho con về, chồng nói một câu khiến tôi muốn ly hôn Sự việc lần này không phải quá to tát nhưng nó như giọt nước tràn ly khiến tôi không còn động lực để tiếp tục cuộc hôn nhân này. Vợ chồng tôi quen nhau qua một người bạn giới thiệu. Thời điểm đó, tôi đã gần 30 còn anh hơn tôi 2 tuổi. Ở ngưỡng tuổi chông chênh, bị bố mẹ thúc ép...