Tôi để con lớp 9 chọn học nghề
Nhiều lần con hỏi tôi tại sao chú Tuấn, chú Phi đi học đại học xong không đi làm văn phòng mà cứ theo ba đi làm nghề cho cực khổ?
Sinh viên Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội trong một giờ thực hành – Ảnh: NAM TRẦN
Đi học về, con trai tôi nói cô chủ nhiệm hỏi trong lớp bạn nào không đăng ký thi vào lớp 10 thì cả lớp chỉ có một mình con tôi giơ tay. Cô giáo hỏi tại sao, con tôi trả lời rằng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và vì “con học không nổi”.
Tôi hỏi con tôi có mặc cảm không khi cả lớp chỉ mình con không học văn hóa tiếp mà đi học nghề, con tôi bảo rằng thấy bình thường vì muốn đi học nghề thật.
Con tôi đang học lớp 9 ở thị xã Bến Cát, Bình Dương. Tôi cũng chưa có suy nghĩ sẽ định hướng cho con học trường nghề. Như nhiều phụ huynh khác, tôi định để con học hết lớp 12 rồi tính tiếp.
Hồi bằng tuổi con, tôi lăn lộn ngoài cuộc sống đi làm thuê với đủ nghề như quảng cáo, trang trí nội thất, điện, nước, sơn tường… Hơn 20 năm học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm nên nghề nào tôi cũng có thể làm được.
Nhiều lần con hỏi tôi tại sao chú Tuấn, chú Phi đi học đại học xong không đi làm văn phòng mà cứ theo ba đi làm nghề cho cực khổ?
Video đang HOT
“Chú Phi, chú Tuấn” là hai trong số những sinh viên đại học thường xin theo tôi đi làm nghề. Có nhiều em theo tôi đi làm từ lúc còn sinh viên đến khi học xong ra trường nhiều năm. Không hiểu vì lẽ gì tôi thấy các em vẫn loanh quanh thất nghiệp, không về quê mà tìm tôi xin theo làm nghề để kiếm tiền.
Trải qua quá trình làm thợ, làm nghề ở môi trường lao động tự do, tôi nhìn thấy rất nhiều điều hạn chế như: công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh, môi trường và điều kiện làm việc không được tốt, thậm chí khắc nghiệt và không có các chế độ về bảo hiểm, tai nạn nghề nghiệp…
Tôi từng chứng kiến những trường hợp rủi ro xảy ra tai nạn nhưng người lao động gần như không nhận được sự hỗ trợ nào từ người sử dụng lao động.
Vì vậy, tôi muốn chia sẻ với các em, các cháu đang có dự tính học nghề là nên chọn những cơ sở đào tạo, trường nghề có uy tín để được học từ căn bản, có được nền tảng kiến thức vững chắc để sau này học nâng cao. Và điều quan trọng là khi ra trường được làm trong những môi trường có điều kiện làm việc tốt.
Quyết định vào trường nghề, tôi nghĩ một phần do con tôi không hứng thú việc học văn hóa. Phần nữa là con nhìn thấy thực tế những sinh viên trước và sau đại học nhiều năm vẫn lông bông theo tôi đi làm nghề.
Cuộc sống người chọn nghề này, người chọn làm nghề khác hỗ trợ nhau cho xã hội cân bằng. Lao động trí óc hay lao động tay chân, làm nghề gì tôi nghĩ miễn lương thiện, chân chính, có đạo đức thì là công dân có ích cho xã hội rồi.
Và tôi tôn trọng quyết định của con mình.
Theo tuoitre.vn
Bạn đọc viết: Xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo của con tôi
Ngôi trường mà con trai tôi theo học rất chú trọng việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Các con ngoài học văn hóa thì còn được tham gia rất nhiều phong trào có ý nghĩa. Thông qua các hoạt động, con ngày càng trưởng thành hơn về nhân cách.
Ảnh minh họa
Bữa nay đi học về, con trai tôi rất vui vẻ và hào hứng. Cháu xin phép mẹ được tặng lại tất cả số sách báo cũ của nhà cho thư viện trường. Vừa làm con vừa hát với điệu bộ rất vui. Nhìn con như thế, tôi hạnh phúc vô cùng.
Con trai tôi năm nay đang học lớp 5 một trường Tiểu học. Cháu ngoan và rất tích cực với các phong trào ở lớp, trường. Bất cứ phong trào nào phát động con cũng nhiệt tình hưởng ứng. Với con, được tham gia những việc làm có ý nghĩa thật vui và hạnh phúc.
Ngày trước tôi cũng ít quan tâm đến những việc làm của con. Tôi luôn nghĩ đó là những việc làm bình thường. Năm nào trường chả có các phong trào dành cho học sinh. Thế nhưng càng ngày tôi càng bị con cuốn vào những việc làm ý nghĩa. Trước khi tham gia, con thường nhắc nhở ý nghĩa phong trào cho mẹ biết. Nhiều lúc tôi còn giật mình trước những câu nói của con.
Thông thường tôi chỉ nhắc nhở con phải chăm ngoan, học giỏi. Rất ít khi tôi nhắc con tích cực tham gia các phong trào do trường phát động. Thật may, trường của con đã giúp tôi làm việc này. Càng ngày con càng biết sống nhân hậu và tình cảm. Nhìn con trưởng thành, tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc.
Ngôi trường mà con trai tôi theo học rất chú trọng việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Các con ngoài học văn hóa thì còn được tham gia rất nhiều phong trào có ý nghĩa. Nào là nuôi heo đất giúp bạn nghèo, nào là chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Rồi quét dọn nghĩa trang liệt sĩ... Thông qua các hoạt động, con ngày càng trưởng thành hơn về nhân cách.
Thầy hiệu trưởng trường con là một người hiền từ và rất nghiêm khắc. Trước mỗi phong trào, bao giờ thầy cũng giáo dục các con trước sân cờ. Thầy thường động viên các con tích cực tham gia. Và chính thầy bao giờ cũng là người tiên phong trước tiên. Chẳng hạn khi ủng hộ học sinh nghèo ăn Tết, thầy luôn là người làm trước. Sau đó thầy kêu gọi đến các thầy cô giáo và cuối cùng mới đến các em.
Có lần con còn kể mẹ nghe về buổi diễn thuyết rất hay của thầy khi mong muốn các con cùng đến thăm và động viên một số bà mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn. Thầy đã nhấn mạnh đến sự hy sinh cao cả của các mẹ. Vì độc lập và tự do của Tổ quốc, các mẹ đã dâng hiến cả những người con yêu quý. Vì vậy nhiệm vụ của tất cả chúng ta là sống tốt và giúp đỡ, chăm sóc, động viên các mẹ những ngày cuối đời. Đây là đạo lý "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của người Việt Nam chúng ta.
Thế đấy, từ những lời giáo dục của thầy mà con dần hiểu thêm ý nghĩa việc mình làm. Càng ngày con càng trưởng thành hơn. Khi gặp ai khó khăn, con luôn sẵn lòng giúp đỡ. Có thể con tôi không học hành giỏi giang xuất sắc. Thế nhưng con rất chăm ngoan và tình cảm. Nhìn con như vậy, tôi chẳng mong ước gì hơn.
Ngoài việc tặng truyện cũ cho thư viện, con còn xin mẹ hết những cuốn sách giáo khoa cũ cũng như ghế ngồi để tặng lại cho các bạn nghèo năm sau. Con bảo rằng trường mình còn rất nhiều bạn khó khăn. Nhiều bạn còn không có sách giáo khoa để học. Vì vậy tặng lại sách cho các em năm sau là việc làm cần thiết. Con muốn góp một phần nhỏ bé của mình để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Nghe con nói, tôi vô cùng hạnh phúc. Con trai mẹ đã lớn thật rồi. Một lần nữa, tôi xin gửi lới cám ơn đến các thầy cô giáo của con - những người đã giúp tôi dạy dỗ con nên người.
Có lẽ, việc giáo dục cho trẻ biết sống yêu thương và sẻ chia là điều hết sức cần thiết. Tất cả bắt đầu được rèn luyện từ nhỏ, từ những hành vi cá nhân đơn giản nhất. Từ đó mà hình thành tính cách và nhân cách của các em.
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
'Điểm danh' những nghề dễ kiếm việc Học nghề là một hướng đi để những học sinh không trúng tuyển ĐH, CĐ chính quy tiếp tục con đường học tập và lập nghiệp. Xã hội đang rất cần nhân lực có tay nghề cao. Học sinh Trường trung cấp Công nghệ bách khoa trong một giờ thực hành Hiện nay, số lượng nghề các đơn vị đào tạo khá phong...