Tới đây, giáo viên sẽ dạy 2 buổi/ngày nhưng lương không tăng
Bộ trưởng Nhạ cho hay, tới đây, giáo viên tiểu học sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày, vất vả hơn hiện nay nhưng lương, thu nhập không tăng.
Ngày 14/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với Giáo dục Tiểu học. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị.
Đối với Giáo dục Tiểu học, năm học 2019-2020 sẽ là năm “nước rút” để chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ lớp 1 sau đúng một năm nữa – đây cũng là vấn đề được nhắc đến nhiều nhất tại Hội nghị triển khai năm học mới của bậc học này.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi tại Hội nghị (Ảnh: moet.gov.vn)
Tại Hội nghị, ông Thái Văn Tài, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết:
Trong điều kiện chỉ còn một năm nữa sẽ chính thức triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1, do đó những mục tiêu trong năm 2019-2020 của bậc Tiểu học sẽ chủ yếu xoay quanh việc chuẩn bị cho nhiệm vụ quan trọng này.
“Cụ thể, Giáo dục Tiểu học sẽ tập trung thực hiện rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất các trường tiểu học đáp ứng điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chuẩn bị sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp tiểu học.
Đồng thời sẽ chú trọng đổi mới công tác quản lí, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lí, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục, chú trọng kết hợp giữa dạy chữ và dạy người” – ông Tài cho hay.
Video đang HOT
Đổi mới là quá trình, nếu đòi hỏi chu toàn hết ngay khó có thể làm được nhưng quan trọng là có lộ trình, bước đi và phải đúng hướng và kiên định” – Bộ trưởng chia sẻ.Nhắc lại kinh nghiệm triển khai mô hình trường học mới (VNEN) khi chưa chuẩn bị thấu đáo về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất như mội bài học cho lần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trước hết là với lớp 1 tới đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện và định hướng chuẩn bị tâm thế cho những người tham gia vào quá trình đổi mới.
“Tới đây, giáo viên tiểu học sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày, vất vả hơn hiện nay nhưng lương, thu nhập không tăng, đây là việc phải được định hướng để giáo viên sẵn sàng tâm thế.
Nhìn nhận một số việc mà giáo dục tiểu học đã triển khai trong thời gian qua như đổi mới kiểm tra, đánh giá, khen thưởng học sinh hay giảm áp lực hồ sơ sổ sách cho giáo viên, Bộ trưởng cho rằng, đã được triển khai tốt nhưng vẫn chưa triệt để, vẫn còn đánh giá khen thưởng dựa trên mong muốn của phụ huynh, thành tích của nhà trường; vẫn còn tình trạng lạm dụng hồ sơ sổ sách ở một số cơ sở giáo dục, gây áp lực cho giáo viên.
“Việc giảm hồ sơ sổ sách Bộ đã chỉ đạo rồi nhưng ở nhiều cơ sở giáo dục việc triển khai chưa triệt để.
Có nơi lãnh đạo chưa kịp đổi mới, còn chưa thực sự coi mình là người trong cuộc, vẫn còn cảm thấy đây là vấn đề của người khác. Chỉ khi chúng ta thấy được đây là việc của mình thì mới thống nhất được trong hành động” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Riêng về vấn đề chuẩn bị cơ sở vật chất cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng đề nghị, cần nâng cao hơn nữa vai trò của địa phương để giải quyết những vấn đề còn tồn tại hiện nay như sĩ số học sinh/lớp đông, thiếu trường lớp dạy và học 2 buổi/ngày, thiếu công trình nước sạch, nhà vệ sinh, sắp xếp, dồn ghép trường lớp cơ học, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Có địa phương, giáo viên học thăng hạng không phải đóng tiền
Từ trước đến nay, tại huyện Xuyên Mộc nói riêng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung, giáo viên tham gia học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, không phải đóng tiền
Việc học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp của giáo viên đã nhận được nhiều ý kiến của dư luận.
Quan tâm nhất, vẫn là số tiền giáo viên phải đóng để được học; số tiền đóng quá lớn so với việc học và đặc biệt là so với lương giáo viên.
Việc có phải đóng tiền học thăng hạng, giữ hạng hay không đã được trả lời rất rõ ràng; đóng cũng đúng, không đóng cũng đúng, đã được Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải, giải đáp.
Nếu giáo viên học theo nhu cầu của bản thân, phải đóng tiền.
Mức thu cụ thể đối với từng khóa học, ở từng cơ sở đào tạo bồi dưỡng có thể có sự khác nhau, ít nhiều, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khoảng cách địa lý, địa điểm học, số lượng học viên/khóa học...
Các yêu cầu về chương trình bồi dưỡng, thời lượng bồi dưỡng, tài liệu bồi dưỡng, báo cáo viên tham gia bồi dưỡng v.v...
Thời gian vừa qua, một số địa phương có sự hỗ trợ nhất định về kinh phí (một phần hoặc toàn phần) đối với giáo viên tham gia học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp, điều này hoàn toàn đúng quy định. Bộ Giáo dục và Đào tạo rất khuyến khích cách làm này.Nếu giáo viên học theo quyết định điều động của cơ quan, tổ chức, phải đóng tiền hay không, do cơ quan đó quyết định; có nơi thu toàn phần, hay thu một phần, hay không thu.
Bộ khuyến nghị với các địa phương, nếu có chính sách hỗ trợ giáo viên về kinh phí học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, nên tính toán, cân nhắc để đảm bảo sự hỗ trợ ấy được duy trì, ổn định, đồng đều giữa các cấp học, khu vực trên địa bàn và hằng năm.
Thông báo số 342/TB-PNV- Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Ngày 26/7/2019, Phòng nội vụ huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, có thông báo số 342/TB-PNV, thông báo danh sách giáo viên, thời gian, địa điểm, hình thức bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp.
Giáo viên phấn khởi nhất, kinh phí mở lớp được trích từ kinh phí đào tào, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2019 của huyện Xuyên Mộc.
Như vậy, từ trước đến nay, tại huyện Xuyên Mộc nói riêng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung, giáo viên tham gia học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, không phải đóng tiền.
Phần lớn giáo viên chưa sống được bằng lương, vì vậy rất cần sự hỗ trợ của các địa phương về kinh phí học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp.
Việc hỗ trợ kinh phí này, thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương với ngành giáo dục nói chung và giáo viên nói riêng; cũng là sự thể hiện sự tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn.
Hồ Oanh
Theo giaoduc.net
Sách giáo khoa lớp 1 đang được thẩm định như thế nào? Sau một thời gian chuẩn bị, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông báo nhận các bản thảo SGK thông qua nhà xuất bản từ 1 - 15/7. Kết thúc ngày 15/7 đã có 3 nhà xuất bản nộp bản thảo 5 bộ SGK lớp 1. Ngày 15/7 đã có 3 nhà xuất bản nộp bản thảo 5 bộ SGK lớp 1. Ảnh: Hồng...