Tôi đã thấy các em tự học thế nào
“Tôi tự học” – ba tiếng đơn sơ giản dị gánh mang cả tầm vóc trí tuệ con người. Khi thế giới trên đà phát triển với những phát kiến hàng ngày trên mọi lĩnh vực, kiến thức không còn là đích đến của những bộ óc tương lai, tư duy và sự thích nghi mới là điều tiên quyết.
Trong phòng học của lớp khoa học Sao Nhỏ, tôi thấy những đứa trẻ miệt mài, say sưa với những dự án khoa học bé xíu của mình.
Khi học về dòng điện, thầy giáo cho tụi trò nhỏ những quả chanh, bóng điện và dây nối. Thầy yêu cầu chúng phải lắp được mạch điện để làm sáng bóng đèn. 10 phút sau, bạn nhỏ đầu tiên đã hoàn thành, 20 phút sau thêm vài bạn nữa, và trong số còn lại, có một bạn nhỏ làm theo cách khác đi với tất cả, bóng điện của cậu mãi không sáng. 5 phút, 10 phút trôi qua, thầy giáo nôn nóng muốn cậu bé nhìn “thành quả” của các bạn để làm theo, nhưng bạn nhỏ vẫn miệt mài chăm chỉ thử từng cọng dây.
Khi học về dòng điện, thầy gáo cho tụi trò nhỏ những quả chanh, bóng điện và dây nối. Thầy yêu cầu chúng phải lập được mạch điện để làm sáng bóng đèn. Ảnh: TLTHT
Cuối cùng, việc thử/sai đã xong, bóng đèn sáng, cô bé ngồi cạnh hỏi: “Tại sao bạn mất công thử hoài vậy, bạn nhìn mẫu thầy đã ráp thì sẽ nhanh hơn” – “Dạ, em biết, nhưng em thích tự mình làm hơn”, cậu bé tự tin trả lời.
Video đang HOT
Lớp học có một bạn 12 tuổi, cao lớn nhưng vô cùng nhút nhát. Bạn sợ nòng nọc, sợ kiến, sợ dơ, sợ té ngã, sợ cả việc đi qua cầu khỉ và chèo thuyền. Đi dã ngoại, mỗi lần phải vượt qua một thử thách nho nhỏ, cô bé gái bảy tuổi lại đưa bàn tay về phía bạn: “Đi nào…” Cứ như vậy, hai bạn nhỏ đi qua thử thách bắt chuồn chuồn, hớt nòng nọc, đi cầu dừa, cầu khỉ, bước chân lên thuyền độc mộc chòng chành… Khi tôi hỏi cô gái nhỏ làm sao con nghĩ là con sẽ đỡ được bạn khi đưa tay ra như thế, cô bé cười toe: “Dạ không, bạn tự học cách đi qua mà, chỉ là con làm cho bạn yên tâm hơn thôi”.
Trò chơi bập bênh luôn cuốn hút trẻ con, sau khi chơi bập bênh chán, tụi nhỏ chơi trò đố nhau: với chỉ một người ở một phía, làm sao nâng được ba người ở phía bên kia. Khó thế, nhưng tụi nhỏ “điều khiển” bạn di chuyển vào vị trí phù hợp và vô cùng thích thú khi một bạn nhỏ xíu gầy nhom cũng nâng được ba người bạn tròn xoe. Câu nói bất hủ của Archimède được thầy đưa ra hỏi: “Con ơi, ông Archimède nói rằng hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy cả trái đất này lên. Con nghĩ ổng làm được không?” – “Dạ được, con nghĩ là ổng sẽ làm được đó… con nâng được ba bạn này thì ổng sẽ nâng được trái đất, vấn đề là ổng đặt trái đất ở đâu thôi”.
Khoa học, mới nhìn vào những thí nghiệm đầy màu sắc, phụ huynh sẽ nghĩ rằng đó chỉ là trò chơi. Thật vui là trẻ nhỏ học qua những trò chơi, những buổi học sắc màu và vui vẻ lồng ghép được lượng kiến thức vô cùng khó. Trong một buổi học về khoáng vật và thực địa để tìm hiểu về các loại đá, khi tôi hỏi bạn nhỏ làm sao con có thể phân loại, nhớ tên những loại đá khó nhớ như vậy, bạn nhỏ hào hứng trả lời: “Cô ơi, khi mình thích nó, mình được đi tìm nó và mình vất vả mới kiếm được mẫu vật thì mình sẽ nhớ nó cả đời luôn ạ”.
Tôi luôn tâm niệm rằng việc học là vô cùng quan trọng, những kiến thức có được khi ngồi trên ghế nhà trường luôn là nền tảng vững chắc để mỗi bạn học sinh tự tin bước vào cuộc sống này. Tuy nhiên, song song với việc học kiến thức nền, trẻ nhỏ còn cần những sân chơi sáng tạo, cần những không gian trong lành thoáng mát để tĩnh tâm, cần kết nối với thiên nhiên và vũ trụ bao la để từ đó bật ra những ý tưởng khác biệt.
Albert Einstein khẳng định rằng trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức, Isaac Newton loé sáng trong đầu về định luật vạn vật hấp dẫn khi chợt nhìn thấy một quả táo rơi, Elon Musk thực sự đã phóng chiếc xe hơi của mình bay lơ lửng trong vũ trụ… tất cả họ đều tự học những điều chưa ai từng nghĩ ra. Và tôi có quyền hy vọng những cô bé cậu bé đang dậm chân thật mạnh vào vũng nước mưa tung toé với nụ cười hạnh phúc kia, một ngày nào đó, sẽ dùng khoa học để sưởi ấm những vùng đất đang còn tăm tối…
Theo Trần Hoài Thư (Thế giới tiếp thị)
Anh: Chạm tay vào dòng điện 11.000 volt, chỉ cảm thấy "hơi tê"
Người đàn ông ở Anh được mệnh danh là "người may mắn nhất thế giới", khi chạm tay vào dòng điện 11.000 volt, chỉ để gỡ cành cây vướng vào dây điện.
Người đàn ông sống sót thần kỳ sau khi chạm tay vào dòng điện 11.000 volt. Ảnh minh họa.
Theo Sputnik, "Quái vật phương đông" và cơn bão Emma tuần trước tràn qua nước Anh, tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng, khiến 23.000 căn nhà mất điện do gió lớn và cây đổ.
Trong sự cố chiều ngày 3.3, một người đàn ông qua đường nhìn thấy cành cây lớn vướng vào dây điện cao thế và quyết định tự mình gỡ cành cây. Sau khi chạm vào cành cây, người đàn ông cảm thấy tê nhẹ, giống như vừa bị điện giật nên thông báo cho cơ quan điện lực Tây Bắc.
Công ty điện lực địa phương ngay lập tức ngừng cấp điện, cho người xuống kiểm tra khu vực. Theo công ty này, dòng điện cao thế ở đây lên tới 11.000 volt.
Chris Fox, giám đốc công ty nói: "Đây chắc hẳn là người đàn ông may mắn nhất thế giới. Dòng điện truyền qua cành cây có thể giết anh ta ngay lập tức. Thật khó hiểu là vì sao anh ta lại sống sót".
Bình thường, chạm tay vào dòng điện cao thế như vậy sẽ khiến anh ta bị nướng chín. Tỷ lệ sống sót chỉ tiệm cận mức 0%.
"Anh ta có thể đeo găng dày, đi ủng cách nhiệt và cành cây chắc hẳn lúc đó hoàn toàn khô. Nếu không, chúng tôi không thể tin được vì sao anh ta không hề hấn gì", Fox nói.
Công ty điện lực Anh cũng cảnh báo người dân tránh xa khỏi các trạm điện cao thế gặp trục trặc vì thiên tai.
"Nếu có ai đó nhìn thấy sự cố điện, hãy gọi khẩn cấp ngay lập tức và không tự mình giải quyết vấn đề để đảm bảo an toàn".
Công ty điện lực Anh hiện đã khôi phục mạng lưới điện cấp cho hầu hết các hộ dân trong khu vực, nhưng vẫn còn 300 căn nhà bị mất điện.
Theo Danviet
Phát huy tính sáng tạo của thầy và trò "Nội dung chương trình vừa sức với lứa tuổi HS bậc Trung học với những phẩm chất đạo đức và kĩ năng cơ bản. Nội dung chương trình lần này kích thích được tính tự học trong HS, tính tò mò muốn khám phá kiến thức rất thực tiễn. Nhiều đơn vị kiến thức được cắt giảm, từ đó, chương trình nhẹ nhàng...