Tôi đã dằn được lòng khi học trò nói ‘cô kể láo…’
Tôi tâm niệm là nhà giáo, ta phải kềm chế tối đa cơn nóng giận. Và nếu cần, ta cũng nên mạnh dạn nhận lỗi với học sinh.
ảnh minh họa
Hơn 20 năm đứng lớp, câu ‘khẩu quyết’ của tôi là không nên phạt học sinh, không đem chuyện cá nhân, tâm trạng riêng vào lớp. Thế nhưng tôi cũng không tránh được gặp cảnh trớ trêu.
Có lần, khi dạy bài “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng cho học sinh lớp 8, do cảm thấy học sinh chưa tự rút ra thông điệp của bài, tôi bèn kể một câu chuyện đời tương tự chuyện trong tác phẩm.
Đó là có người chị chồng thường xuyên tìm mọi cách chê bai, bôi nhọ, nói xấu em dâu của mình trước mặt các cháu.
Kể xong, tôi hỏi các em về cách hành xử của người cô trong “Trong lòng mẹ”. Gần như cả lớp đều trả lời chính xác từng ý của bài học, các em hiểu thêm vì rắp tâm chiếm đoạt tài sản mà người cô nói xấu nhân vật mẹ trong tác phẩm.
Các em còn tranh luận rất sôi nổi về gia đình phong kiến trọng nam khinh nữ đem tới những kết cục bi thương. Có em còn nói “qua bài học và chuyện kể của cô, con hiểu thêm về chuyện cuộc đời, thương mẹ hơn, thông cảm cho các bà cô trong gia đình”.
Thế nhưng cũng với câu chuyện và bài học đó đem sang dạy lớp khác, tôi bị một em học sinh là con một cô giáo cùng trường phản ứng: “Cô đang kể láo, đừng có tạo ra những câu chuyện không có thật, không ai xấu xa tới vậy đâu!”.
Video đang HOT
Cả lớp xôn xao là bạn vô lễ. Còn tôi rất bất ngờ trước phản ứng quá khích của em. Nhưng tôi cố gắng dằn lòng, “cho qua” với lời xin lỗi: “Con à, nếu câu chuyện làm con thấy nặng nề, cho cô xin lỗi con. Nhưng cuộc sống muôn mặt như tác phẩm mình đang học. Và cách con trả lời cô vậy là kém phép tắc!”.
Tôi cố gắng không nóng giận, nhưng cậu bé ấy về kể cho mẹ nghe. Hôm sau ban giám hiệu mời tôi lên, phê bình tôi đem chuyện cá nhân vào lớp “làm ức chế tâm lý học sinh”.
Một vài đồng nghiệp biết chuyện đã khuyên tôi “trị” em đó một trận cho bỏ tật vô lễ còn hay méc. Tôi cũng có phần hoang mang. Nhưng tôi giấu hẳn cảm xúc cá nhân vì tôi biết “giận mất khôn”.
Thật may mắn cho tôi, các em học sinh lớp 8 ấy đã khuyên bạn xin lỗi cô. Tiết học thứ 3 sau sự cố đáng tiếc, em học sinh ấy gặp tôi ngượng ngùng nói: “Con sai rồi cô. Con cảm ơn cô vì đã không trù dập con”.
Từ “trù dập” mà cậu trò nhỏ nói dường như trở thành mệnh lệnh đối với tôi. Một mệnh lệnh rất thiêng liêng là dù bất kỳ lý do gì, đã là nhà giáo, cũng nên đặt lòng yêu thương lên trước nhất, không tùy tiện trách phạt học trò mình.
Theo TTO
Học sinh lớp 8 thiết kế hệ thống phơi cà phê thông minh
Hai học sinh lớp 8 Trường THCS Gia Hiệp (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) thiết kế hệ thống phơi cà phê tự đo độ ẩm không khí và đóng các tấm bạt để cà phê không bị ướt; tự đảo, làm khô cà phê.
ảnh minh họa
Đề tài đoạt giải ba cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông tỉnh Lâm Đồng năm học 2017-2018 và được chọn dự thi cấp quốc gia. Hai học sinh là Nguyễn Anh Hào và Nguyễn Thành Long. Điều đặc biệt, Hào bị căn bệnh hiếm gặp và liệt hai chân từ nhỏ, hai tay rất yếu.
Từ sân cà phê bị ướt của mẹ
Căn nhà cấp 4 nằm trong con đường nhỏ của gia đình Hào khá đơn sơ. Khoảnh sân bêtông phía trước nhà được sử dụng làm nơi phơi hạt cà phê của gia đình sau khi thu hoạch. Cha mẹ Hào là giáo viên tiểu học.
Ngoài thời gian lên lớp, họ chăm sóc vườn cà phê quanh nhà. Những lúc cha mẹ lên lớp, Hào coi sân cà phê, trời mưa nhờ người hốt vào giúp.
Một ngày năm 2017, Hào ở nhà một mình, trời đổ mưa bất chợt. Đôi chân yếu ớt với hai cây nạng gỗ hai bên không thể giúp Hào chạy đi kêu người giúp. Hào chống nạng ra sân cà phê, hi vọng có thể hốt được chút ít. Bạn trượt ngã sóng soài, ướt nhẹp, sân cà phê cũng lềnh bềnh nước.
"Tôi về nhà thấy con mình mẩy ướt nhẹp, ngồi khóc ở hiên nhà. Cháu nói nếu khỏe mạnh như các bạn đã có thể giúp kéo cà phê vào nhà. Lúc đó tôi chỉ biết động viên con, sức khỏe con như thế kéo cà phê vào nhà là quá sức" - chị Mai Thị Ánh Tuyết, mẹ của Hào, nhớ lại.
Hào nói Di Linh là vùng chuyên canh cà phê nhưng vào mùa thu hoạch, nông dân rất vất vả tốn nhiều công để phơi. Tháng 11, 12 và đầu tháng 1 hằng năm thời tiết thường mưa bất chợt. Người dân phơi cà phải rất tất bật kéo bạt che để cà phê phơi không ướt. Nhiều hộ không kịp che nên cà phê bị ướt và thời gian phơi kéo dài.
Phải có giải pháp nào để phơi cà phê nhanh khô, an toàn, thân thiện với môi trường và giảm tối thiểu sức lao động của con người? Hào tâm tư của mình với Nguyễn Thành Long, người bạn cùng lớp.
Sau khi bàn bạc, hai bạn quyết định ý tưởng của mình với thầy giáo Phạm Văn Tĩnh. Được thầy định hướng, Hào và Long lập kế hoạch, phác thảo ý tưởng trên giấy và thực hiện dự án hệ thống phơi cà phê thông minh.
Hào phụ trách chính về lập trình, Long phụ trách phần cơ. Một số phụ kiện như cảm biến đo độ ẩm, cảm biến mưa được các bạn tìm kiếm trên mạng và đặt hàng giao tận nơi.
Vừa làm vừa cải tiến dần, sau bảy tháng, hệ thống phơi cà phê thông minh hoàn thành sau nhiều thử nghiệm thực tế.
Đến hệ thống phơi tự động
"Lúc đầu hệ thống sử dụng cảm biến mưa để xử lý tự động kéo các mái che. Chỉ cần trời mưa hệ thống sẽ tự động kéo mái che phía trên để cà phê không ướt. Tuy nhiên, thử nghiệm cho thấy cà phê vẫn ướt do việc kéo mái che mất một khoảng thời gian nhất định và mưa vẫn tạt vào sân" - Long kể.
Sau đó, Hào và Long quyết định sử dụng thêm cảm biến độ ẩm trong không khí để dự báo mưa. "Chỉ cần độ ẩm trong không khí cao (dự báo sắp mưa), hệ thống sẽ tự động kéo mái che lại trước khi trời mưa.
Các mái che cũng được lắp đặt xung quanh sân để ngăn mưa tạt vào. Giải pháp này đã xử lý triệt để, tránh mưa hoàn toàn cho sân phơi. Khi trời không mưa hoặc độ ẩm không khí thấp, hệ thống tự động kéo mái che ra" - Long nói thêm.
Một vấn đề khác phát sinh: mưa kéo dài, độ ẩm cao, cà phê không phơi khô kịp thời sẽ làm giảm chất lượng. Hai bạn đã đưa vào hệ thống giải pháp sấy cà phê tự động ngay cả khi trời mưa, các mái che được kéo lại hoàn toàn.
Khi độ ẩm không khí trên 90%, cảm biến độ ẩm hoạt động kích hoạt bộ phận đảo cà phê và các máy quạt ở góc sân để sấy cà phê. Hệ thống phơi cà phê thông minh là sự kết hợp giữa mái che, đảo cà phê, làm thông không khí hoạt động linh hoạt từng bộ phận hay kết hợp cùng hoạt động theo cài đặt tự động hoặc chủ động điều khiển thông qua điện thoại.
"Chỉ mất khoảng bốn giây để các mái che được kéo kín hoàn toàn sân phơi" - hai tác giả trẻ nói về sản phẩm của mình.
Theo TTO
Nam sinh 12 tuổi có IQ cao hơn Stephen Hawking Một học sinh lớp 8 ở xứ Wales (Anh) đạt điểm tối đa trong bài thi IQ của cộng đồng người thông minh nhất thế giới. Harrison Casey lọt top 1% những người thông minh nhất thế giới. Ảnh: Media Wales Harrison Casey, 12 tuổi, vừa đạt điểm số tối đa (162 điểm) trong bài kiểm tra IQ của cộng đồng Mensa -...