Tối cuối tuần khác lạ ở TP.HCM
Chủ nhật 13/6 là ngày thứ 14 TP.HCM giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 . Khác với danh xưng “thành phố không ngủ”, các tuyến phố nhộn nhịp về đêm trước kia giờ vắng vẻ, ảm đạm.
Các tuyến phố trung tâm “cửa đóng then cài” từ 18h
“Tôi chẳng còn nhớ hôm nay là thứ mấy. Vì thứ 2, thứ 3 hay chủ nhật cũng vắng như nhau. Đội xích lô nghỉ hết, còn tôi ở đây một chút rồi đi lượm ve chai”, ông Lâm Văn Hải nói. Ông chạy xe xích lô ở đây đã hơn 20 năm, từng chứng kiến khu vực chợ Bến Thành đông đúc người qua lại, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, chợ đóng cửa từ 18h và không còn khách nào lui tới sau đó. Các tuyến đường nổi tiếng về kinh doanh, giải trí ở quận 1 như Đồng Khởi, Bùi Viện, Trần Hưng Đạo… dán thông báo cho thuê nhà chẳng chịt, bàn ghế xếp chồng lên nhau. Chung cư 42 Nguyễn Huệ với 9 tầng nhà được treo chi chít biển hiệu nay cũng tắt đèn. Các tuyến phố “vàng” về kinh doanh đóng cửa để thành phố tận dụng “thời gian vàng” chống dịch.
Video đang HOT
TP.HCM vắng vẻ nhìn từ trên cao
Điện Biên Phủ là tuyến đường nối TP Thủ Đức với trung tâm TP.HCM ít xe qua lại lúc 20h. Tương tự, hai điểm đen kẹt xe vòng xoay Đinh Tiên Hoàng và ngã tư Hàng Xanh có lượng phương tiện thưa thớt. Địa điểm vui chơi quen thuộc của giới trẻ mỗi cuối tuần như Nhà thờ Đức Bà, hồ Con Rùa, nay lác đác người. Người dân chỉ ra ngoài khi cần thiết, tránh tụ tập đông người, thực hiện nghiêm chỉ thị 15 . Trong ngày 13/6, số lượng ca mắc Covid-19 ở TP.HCM cũng tăng kỷ lục: 95 trường hợp mắc trải khắp 18/22 quận, huyện và TP Thủ Đức.
Hòn đảo thiên đường của Ấn Độ vốn nhộn nhịp nay ảm đạm vô cùng bởi COVID-19
Goa, một bang ven biển phía tây Ấn Độ là điểm đến du lịch chính của đất nước đang chào đón du khách sau nhiều tháng bị phong tỏa do đại dịch COVID-19. Nhưng sự trở lại diễn ra rất chậm và vô cùng ảm đạm.
Đại dịch COVID-19 đã tàn phá nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch của Goa, nơi thu hút hàng trăm nghìn du khách vào những tháng mát mẻ trong năm, đặc biệt là trong kỳ nghỉ lễ. Theo một báo cáo do Bộ Du lịch của bang công bố vào tháng 12/2020, ngành du lịch của Goa có thể đã bị thiệt hại từ 273 triệu USD đến 985 triệu USD do đại dịch COVID-19. Bang cũng ghi nhận mức mất việc làm trong khoảng 35% - 58%.
Mùa "cao điểm" điển hình ở Goa vào tháng 12 và tháng 1 đã từng chứng kiến rất nhiều du khách đổ xô đến các bãi biển yêu thích luôn tràn ngập ánh nắng mặt trời. Những căn lều bên bờ biển và các nhà hàng bình dân hoạt động hết công suất với các lịch đặt trước nhiều ngày.
Du khách quốc tế, chủ yếu đến từ Nga, Israel, Anh và Ý, đến nghỉ lễ và thường quyết định ở lại trong nhiều tháng.
Tuy nhiên, năm nay lại có sự khác biệt rất đáng buồn.
Tháng 12 hiu hắt và không còn dòng người tấp nập như thường lệ. Từ những bãi biển ở phía bắc, như Morjim hoặc Ashwem, cho đến Palolem và Patnem ở phía nam, bờ biển mang một vẻ hoang vắng. Các khu nhà lụp xụp trông hoang tàn và các doanh nghiệp địa phương phải vật lộn để kiếm sống.
Mất kế sinh nhai
Trong suốt 18 năm qua, vào tháng 10 hằng năm, Shanti đều đi từ bang Karnataka lân cận đến Goa và thuê một căn phòng nhỏ tới tháng 3. Trong thời gian này, cô ấy làm phụ kiện để bán ở bãi biển, kiếm được nhiều tiền hơn cả năm làm nông dân ở làng mình. "Chúng tôi đã bị phong tỏa trong gần 8 tháng, điều đó có nghĩa là không có thu nhập", Shanti chia sẻ. Kết hôn được 7 năm, cô có 3 đứa con phải nuôi.
Sau khi các lệnh hạn chế được dỡ bỏ, gia đình Shanti đến Goa với hy vọng rằng họ sẽ có thể kiếm đủ để nuôi sống bản thân khi khách du lịch quay trở lại. Nhưng năm nay lại là năm tồi tệ nhất về lượng khách. Chồng cô cố gắng tìm những công việc lặt vặt ở các lán gần đó nhưng không có gì đảm bảo rằng anh ta sẽ mang về được đồng nào. "Đứng dưới nắng cả ngày không dễ, nhưng đâu có cách nào thay thế? Đây là cách duy nhất chúng tôi có thể sống sót".
Trong những năm trước đây, có nhiều du khách gần như không thể tìm được nơi nghỉ dưỡng tại các khu vực nổi tiếng của Goa, đặc biệt là vào cuối tháng 12. Năm nay đã khác. Mặc dù một lượng lớn du khách trong nước đã đến bang này vào thời điểm đầu năm, nhưng khách du lịch quốc tế mới là đối tượng thường chi nhiều tiền hơn và nó đã ảnh hưởng rất nặng nề đến ngành khách sạn.
Với việc chính phủ Ấn Độ đình chỉ du lịch hàng không quốc tế thương mại theo lịch trình, nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng chao đảo. Các khách sạn đã phải giảm giá trong khoảng thời gian từ ngày 25/12 đến ngày 1/1, thời điểm mà trước đó họ đón nhiều khách nhất trong năm, nhưng năm nay nhiều khách sạn vẫn vắng tanh.
Du khách quốc tế vắng bóng trên các bãi biển của Goa năm nay
Một tia hy vọng le lói
Rishab Malhotra, làm việc trong ngành khách sạn cho biết: "Ngành khách sạn ở Goa là theo mùa. Chúng tôi thường đóng cửa trong mùa mưa và mở cửa trở lại vào tháng 10. Vì vậy, sau cú sốc ban đầu về việc đóng cửa, tất cả chúng tôi đều cho rằng mọi thứ sẽ khởi sắc trong những tháng mát mẻ hơn. Ban đầu, mức độ nghiêm trọng của virus không quá khắc nghiệt, nhưng nỗi sợ hãi đã bao trùm. Giữa tất cả những bất ổn, công việc kinh doanh đã bị ảnh hưởng lớn".
Nhà hàng mở cửa trở lại vào ngày 24/9, nhưng những ngày đầu, lượng khách chỉ đạt khoảng 10-20% so với bình thường. Mọi thứ trở nên tốt hơn vào cuối tháng 10, sau các lễ hội Ấn Độ nổi tiếng Diwali và Dusshera. Hiện, nhà hàng đang có vẻ khởi sắc hơn với các bàn được sắp xếp cách nhau để đảm bảo khoảng cách nên cũng giảm sức chứa gần 40%. Tuy nhiên, điều này cũng đã khá hơn trước rất nhiều và đặt chỗ trước rất được khuyến khích.
Ghế ngồi ngoài trời trống tại một bãi biển ở North Goa
Những điểm cắm trại gần Sài Gòn cho ngày cuối tuần "chill hết nấc", đợi hết dịch là lập tức lên đường! Đợi hết dịch, hãy "xách ba lô lên và đi", tới những điểm cắm trại cách không xa thị thành nhưng lại giống lắm - một ốc đảo bình yên - để sống chậm lại một nhịp và nạp đầy năng lượng tươi mới. Sài Gòn chợt mưa rồi chợt nắng, có khi nào, giữa đô thị ồn ào ngột ngạt, bạn bỗng...