Tôi cũng rất muốn thương con chồng
Thương con thì tôi vẫn thương, bởi có người vợ nào không muốn chồng mình vui. Nhưng liệu tâm tính của con bé có thay đổi không khi tôi chỉ là vợ của ba nó?
Tôi đến rước con bé, tức đến nghẹt thở vì đã hẹn từ 5 ngày trước nhưng mẹ nó chẳng chuẩn bị gì cho con. Chiếc ba lô học trò dơ bẩn sứt quai đeo, bộ quần áo học sinh duy nhất mặc trên người kèm câu bảo con: “Thôi cứ về với mẹ T. đi, không lẽ bả để mày ở truồng?”.
Tôi không trách vì có lẽ cô ấy bầu bì nên không tiện đi lại mua sắm cho con. Nhưng con bé sẽ vắng nhà cả tháng, sao người làm mẹ chẳng chút băn khoăn hay lo liệu?
Tôi thương con, chỉ lo là con bé vẫn chống đối như trước. Ảnh minh họa
Con bé 10 tuổi này là kết quả từ cuộc hôn nhân trước của chồng tôi. Chia tay, vợ anh được quyền nuôi con, anh cấp dưỡng. Bốn năm sau, cô ấy lấy chồng và sắp sinh con. Anh và tôi cũng vừa cưới nhau, tôi cũng quý con gái nên nhân lúc mẹ bé sắp “ở cữ”, tôi xin đón bé về chăm sóc dù biết đưa đón bé với cung đường 20km từ nhà chúng tôi ngược về trường bé đang học mỗi ngày chẳng dễ dàng gì.
Nhưng thật buồn, con bé luôn gườm gườm nhìn tôi dù hàng ngày nó vẫn ăn, ngủ, sinh hoạt trong nhà tôi. Khi ăn, con bé thường vứt thức ăn thừa xuống nền nhà khiến tôi phải lau dọn. Tôi nhắc thì bé bảo “Đó là tại mẹ không nuôi chó chứ không phải tại con. Nếu mẹ nuôi chó thì thức ăn đổ, nó sẽ dọn sạch hết”. Ừ thì tôi không nuôi chó, vì chứng viêm xoang dị ứng mùi và lông súc vật. Nhưng cách trả lời của con bé thì thật là…
Con bé còn vứt lung tung quần áo. Giày vớ, nón, áo khoác bày bừa ngay từ cửa dù tôi có để sẵn kệ dép, móc áo. Đồng phục đi học, nó không bỏ vào máy giặt như tôi căn dặn mà ném búa xua trong nhà tắm cùng khăn mặt. Mỗi khi nó tắm xong thì nhà tắm trở thành bãi chiến trường, tôi phải dọn đến mươi phút. Bảo con trở vô dọn gọn gàng như trước khi tắm, nó nhếch môi “Mẹ cứ quan trọng hóa vấn đề”.
Trong phòng riêng, nó vứt bừa bãi vỏ bánh, ly trà sữa, thức ăn thừa…, còn nhét cả vào khe giường khiến mùi chua hôi bốc lên khó chịu. Phát hiện và dọn dẹp, tôi bảo bé đừng như thế nữa, nhà phố cửa kính giữ mùi chứ không như ở nông thôn rộng rãi, mùi phân tán. Nó cong môi “Mẹ kỹ quá thành ra khổ. Chứ nhà mẹ con cả tuần dọn một lần cũng có sao đâu!”.
Tôi bó tay và đành dọn mỗi ngày. Vậy mà nó ngang nhiên dán ngoài cửa phòng tờ giấy “Tự tiện vào phòng người khác là mất lịch sự“. Tôi không nhịn được nữa nên đã ‘triệu hồi” chồng về giữa giờ làm việc để anh “mục sở thị” phòng con gái.
Video đang HOT
Kết quả là anh không kìm được sự nóng giận nên đã tát con một bạt tai. Con bé khóc òa, bù lu bù loa: “ Vì tui nể bà là vợ của ba tui thôi. Chứ tui với bà chả là gì của nhau cả! Vì bà độc ác, bà là quái vật, chuyện gì cũng cằn nhằn! Cái gì cũng đi méc ba tui cho tui bị đòn!”.
Tôi… đứng hình. Chồng đem “trả con” ngay ngày hôm sau dù sau đó anh luôn buồn bã chứ không huyên thuyên nói cười như trước.
Tôi cũng không bàn đến chuyện con bé nữa, vì dù tôi tốt cả đời thì với con bé cũng “chả là gì của nhau”.
“Tui và bà chả là gì của nhau”, lời con bé vẫn âm âm trong trí tôi. Ảnh minh họa
Nhưng bốn tháng sau, bỗng một tối, dì của bé gọi cho tôi, rằng nhà “có chuyện” và xin tôi bỏ qua sự hỗn hào của bé mà giúp đỡ. “Nhưng là việc gì?”, tôi hơi gắt. “Chị đừng cười, cũng đừng vội nói với ba của bé thì em mới dám nói. Cha dượng đã có hành vi không đúng với con bé… Em nói vậy chị hiểu chứ? Tụi em ai cũng có hoàn cảnh, chị gái em thì giữa chồng và con cũng không biết làm sao. Chỉ còn cha của bé, nên em xin chị giúp đỡ”.
Tôi đành đồng ý nhưng lòng ngổn ngang. Thương con thì tôi vẫn thương, vì tình người lẫn tình yêu chồng, bởi có người vợ nào không muốn chồng mình vui. Nhưng nghĩ đến cảm giác con bé xa lạ và chống đối, tôi bỗng rùng mình.
Còn mẹ con bé sẽ xử sao với người có hành vi xâm hại con mình? Tôi “chứa chấp” con bé chỉ là biện pháp tình thế, về lâu về dài sẽ thế nào? Tôi nên làm thế nào để con hiểu được lòng mình? Tôi rối trí quá.
Ngọc Thanh
Theo phunuonline.com.vn
Người tình cũ đe dọa bắt con
Tôi có con với người đã có gia đình. Gần đây anh ta và vợ yêu cầu tôi phải giao đứa trẻ cho vợ chồng họ nuôi. Tôi rất lo lắng trước sự uy hiếp này.
Hỏi: Tôi có một đứa con 2 tuổi với người đang có vợ. Khi nghe tin tôi có thai, anh ta kiên quyết phủ nhận. Nhưng dạo gần đây anh ta và vợ liên lạc và yêu cầu tôi phải giao con cho vợ chồng họ nuôi. Tôi rất hoang mang không biết phải làm sao. Xin hỏi luật sư, anh ta có được quyền nuôi con của tôi không? Cảm ơn.
Nguyễn Thanh H. (Đồng Nai)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào bạn.
Khoản 1, điều 88, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ cho con như sau: "Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng."
Đồng thời, khoản 1, điều 14, Luật Hôn nhân và gia đình quy định về việc giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:
"Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại điều 15 và điều 16 của luật này."
Và điều 81, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Ảnh minh họa
Đối với trường hợp của bạn, vì hai bạn không đăng ký kết hôn đồng thời không đủ các điều kiện đăng ký kết hôn nên không làm phát sinh quan hệ giữa vợ và chồng. Do đó, người cha nếu muốn giành quyền nuôi con thì cần phải chứng minh được mình là cha đứa bé qua việc khởi kiện yêu cầu tòa án xác định quan hệ cha con.
Trường hợp tòa án xác định đây là quan hệ cha con thì sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề xác định quyền nuôi con giữa bạn và cha cháu bé. Vấn đề này sẽ được giải quyết tương tự như việc xác định quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Do đó, bạn và cha cháu bé có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng con.
Trường hợp hai bạn không thể tự thỏa thuận được, tòa án sẽ xem xét quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào mọi quyền lợi đối với con. Hơn nữa, cháu bé hiện tại được 2 tuổi, tức dưới 36 tháng tuổi, tòa án có thể giao trực tiếp cho bạn nuôi, tuy nhiên bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện cả về vật chất, tinh thần, phù hợp với mọi lợi ích của con bạn.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng
Theo phunuonline.com.vn
Chồng hờ! (Phần 14) Hồng đứng trước bàn của ban thẩm vấn. Phiên tòa vừa bắt đầu diễn ra. Cô thậm chí còn chẳng có một luật sư nào, chỉ có thể tự biện minh cho mình. Trang liếc nhìn Hồng, cười thầm và tin rằng phần thắng nằm trong tay cô ta rồi. Hồng ngẩng lên nhìn Dũng. Anh ta chỉ nháy mắt với cô một...