‘Tôi chưa thấy một trường đại học tư nào là đại học quốc gia’
Tiến sĩ Đàm Quang Minh cho rằng, đại học quốc gia có sứ mệnh riêng và nên là đầu tư công nhằm giải quyết những bài toán chiến lược tầm quốc gia.
Vừa qua, tại hội thảo góp ý xây dựng Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 46/2017/NĐ-CP và Nghị định 135/2018/NĐ-CP do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, có ý kiến đề xuất rằng, nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện thì một trường đại học tư có thành đại học quốc gia được không?
Xoay quanh vấn đề này, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Lộc – nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, trước khi bàn về việc nên mở rộng thêm mô hình đại học quốc gia nữa hay không, chúng ta phải thực sự thống nhất được mô hình đại học quốc gia với mục đích và vai trò đặc trưng rõ nét, hiệu quả trong vấn đề quản lý và phù hợp với xu thế thế giới.
Giáo sư Nguyễn Lộc – nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. (Ảnh: NVCC)
Thực ra, giai đoạn soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật 34/2018/QH14) đã thu hút rất nhiều tranh luận khác nhau về mô hình đại học quốc gia. Mặc dù Luật này đã ban hành cách đây khá lâu song những tranh luận vẫn kéo dài cho đến bây giờ. Điều này rất đáng quan tâm.
Chúng ta đều biết, trong thời gian qua mô hình đại học quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về các phương diện như xu thế giáo dục tinh hoa, chất lượng hàng đầu, tự chủ, đa ngành… Cùng với thời gian, thông qua các công cuộc đổi mới, nhiều trường đại học ở Việt Nam cũng đã tiệm cận được các chuẩn mực tương tự.
Hơn nữa, nhiều ý kiến đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của mô hình này khi cho rằng bộ máy quản lý còn cồng kềnh. Đặc biệt có nhiều nhận xét, trong đó có chuyên gia quốc tế cho rằng mô hình đại học quốc gia của Việt Nam là một mô hình “độc đáo” trên thế giới mà không đâu có. Một số trường đại học của một số nước có mang tên “quốc gia” song có ý nghĩa khác.
Do còn nhiều ý kiến đa chiều như vậy nên dường như chúng ta cần có một đánh giá toàn diện về mô hình đại học quốc gia của Việt Nam, từ đó mới bắt đầu tính đến việc mở rộng thêm mô hình này đối với hệ thống công lập và tư thục.
Trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Lê Trường Tùng – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT cho biết, trước hết phải hiểu rõ ràng về mô hình đại học quốc gia.
Theo Luật Giáo dục Đại học, đại học quốc gia có các trường thành viên và tổ chức theo hai cấp. Đại học quốc gia được Nhà nước giao thực hiện nhiều nhiệm vụ chiến lược quan trọng, có nhiều quyền tự chủ cao hơn các trường đại học khác, là đầu mối cấp ngân sách, được dùng con dấu có hình quốc huy và được làm việc trực tiếp với các cơ quan ngang Bộ…
Luật Giáo dục Đại học cũng ghi rõ, đại học quốc gia được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển, và Nghị định về Đại học quốc gia ghi rõ “đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập”.
Tiến sĩ Lê Trường Tùng – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT. (Ảnh: giaoduc.net.vn)
Như vậy theo quy định hiện nay, các trường đại học tư không thể là đại học quốc gia vì đơn giản không phải là trường công, không là đầu mối nhận ngân sách nhà nước để phát triển.
“Hiện nay cũng có nhiều ý kiến khác nhau về cái được cũng như chưa được của mô hình đại học quốc gia. Một số đại học vùng cũng có mong muốn phát triển thành đại học quốc gia.
Video đang HOT
Tôi nghĩ nếu đã là Đại học Quốc gia Việt Nam (tên tiếng Anh đang dùng là Vietnam National University và gắn với tên địa phương) – thì có thể chỉ cần một đại học quốc gia bao trùm và có cơ sở ở các vùng miền.
Còn việc đánh giá mô hình đại học quốc gia tốt hay không tốt trong khi nhiều nước không có mô hình đại học quốc gia giống Việt Nam, cái quan trọng không phải là mô hình thế nào, mà là các đại học quốc gia gần 30 năm qua đã thực hiện trách nhiệm của mình như thế nào, mà nếu như không phải mô hình đại học quốc gia thì khó mà thực hiện nổi”, ông Lê Trường Tùng nêu quan điểm.
Theo ông Tùng, điều quan trọng đầu tiên là phải hiểu về mô hình đại học 2 cấp (gồm đại học vùng, đại học quốc gia) thật rõ ràng.
Nếu chỉ nhấn mạnh mô hình 2 cấp, xem đại học là một tổ hợp các trường hợp đại học kết hợp lại với nhau thì thành lập đại học không khó.
Khi đó các trường ngoài công lập cũng có thể liên kết với nhau để tạo thành một đại học ngoài công lập. Nhưng điều quan trọng là làm việc này để làm gì, có ý nghĩa gì không? Tôi cho rằng, việc này chưa mang lại nhiều lợi ích, và hầu như ít trường muốn thực hiện, ngay cả khi đủ điều kiện cứng theo quy định hiện nay.
Mô hình đô thị đại học (university city) – nơi nhiều trường đại học tập trung ở một khu vực – thuận lợi cho việc dùng chung các tiện ích như ký túc xá, công trình thể thao, dịch vụ, thư viện… nhưng đầu tư rất lớn và lâu dài. Còn mô hình đại học nhiều cơ sở phân tán (multi-campus) chỉ có thể phát huy tác dụng khi có chiến lược phát triển và mô hình quản trị chung, khi sử dụng thương hiệu và các hoạt động truyền thông chung, khi sử dụng chương trình đào tạo chung.
Cũng chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ Đàm Quang Minh – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Phú Xuân cho biết: “Tôi chưa thấy một trường đại học tư nào là đại học quốc gia, bởi đại học quốc gia có sứ mệnh riêng và nên là đầu tư công nhằm giải quyết những bài toán chiến lược tầm quốc gia mà thị trường mà cơ sở giáo dục đại học tư thục, trường đại học địa phương không giải quyết được. Quan điểm của tôi là không thể có đại học quốc gia tư thục”.
Tiến sĩ Đàm Quang Minh cũng cho biết thêm, định hướng của Trường Đại học Phú Xuân là trường đại học ứng dụng nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho địa phương. Trường Đại học Phú Xuân không cạnh tranh với các trường đại học nghiên cứu và các đại học quốc gia.
Học phí nhiều trường đại học đồng loạt 'tăng vọt' từ năm 2022
Từ năm 2022, các cơ sở giáo dục đại học sẽ được điều chỉnh tăng học phí theo quy định tại Nghị định mới của Chính phủ về thu chi học phí (NĐ 81/2021/NĐ-CP).
Theo quy định của Nghị định 81/2021/NĐ-CP, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ có các mức khác nhau tùy thuộc vào từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ.
Cụ thể từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025- 2026, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ tăng dần. So với năm học 2021 - 2022, một số ngành đào tạo có mức học phí "tăng vọt".
Theo phương án tuyển sinh của nhiều trường đại học, mức học phí từ năm tuyển sinh 2022 đều đồng loạt tăng.
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã có thông báo tuyển sinh đại học năm 2022. Theo đó, mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2022 như sau:
Năm học 2022-2023: 4.200.000 đồng/tháng. (tương đương 42.000.000 đồng/năm);
Năm học 2023-2024: 4.400.000 đồng/tháng. (tương đương 44.000.000 đồng/năm);
Năm học 2024-2025: 4.600.000 đồng/tháng. (tương đương 46.000.000 đồng/năm);
Năm học 2025-2026: 4.800.000 đồng/tháng. (tương đương 48.000.000 đồng/năm).
Đối với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trong mùa tuyển sinh 2022, dự kiến có các mức học phí tương ứng với từng chương trình đào tạo:
Chương trình Đào tạo chuẩn dao động từ 22 - 28 triệu đồng/năm;
Chương trình ELiTECH dao động từ 40 - 45 triệu đồng/năm;
Các chương trình như: Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (IT-E10, IT-E10x); Công nghệ thông tin Việt - Pháp (IT-EP, IT-EPx); Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14, EM-E14x) có học phí dao động từ 50 - 60 triệu đồng/năm
Chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế dao động từ 45 - 50 triệu đồng/năm;
Chương trình Đào tạo quốc tế dao động từ 55 - 65 triệu đồng/năm,
Chương trình TROY (học 3 kỳ/năm) dao động từ 80 triệu đồng/năm.
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh dự kiến mức học phí trung bình trong năm học 2022 - 2023 đối với chương trình chính quy đại trà là 27,5 triệu đồng/năm; đối với chương trình chất lượng cao là 72 triệu đồng/năm; đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật là 55 triệu đồng/năm.
Dự kiến mức học phí trung bình qua các năm của trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Chụp màn hình)
Trong năm học 2023-2024, mức học phí trung bình dự kiến tăng đối với chương trình chính quy đại trà là 30 triệu đồng/năm; đối với chương trình chất lượng cao là 80 triệu đồng/năm; đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật là 60 triệu đồng/năm.
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thông tin mức học phí theo nhóm ngành cho sinh viên đại học chính quy tập trung khóa 2022 khi thực hiện cơ chế tự chủ đại học. Theo đó, mức học phí dao động từ 16 đến 24 triệu đồng đối với hệ Chuẩn, 60 triệu đồng đối với hệ Chất lượng cao.
Cụ thể mức học phí với nhóm ngành Khoa học xã hội nhân văn như sau:
Các ngành có mức học phí 16.000.000 đồng/năm học bao gồm: Triết học, Tôn giáo học, Lịch sử, Địa lý, Thông tin - thư viện, Lưu trữ học (Trong năm học 2022-2023, ngành này sẽ được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ 35% học phí nên sinh viên sẽ đóng học phí là 13.000.000 đồng);
Các ngành có mức học phí 18.000.000 đồng/năm học bao gồm: Giáo dục học, Ngôn ngữ học, Văn học, Văn hóa học, Xã hội học, Nhân học, Đông Phương học, Việt Nam học, Quản trị văn phòng, Công tác xã hội, Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục, Quản lý thông tin, Đô thị học;
Các ngành có mức học phí 20.000.000 đồng/năm học: Quan hệ quốc tế, Tâm lý học, Báo chí, Truyền thông đa phương tiện.
Công bố dự kiến học phí của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. (Ảnh: Chụp màn hình)
Mức học phí đối với nhóm ngành Ngôn ngữ, Du lịch như sau:
Các ngành: Ngôn ngữ Italia, Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Ngôn ngữ Nga có mức học phí 19.200.000 đồng/năm học (trong năm học 2022-2023, ngành này sẽ được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ 35% học phí, nên sinh viên sẽ đóng học phí là 15.600.000 đồng);
Các ngành: Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Đức có mức học phí 21.600.000 đồng/năm học
Các ngành: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có mức học phí 24.000.000 đồng/năm học.
Các ngành đào tạo hệ Chất lượng cao do thí sinh tùy chọn đăng ký sẽ có mức học phí 60.000.000 đồng/năm học (bao gồm các ngành: Quan hệ quốc tế, Báo chí, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, Ngôn ngữ Đức, Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành).
Với chương trình liên kết quốc tế 2 2 sẽ có mức học phí 2 năm đầu ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh như sau: Ngành truyền thông và ngành quan hệ quốc tế liên kết với Trường Đại học Deakin có mức học phí 60 triệu đồng/năm học. Ngành ngôn ngữ Anh liên kết với Trường Đại học Minnesota Crookston có mức học phí là 82 triệu đồng/năm học; Ngành ngôn ngữ Trung Quốc liên kết với Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây có mức học phí là 45 triệu đồng/năm học.
Theo Đề án tuyển sinh Đại học chính quy năm 2022 của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, mức học phí dự kiến cho năm học 2022 - 2023 của trường từ 41 triệu đồng đến gần 44,5 triệu đồng.
Mức học phí dự kiến cho năm học 2022 - 2023 của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cụ thể, với các ngành Y khoa, dược học, Răng - Hàm - Mặt, mức học phí dự kiến cao nhất không quá 44.368.000 đồng.
Với các ngành Điều dưỡng, dinh dưỡng, Kỹ thuật Xét nghiệm y học; Kỹ thuật Hình ảnh y học; Khúc xạ nhãn khoa, Y tế công cộng mức học phí dự kiến cao nhất không quá 41.000.000 đồng
Nhà trường cho biết, đây là đơn giá học phí dự kiến sẽ được áp dụng trong năm học 2022 - 2023, để đáp ứng sự nhu cầu cao về chất lượng nhân lực y tế khi tốt nghiệp đại học. Đơn giá học phí các năm sau có thể được điều chỉnh trượt giá theo quy định.
Top 10 trường đại học danh giá nhất thế giới Theo bảng xếp hạng các trường đại học thế giới năm 2023 của QS (Quacquarelli Symonds) thì 5 trong tổng 10 trường đến từ nước Mỹ. Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds - Anh) mới đây công bố bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới cho năm 2023 (QS World University Rankings 2023 - QS WUR 2023). Trong top 10...