Tôi cho con mang tiền đi học ngay từ nhỏ
Việc có nên cho con mang tiền đi học hay không là một trong những điều mà nhiều năm nay gia đình và nhà trường vẫn thường bàn đến. Đó cũng là chuyện thường ngày khi cuộc sống đủ đầy hơn, phát triển hơn.
Chúng ta nên cho trẻ mang ít tiền đến trường để tiêu khi cần – Ảnh minh họa: Đ.N.T
Kể cả thầy cô (nhất là giáo viên chủ nhiệm) và cha mẹ đều có những quan điểm khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố: môi trường học tập, hoàn cảnh gia đình, cách dạy con… Người đồng ý, người thì không muốn cho con mang theo tiền đến trường và họ đều có lý lẽ của riêng mình.
Những người không muốn cho con mang tiền đi học bởi vì họ đã lo cho con đủ mọi thứ trong cặp (từ đồ dùng học tập đến nước uống, sữa, bánh,…) nên không việc gì phải dùng đến tiền nữa. Như vậy sẽ tránh được một số rắc rối như: trộm cắp, “nộp” tiền cho bạn, không mua thức ăn thiếu an toàn thực phẩm… Quan điểm này cũng hợp lý, có thể nói là số đông dạy con theo cách này.
Những người sẵn sàng cho con mang tiền đi học cũng có những lý do riêng. Một số gia đình có điều kiện kinh tế nên cho con xài tiền khá thoáng. Điều này rất nguy hiểm cho trẻ, vì trẻ sẽ không hiểu được giá trị của đồng tiền, dễ dẫn tới đua đòi, coi thường bạn bè và nhiều hệ lụy khác.
Cũng có phụ huynh cho con một ít tiền khi đến trường sử dụng khi cần thiết, như mua bút khi hết mực, mua nước uống…, cùng với việc dõi theo, giáo dục con cách sử dụng tiền phù hợp.
Video đang HOT
Với tôi, một người cha của hai con (một học lớp 3, một học lớp 7), cũng là một người thầy, tôi cho con sử dụng tiền ngay từ nhỏ.
Ngay từ khi con học bậc tiểu học, có những khoản tiền đóng cho nhà trường (khoảng mấy trăm ngàn đồng), tôi nói con tự mang và lên trường đóng cho cô chủ nhiệm. Nhiều người khuyên không nên như vậy vì cháu còn nhỏ, lỡ mất thì sao. Tôi luôn tương tác với các con nên thường nhắc nhở và dạy con sử dụng tiền. Nếu lỡ mất tiền, con sẽ có bài học quý. Mỗi khi con mang tiền đóng các khoản ở trường, đó cũng là lúc giúp cho con biết cách giữ gìn tài sản, tự tin khi đối diện với thầy cô. Những bài học tuy nhỏ nhưng rất đáng dạy cho con.
Tôi vẫn thường cho con ít tiền (từ năm ngàn đến vài chục ngàn đồng) để con chủ động mỗi khi cần thiết. Nếu đồ dùng học tập hỏng, con có thể chủ động mua (dạy con năng động hơn). Lâu lâu có thể chia sẻ cùng bạn bè, mua bánh trái cùng ăn (dạy con biết đoàn kết, chia sẻ). Nếu con chơi thể thao nhiều, có thể bổ sung thêm chai nước, miếng bánh (chủ động nạp năng lượng cho bản thân)…
Nói như vậy không có nghĩa ngày nào tôi cũng đưa tiền cho con. Có thể vài ngày đưa tiền một lần, hoặc cả tuần mới đưa vì không phải ngày nào con cũng sử dụng hết tiền mà tôi đã cho. Cho con tiền nhưng luôn dạy con giá trị của đồng tiền và chủ động trong cách sử dụng.
Thiết nghĩ, chúng ta nên cho trẻ mang ít tiền khi đến trường để tiêu khi cần. Đừng “làm thay” cho trẻ bằng cách mọi thứ đã sẵn có trong cặp, đừng sợ trẻ sử dụng tiền sẽ gây rắc rối…, thay vào đó, chúng ta nên hướng trẻ tới những giá trị tốt đẹp hơn…
Theo Thanh niên
Hưng 'kính' - trùm bảo kê chợ Long Biên chết tại bệnh viện
Ông trùm Hưng 'kính' trong đường dây trấn lột tại chợ Long Biên đã chết vào khoảng 11h trưa nay tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông.
Ngày 14/8, nguồn tin riêng của PV VTC News cho biết, phạm nhân Nguyễn Kim Hưng (Hưng "kính") - ông trùm trong đường dây trấn lột tại chợ Long Biên đã chết vào khoảng 11h trưa nay tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông.
Hưng "kính" tại phiên xét xử.
Trước đó, ngày 26/7, HĐXX đã tuyên Nguyễn Kim Hưng (tức Hưng "kính", sinh năm 1963, ở Hàng Đậu, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội) 4 năm tù; Nguyễn Hữu Tiến (tức Tiến "hói", 49 tuổi) 3 năm tù; Lê Thanh Hải (tức Hải "gió", 56 tuổi) 3 năm 6 tháng tù; Nguyễn Mạnh Long (tức Long "cao", 57 tuổi) 3 năm 6 tháng tù; Dương Quốc Vương (tức Vương "lợn", 51 tuổi) 3 năm 6 tháng tù.
Theo cáo trạng, năm 2008, vợ chồng chị Nghiêm Thúy Nga và anh Hoàng Anh Hà (Ba Đình, Hà Nội) kinh doanh hoa quả tại chợ Long Biên thường xuyên bị các nghi can trên đe dọa, chèn ép để bắt phải nộp nhiều loại tiền bảo kê.
Ngày 10/8/2018, chị Nga gửi đơn tố giác Hưng "kính" và các nhân viên trong tổ bốc dỡ cưỡng đoạt số tiền hơn 1 tỷ đồng lên Công an TP Hà Nội.
Từ tố cáo của chị Nga, cơ quan chức năng điều tra và xác định: Từ 14/3/2018 đến 1/9/2018, lợi dụng công việc của mình, Hải, Long, Vương thu của chị Nga số tiền hơn 35 triệu đồng.
Trong đó, chỉ có hơn 7,5 triệu đồng là tiền nhân viên tổ dịch vụ bốc dỡ số 2 tham gia bốc dỡ hàng hóa, còn lại là tiền "bãi", tức là tiền không bốc dỡ, bắt ép chị Nga phải nộp và chiếm đoạt.
Để gây sức ép, buộc chị Nga phải nộp tiền, Hưng "kính" chỉ đạo đàn em sử dụng nhiều thủ đoạn như: đuổi xe, đuổi nhân viên của chị Nga, không cho tự bốc dỡ; bắt ép chị Nga phải nộp tiền bốc dỡ hàng hóa dù không bốc dỡ hàng; kéo cá thối đặt cạnh ki ốt của chị Nga nhằm cản trở việc kinh doanh; tăng tiền thu đối với dịch vụ bốc dỡ hàng hóa của chị này...
Nguyễn Hữu Tiến nhận của Hải, Long và Vương số tiền hơn 35 triệu đồng, song chỉ nộp về Ban quản lý chợ hơn 10 triệu đồng. Cơ quan công an xác định, Tiến phải chịu trách nhiệm về số tiền hơn 24 triệu đồng không nộp về Ban quản lý chợ Long Biên. Tiến đồng phạm với Hưng, Hải, Long, Vương về hành vi chiếm đoạt hơn 28 triệu đồng của các nạn nhân.
Đối với việc chị Nga, anh Hà khai từ năm 2010 đến năm 2017 bị Hưng "kính" chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng, Hưng không thừa nhận.
Do chỉ có lời khai của chị Nga, anh Hà mà không có chứng cứ chứng minh nào khác nên CQĐT cho rằng không đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Hưng ở điểm này. Cơ quan điều tra tách tài liệu để điều tra, làm rõ, xử lý sau.
XUÂN TRƯỜNG
Theo VTC
Video: Bắt giữ nhóm côn đồ 'dọa CSGT' trấn lột tiền người vi phạm trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ Đội Cảnh sát hình sự Công an Quận Hoàng Mai (Hà Nội) bắt giữ 5 kẻ có hành vi cưỡng đoạt tài sản của người đi đường ở khu vực đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. NHÓM PV Theo VTC