Tôi bỏ Internet trong 9 ngày và đây là những gì xảy ra
Ý tưởng cai nghiện thiết bị công nghệ đã xuất hiện từ nhiều năm nay, thế nhưng bây giờ tôi mới thử xem hiệu quả như thế nào.
Bài viết chia sẻ trải nghiệm của phóng viên David Imel, trang tin Android Authority.
Bạn có cảm giác muốn mở điện thoại để lên Internet bất cứ lúc nào trong ngày không? Tôi thì có và cảm giác chẳng dễ chịu chút nào.
Một buổi tối thứ 7 vài tháng trước, tôi đắm mình 2 giờ trong bồn tắm. Như bình thường, đây là lúc thư giãn, gạt bỏ mọi lo lắng về công việc. Tuy nhiên tôi đã dành 2 giờ ấy để lướt điện thoại. Tôi chuyển giữa Twitter, Instagram và Reddit liên tục để không bỏ lỡ cập nhật mới. Trong một khoảnh khắc, tôi nhận ra điều này thật thô thiển.
Tôi bỏ Internet trong 9 ngày như thế nào?
Nhu cầu giải trí, cập nhật thông tin liên tục của con người bắt nguồn từ cách tiếp cận chúng. Khi còn nhỏ, tôi chỉ được học, xem sách và lướt Internet bằng chiếc máy tính ở nhà khi điện thoại bàn không có ai dùng. Tôi rất thích máy tính, thú vị với những thông tin đọc được, nó khiến tôi muốn cập nhật mọi thứ liên tục.
Đã bao giờ bạn cảm thấy quá tải vì phải tiêu thụ quá nhiều thông tin từ Internet chưa?
Do đó khi smartphone xuất hiện, việc tôi muốn truy cập những thông tin này ở mọi nơi là điều hiển nhiên. Trong một thời gian, tôi thấy khá bình thường. Ở thời điểm Google Search, Maps và News là những ứng dụng smartphone phổ biến nhất, tôi dùng nó như một công cụ tìm thông tin. Tuy nhiên khi mạng xã hội chiếm trọn Internet, nó khiến tôi chẳng khác gì thằng nghiện.
Nằm trong bồn tắm tối hôm ấy, tôi nghĩ về những gì mình có thể làm nếu không sử dụng mạng xã hội. Tất nhiên, tôi không cho rằng mình sẽ làm việc tốt hơn khi không còn Twitter hay Instagram. Luôn có thời gian rảnh để bạn làm chuyện đó.
Sau khi nhận lời khuyên từ đồng nghiệp, tôi quyết định xin nghỉ phép, ngừng sử dụng mạng xã hội trong 9 ngày và du lịch đến Nhật Bản.
Video đang HOT
Đây là những gì tôi trải qua trong 9 ngày ấy.
Đây là 4 ứng dụng không thể thiếu của tôi: Instagram, Twitter, Reddit và Slack.
Thật ngạc nhiên, ngày thứ nhất trải qua khá bình thường. Tôi không cảm thấy mình phải lướt Twitter làm gì. Tôi chú tâm tìm chiếc camera mình muốn mua khi đến Nhật. Khi bạn tập trung vào một thứ gì đó, mọi thứ khác không còn quan trọng.
Đó là lý do những ngày sau khó khăn hơn tôi tưởng. Mỗi sáng thức dậy, thay vì dành cả giờ kiểm tra, giải quyết hàng trăm thông báo Twitter, Instagram và Messenger, lần này thì chẳng có gì nữa.
Thông báo trên điện thoại cho tôi cảm giác mọi thứ đều quan trọng. Có ai thích bức ảnh của tôi mới đăng tối qua không? Có tin nhắn quan trọng nào từ đồng nghiệp không? Có một chút lo lắng khi tôi thức dậy mà không còn thấy chúng.
Phải mất 4 ngày để tôi cảm thấy bình thường. Trong suốt thời gian đó, tôi luôn trấn an bản thân rằng mọi thứ vẫn ổn khi không hoạt động trên mạng xã hội.
Những chủ đề hot, thông tin hữu ích trên Internet khiến bạn không thể rời chúng.
Để giải khuây, tôi đã làm những việc của một du khách bình thường: tham quan Tokyo rồi chụp ảnh bằng chiếc camera mới mua. Những ngày đầu trôi qua khá chậm, song tôi đã thấy thoải mái hơn sau vài ngày bớt sử dụng điện thoại. Từ 7 giờ sử dụng smartphone mỗi ngày giảm còn 30 phút là quá trình khó khăn.
Đến ngày thứ 5, tôi mới thấy hoàn toàn thư giãn. Thời gian sử dụng smartphone giảm rõ rệt. Tôi bắt đầu khám phá mọi thứ xung quanh nhiều hơn. Bình thường bạn vẫn có thể làm điều đó, nhưng không dễ để duy trì lâu dài.
Tôi nhận thấy mình “mơ mộng” nhiều hơn khi nghĩ về những thứ sẽ làm trong tương lai, những gì đã trải qua. Đương nhiên tôi không căng thẳng về chúng.
Tôi hoàn toàn thích 4 ngày còn lại, thật tuyệt vời khi ngồi nhiều giờ trên tàu điện, đi lang thang rồi nhìn ngắm khung cảnh bên hồ nước. Không phải lo lắng về những gì diễn ra trên Internet, không bị thôi thúc phải bật điện thoại. Tôi đã tận hưởng mọi thứ.
Tuy nhiên, nó không thể giúp bạn bỏ hoàn toàn Internet
Trở về Mỹ, tôi cảm thấy thoải mái hơn, dù vậy đã cài lại mọi ứng dụng ngay lập tức. Công việc của tôi không thể thiếu Slack, không thể bỏ rơi Twitter. Dần dần, cơn nghiện lại quay về.
Mất khoảng 2 ngày để có lại cảm giác lo lắng phải cầm điện thoại. Một tuần sau, tôi lại nhận ra điều đó trong bồn tắm, cảm giác y hệt lần trước.
Nghiện smartphone, Internet không phải vấn đề mới, song làm sao để cai nghiện vẫn là câu hỏi chưa được giải đáp.
Tôi không nghĩ bản chất smartphone hay Internet là xấu, nếu bạn chủ động điều khiển nó thay vì để nó điều khiển lại. Đây vẫn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc, giúp bạn liên lạc với mọi người, tìm mọi thông tin cần thiết. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng được thiết kế để gây nghiện, và tôi đã thành nạn nhân.
Sau chiến dịch trên, tôi nhận thấy “cai nghiện” trong vài ngày không thể làm bạn bớt sử dụng smartphone được. Mấu chốt là cách tự chúng ta điều tiết việc sử dụng. Twitter hay Facebook là những nơi tuyệt vời để kết bạn, biết những cái chưa biết. Tuy nhiên cũng giống Instagram hay Pinterest, có đôi lúc bạn sẽ thấy quá tải với chúng.
Nếu có thể điều chỉnh cách tương tác với những nền tảng ấy, tôi tin rằng chúng sẽ mang lại giá trị thực sự, ngược lại thời gian của bạn sẽ bị bào mòn lúc nào không biết. Hãy dành thời gian suy nghĩ và tìm ra giải pháp hợp lý nhất cho mình.
Theo Zing
Séc cảnh báo đánh thuế các gã khổng lồ internet để trả đũa Mỹ
Bộ trưởng Tài chính Séc Alena Schillerova cảnh báo đánh thuế các gã khổng lồ internet toàn cầu như Google và Facebook để trả đũa Mỹ.
Bộ trưởng Tài chính Séc Alena Schillerová mới đây cho biết, Cộng hòa Séc không e ngại sự trả đũa của Mỹ trước kế hoạch đánh thuế đối với các hoạt động kinh doanh số của chính phủ Séc. Theo Bộ trưởng Schillerova, biện pháp này là nhằm gia tăng ngân khố quốc gia thông qua việc đánh thuế các hoạt động quảng cáo của các gã khổng lồ internet toàn cầu như Google và Facebook.
Bộ trưởng Tài chính Séc Alena Schillerova. Ảnh: Nasdaq.
Phát biểu sau cuộc họp giữa các bộ trưởng tài chính Liên minh Châu Âu EU diễn ra tại Brussels, Bỉ, Bộ trưởng Schillerova cho biết, Hạ viện Séc sẽ bắt đầu thảo luận về các đề xuất đánh thuế đối với hoạt động kinh doanh số trong tuần tới nhằm áp đặt một loại thuế đặc biệt đối với các gã khổng lồ như Google, Amazon, Facebook và Apple.
Theo đề xuất của Bộ Tài chính Séc, các công ty trực tuyến có doanh thu toàn cầu cao hơn 750 triệu euro và có doanh thu hàng năm tại Cộng hòa Séc ít nhất 100 triệu kuron tương đương 4 triệu euro đến từ các dịch vụ chịu thuế sẽ phải đóng thuế tại quốc gia này.
Theo ước tính từ các quan chức Bộ Tài chính, việc áp đặt thuế đối với hoạt động kinh doanh số của các công ty internet toàn cầu có thể đóng góp thêm khoảng 200 triệu euro nguồn thu hàng năm cho nhà nước. Loại thuế này sẽ được áp dụng trong giai đoạn 4 năm. Tuy nhiên, Séc sẽ sẵn sàng ngay lập tức bãi bỏ đạo luật liên quan nếu các bên tìm được một giải pháp chung cho toàn cầu. Trước đó, năm 2018, Liên minh Châu Âu đã thất bại trong việc đạt được một thỏa thuận chung trong toàn khối về thuế đối với hoạt động kinh doanh số.
Bộ trưởng Tài chính Séc cho biết, các quốc gia trong Liên minh Châu Âu cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để đạt một thỏa thuận toàn cầu về thuế đối với hoạt động kinh doanh số nằm trong khuôn khổ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD.
Người đồng cấp của bà Schillerova, Bộ trưởng Tài chính Pháp, Bruno Le Maire, trước đó cũng cho biết các bên đã đến gần một thỏa thuận về đề xuất thuế chung do OECD đưa ra, tuy nhiên Mỹ phải có "bước đi cuối cùng" để đảm bảo một giải pháp mang tính thỏa hiệp cho các bên.
Theo vov
Internet thích thú với mẫu khuyên tai làm từ EarPods bị rối dây, có giá gần 1 triệu đồng Người dùng có thể khó chịu với tình trạng rối dây của những chiếc tai nghe EarPods chứ giới nghệ sĩ lại cho rằng đây là một loại hình nghệ thuật có thể đưa vào kinh doanh ngon lành. AirPods và các mẫu tai nghe không dây nói chung đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người tin dùng hơn...