Tôi bỏ họp khi phụ huynh đề xuất không phạt học sinh hư trước lớp
“Đề xuất phạt tiền thay vì cảnh cáo giữa lớp vì sợ học sinh xấu hổ” – ý kiến của vị trưởng hội phụ huynh khiến tôi không chịu nổi.
Ảnh minh họa
Chia sẻ quan điểm về bài viết “Khi giáo viên lo dạy chữ hơn dạy làm người”, độc giả Nguyen anh dungcho rằng:
Giáo viên không dạy học sinh làm người hay chính những phụ huynh không cho giáo viên cơ hội được dạy?
Trong buổi họp phụ huynh của cháu tôi, tôi ngồi nghe ý kiến cúa quý vị phụ huynh đang làm trưởng hội phụ huynh lớp mà thấy buồn cho một thế hệ con em chúng ta. Cụ thể, vị này nêu quan điểm:
“Thầy cô không nên đánh hay phạt các em học sinh hư giữa lớp vì làm thế các em sẽ xấu hổ”. Chỉ một chút xấu hổ để cố gắng học tập mà không dạy cho các em biết lúc này. Chẳng lẽ đợi tới lúc lũ trẻ ra ngoài xã hội, có nhiều điều đáng xấu hổ hơn đang chờ các em, khi ấy chúng sẽ đối mặt thế nào? Không cho phạt, vậy các em đang đi học để hình thành tính cách xã hội của mình nhờ trường lớp có biết thế nào là đúng, thế nào là sai?
Video đang HOT
“Vài em trong lớp gây ồn ào mất trật tự tiết học, đề xuất không phạt cá nhân mà phạt cả lớp”. Thế là những em không làm gì sai cũng phải chịu kiểm điểm? Dạy như vậy, trách nhiệm cá nhân ở đâu? Điều đó sẽ hình thành cho các em tư tưởng “cứ làm đi, sai cả lớp chịu chứ có phải một mình mình đâu mà lo”.
“Đề xuất phạt tiền khi các em vi phạm”. Đây là cách dạy cho các em tư tưởng “cứ làm sai đi có tiền sẽ không sao cả, cứ làm sai đi có gì đã có cha mẹ lên giải quyết”…
Tới đây, tôi không thể nào nghe tiếp nữa đứng dậy đi về giữa cuộc họp vì không chịu nổi. Như vậy thì trách ai đây? Giáo viên hay chính các bậc phụ huynh đang o bế con em của mình?
Theo VNE
Phạt học sinh, một giáo viên trường tiểu học Huỳnh Văn Chính xin lỗi phụ huynh
Cô giáo của lớp 4/2 đã phải xin lỗi phụ huynh tại buổi họp đầu năm hôm 29/9, do đã nóng vội phạt học sinh.
Một phụ huynh của lớp 4/2 của Trường Tiểu học Huỳnh Văn Chính, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh phản ánh tới phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cho biết, vào chiều ngày 27/9, cô giáo cầm thước đánh lên tay nhiều học sinh của lớp này.
Theo lời phản ánh của vị phụ huynh này, khi con họ về kể lại là, vào chiều hôm ấy, khi cô bảo mẫu nói học sinh ghi tên của mình lên bàn, để cho bữa họp phụ huynh hôm 29/9, phụ huynh biết học sinh ngồi ở đâu mà ngồi vào dự họp.
Trường tiểu học Huỳnh Văn Chính, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh minh họa: P.L)
Tuy nhiên, khi cô giáo của lớp này nhìn thấy thì cứ tưởng học sinh tự viết, nên đã dùng thước đánh vào tay nhiều học sinh của lớp, gây ra sự bức xúc cho phụ huynh vì cách giáo dục của cô giáo.
Chiều ngày 30/9/2019, nhằm làm rõ ràng các thông tin mà phụ huynh phản ánh, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đến trường, đăng ký xin làm việc với hiệu trưởng.
Tuy nhiên, sau khi đã trình thẻ nhà báo còn hiệu lực đúng theo luật định, bà Nguyễn Thị Hà - Hiệu trưởng trường tiểu học Huỳnh Văn Chính, quận Tân Phú đã yêu cầu phải có thêm giấy giới thiệu thì bà mới tiếp, cung cấp thông tin.
Thế nhưng, chỉ sau khoảng gần 30 phút, nhờ có sự chỉ đạo của một lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú, bà Nguyễn Thị Hà mới đồng ý tiếp, làm việc với phóng viên về thông tin này.
Thật đáng ngạc nhiên, chỉ trong vòng một thời gian rất ngắn, khi quay lại phòng hiệu trưởng để làm việc thì bà Hà đã có thể triệu tập được nhiều vị nằm trong Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, cũng như của lớp 4/2.
Theo một phụ nữ xưng là nằm trong đại diện cha mẹ học sinh của lớp 4/2, cô giáo của lớp hôm đó có làm như lời phản ánh của phụ huynh, nhưng vấn đề là cô không đánh, mà chỉ dùng thước gõ khẽ vào tay học sinh.
Hôm họp phụ huynh ngày chủ nhật vừa qua, cô giáo cũng đã xin lỗi phụ huynh là do nóng vội, nên mới có hình thức phạt học sinh như vậy.
Vị phụ huynh này cũng như một số phụ huynh khác trong suốt buổi làm việc này đều lên tiếng bênh vực cô giáo, bênh vực nhà trường, khi cho rằng, nếu học sinh nghịch, quậy phá thì cô giáo phạt nghiêm khắc học sinh.
Như vậy, không biết rằng, đây là những vị đại diện cho cha mẹ học sinh (của lớp, của trường) hay đại diện, cánh tay nối dài cho ban giám hiệu nhà trường?
Phương Linh
Theo giaoduc.net
Phạt học trò, đừng làm các em phải ấm ức, sợ hãi! Thay vì thay đổi phương pháp giảng dạy và cách quản lý của mình thì một số giáo viên lại lạm dụng hình phạt với học trò một cách vô lý. Trong các lỗi mà học trò hay mắc phải trong giờ học, thường gặp nhất là học sinh hay nói chuyện riêng và chưa tập trung vào lời giảng của thầy cô....