Tới 97% thử nghiệm thuốc chữa ung thư thất bại: Có phải các nhà nghiên cứu đã đi lạc đường?

Theo dõi VGT trên

Khi thuốc nhắm “trúng đích” nhưng ung thư không chết, điều gì đã xảy ra?

Tới 97% thử nghiệm thuốc chữa ung thư thất bại: Có phải các nhà nghiên cứu đã đi lạc đường? - Hình 1

Trong công cuộc tìm kiếm một phương pháp điều trị ung thư mới, rất ít nhà nghiên cứu bận tâm ngoảnh lại nhìn cái nghĩa địa chất đầy những loại thuốc thất bại trong quá trình thử nghiệm để xem sai sót nằm ở đâu.

Đó là một tỷ lệ thật đáng kinh ngạc: 97% những loại thuốc tiến đến được thử nghiệm lâm sàng cho một bệnh ung thư cụ thể vĩnh viễn dừng lại ở đó mà không bao giờ xuất hiện bên ngoài thị trường.

Có nghĩa là phần lớn thời gian, những bệnh nhân là con người (và cả động vật) tham gia vào các thử nghiệm này chỉ đang mạo hiểm sinh mạng của mình để đổi lấy các phương pháp điều trị cuối cùng chỉ đáng bỏ vào sọt rác.

Bây giờ, một nghiên cứu mới sẽ giúp chúng ta giải thích tại sao thử nghiệm thuốc ung thư lại có tỷ lệ thất bại cao đến vậy? Hóa ra, trong trường hợp của các liệu pháp ung thư nhắm đích – một nhóm thuốc ung thư tương đối mới – các loại thuốc có thể không thực sự đến được cái đích mà các nhà nghiên cứu dự định.

Và có thể họ cũng đã nhắm sai đích, do sự lạc hậu của các công cụ nghiên cứu cũ dẫn họ đi sai hướng.

Tới 97% thử nghiệm thuốc chữa ung thư thất bại: Có phải các nhà nghiên cứu đã đi lạc đường? - Hình 2

Khi thuốc nhắm trúng đích nhưng ung thư không chết, điều gì đã xảy ra?

Thuốc nhắm “ trúng đích“, nhưng ung thư không chết

Các liệu pháp nhắm đích để điều trị ung thư hoạt động khác với các phương pháp truyền thống như hóa trị. Chúng được thiết kế để nhắm vào các gen, protein hoặc mô tế bào cụ thể – nơi ung thư cần dựa vào để phát triển mạnh.

Trong khi đó, hóa trị hiện nay thường hoạt động trên tất cả các tế bào phân chia nhanh chóng, nghĩa là nó nhắm vào cả tế bào ung thư lẫn tế bào khỏe mạnh.

Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Science Translistic Medicine , đã sử dụng CRISPR – công cụ chỉnh sửa gen mới nhất và chính xác nhất hiện có – để kiểm tra xem 10 loại thuốc ung thư nhắm đích có hoạt động như các nhà nghiên cứu dự kiến hay không.

Kết quả là cả 10 trường hợp ấy, các nhà nghiên cứu thấy rằng thuốc đều thất bại.

Khi các tác giả của bài báo loại bỏ các gen đích khỏi bộ gen của các tế bào ung thư – những gen được cho là cần thiết cho sự phát triển của căn bệnh, các tế bào này vẫn tiếp tục phát triển. Và khi họ áp dụng các loại thuốc nhắm đích vào “ khoảng không“, khi mục tiêu là các gen vừa mới bị loại bỏ, các loại thuốc này vẫn diết chết tế bào ung thư.

Nói cách khác, các gen đích mà các loại thuốc này đang nhắm tới chẳng phải gen đích thực sự. Ung thư vẫn có thể phát triển mà không có các gen này. Và ngay cả khi các nhà nghiên cứu nhắm thuốc vào chúng, việc nhắm này cũng là nhắm trượt, thuốc ung thư vẫn hoạt động ngay cả khi các gen đã bị loại bỏ.

Video đang HOT

Nghiên cứu mới này có thể giải thích tỷ lệ thất bại lớn của các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc ung thư, đó là bởi chúng không thực sự hoạt động như cách các nhà phát triển dự định.

Tôi hy vọng bài báo này sẽ giúp mọi người thấy sự cần thiết trong việc nâng cao tiêu chuẩn khi chúng ta lựa chọn và xác định đâu là đích cho các loại thuốc điều trị ung thư“, giáo sư y khoa William George Kaelin đến từ Đại học Harvard cho biết.

Tới 97% thử nghiệm thuốc chữa ung thư thất bại: Có phải các nhà nghiên cứu đã đi lạc đường? - Hình 3

Chúng ta cần nâng cao tiêu chuẩn để lựa chọn và xác định đâu là đích cho các loại thuốc điều trị ung thư.

Nghiên cứu cũng nên là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà phát triển dược phẩm: “ Họ nên đảm bảo thuốc của mình ngừng hoạt động nếu protein đích đã bị loại bỏ“, nhà sinh học ung thư Nathanael Gray đến từ Viện Ung thư Dana-Farber nhận định.

Phát hiện này chắc chắn rất hấp dẫn. Nhưng chẳng tự nhiên mà các nhà khoa học lại quyết định sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen tốt nhất hiện nay để tái đánh giá, thậm chí phản biện lại kết quả của các nghiên cứu thuốc ung thư nhắm đích trước đây. Đó là cả một câu chuyện.

Bắt đầu từ một loại thuốc ung thư vú

Vài năm trước, ý tưởng nghiên cứu nảy ra trong đầu Jason Sheltzer, một nhà sinh học ung thư đang làm việc tại Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor. Ông và các đồng nghiệp của mình đã quan tâm đến một gen có tên là MELK, được coi là một chỉ dấu sinh học cho bệnh ung thư vú xâm lấn trên bệnh nhân có tiên lượng xấu.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, chỉ riêng tại Mỹ trong năm 2019 sẽ có khoảng 270.000 ca ung thư vú xâm lấn được chẩn đoán mới, và gần 42.000 phụ nữ có khả năng tử vong vì căn bệnh này.

Khi Sheltzer đưa công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR vào sử dụng, ông nhận thấy mình không thể lặp lại nhiều kết quả thí nghiệm trước đây với MELK, những phát hiện đã được các nhà khoa học khác tìm ra bằng cách sử dụng các công nghệ phân tích gen cũ hơn, chẳng hạn như can thiệp RNA.

Cụ thể, ngay cả khi gen đích MELK bị cắt bỏ, các tế bào ung thư vú vẫn tăng sinh.

Tới 97% thử nghiệm thuốc chữa ung thư thất bại: Có phải các nhà nghiên cứu đã đi lạc đường? - Hình 4

Tiêu chuẩn chọn đích ung thư kém, và cả hiệu quả của thuốc chúng ta dùng để nhắm vào nó

Khi một loại thuốc được cho là nhắm đích MELK được đưa vào thử nghiệm lâm sàng với bệnh nhân ung thư vú, các nhà nghiên cứu đã quyết định sử dụng CRISPR để kiểm tra một lần nữa.

Kết quả? “ Chúng tôi đã thấy loại thuốc này tiếp tục tiêu diệt các tế bào ung thư vú“, bất kể MELK mà nó nhắm đến có trong bộ gen hay không, Sheltzer nói.

Điều này đã khiến ông và các đồng nghiệp đặt ra một câu hỏi lớn: Có phải họ vừa chọn đúng một loại thuốc trị ung thư cực kỳ tệ hay chúng ta đã vấp phải một vấn đề lớn hơn?

Tỷ lệ thất bại rất cao [trong các thử nghiệm lâm sàng ung thư] khiến chúng tôi nghi ngờ còn có thể có những trường hợp khác nữa, trong đó thuốc ung thư được thiết kế kém với các đích nhắm vào cũng kém lại đang được thử nghiệm trên bệnh nhân”, Sheltzer kể lại.

Chúng ta cần nhiều nghiên cứu tái thẩm định trong lĩnh vực y học ung thư

Để kiểm tra sự nghi ngờ của mình, Sheltzer và các đồng tác giả đã chọn 10 loại thuốc trị ung thư nhắm đích giống như MELK. Tất cả các loại thuốc này đều đã tiến đến giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Như hướng tiếp cận trước đó, Sheltzer tập trung chủ yếu vào các đích ung thư đã được phát hiện bằng công nghệ can thiệp RNA – nó là công nghệ phân tích gen đã từng được sử dụng rất rộng rãi trước khi chúng ta có CRISPR.

Sheltzer có cơ sở để nghi ngờ, công nghệ gen cũ này đã dẫn các nhà nghiên cứu đi sai đường – tương tự như họ đã đi lạc với MELK.

Vậy là trong mỗi trường hợp tái nghiên cứu, Sheltzer đã sử dụng CRISPR để cắt gen khỏi bộ gen của các tế bào ung thư mà họ xem xét – các gen được cho là cần thiết cho sự phát triển của ung thư.

Nhưng kết quả là trong mọi trường hợp, các loại thuốc vẫn diết chết các tế bào ung thư mặc dù gen được cho là gây ung thư đã bị loại bỏ.

Chúng tôi rất lo về 10 loại thuốc được cho là có tác dụng chống ung thư mạnh này. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng nếu có thể tìm ra điều mà những loại thuốc này thực sự làm được, chúng tôi có thể khám phá ra các đích ung thư mới hoặc chúng tôi có thể tìm thấy những bệnh nhân nhiều khả năng đáp ứng điều trị với thuốc hơn”, Sheltzer nói.

Nhưng nghiên cứu về những cái đích sai mà những loại thuốc ung thư đang nhắm vào cũng có thể giúp giải thích lý do, tại sao chúng thường thất bại trong các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng ngày càng khắt khe hơn.

Mặc dù vậy, cũng có thể có những lời giải thích khác cho các đích ung thư không phù hợp. Sheltzer thừa nhận rằng họ đã chọn các loại thuốc chủ yếu được phát hiện với công nghệ can thiệp RNA.

“Nhưng công nghệ luôn không ngừng cải tiến. Vì vậy, rất nhiều loại thuốc đang được thử nghiệm trên bệnh nhân hiện đã được phát hiện và phân tích từ 5 đến 10 năm trước”, ông nói. Có thể điều trị bằng liệu pháp nhắm đích được phát hiện gần đây, sử dụng các công nghệ di truyền mới hơn, sẽ chính xác hơn.

Cả giáo sư Kaelin và giáo sư Gray đều đồng quan điểm khi nhận định về nghiên cứu của Sheltzer: Các nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào các loại thuốc nhắm đích đã được biết tới là có vấn đề.

Như giáo sư Kaelin nói: “ Họ đã chọn các loại thuốc chống lại các đích mà theo tôi chưa hề có đủ dữ liệu di truyền hỗ trợ“. Vì vậy, có lẽ, các loại thuốc trị ung thư với các đích được nghiên cứu tốt hơn sẽ hoạt động đúng như dự kiến của các nhà khoa học.

Nhưng Sheltzer nói rằng việc kiểm tra lại các loại thuốc kém là một phần của nghiên cứu. “ Rất nhiều loại thuốc trị ung thư được đưa vào thử nghiệm lâm sàng dựa trên bằng chứng di truyền rất yếu, và khi bạn đánh giá cẩn thận, cơ sở để nhắm đích vào các gen đặc biệt ấy sẽ bốc hơi”.

Dù thế nào đi nữa, ông và các đồng nghiệp của mình hy vọng nghiên cứu này sẽ truyền cảm hứng cho nhiều phân tích hơn nữa, về lý do tại sao rất nhiều loại thuốc trị ung thư được nghiên cứu lại thất bại trong thử nghiệm lâm sàng.

“Các cơ quan tài trợ nghiên cứu rất quan tâm và háo hức với việc tìm ra phương pháp chữa trị ung thư mới”, Sheltzer lập luận. “ Nên họ không hào hứng với những nghiên cứu [như của chúng tôi], những nghiên cứu chỉ đòi hỏi tái lặp kết quả thử nghiệm và giải thích tại sao một số loại thuốc thất bại”.

Nhưng sự thật là, nếu muốn đẩy nhanh quá trình tìm kiếm các phương pháp điều trị mới và hiệu quả hơn, chúng ta nên quan tâm đặc biệt đến những nghiên cứu mang tính xét lại như vậy. Phát hiện ra những sai lầm sẽ giúp chúng ta sửa chữa và học hỏi từ cái sai đó.

Tham khảo Vox

Theo Trí thức trẻ

Tìm thấy lục địa thứ 8 ẩn sâu 1.500km dưới lòng đất ở châu Âu

Các lục địa ngày nay trên Trái đất chia tách từ một siêu lục địa mang tên Pangea, cách đây 240 triệu năm.

Tìm thấy lục địa thứ 8 ẩn sâu 1.500km dưới lòng đất ở châu Âu - Hình 1

Greater Adria ngày này nằm sâu bên dưới lòng đất ở phía nam châu Âu.

Theo Business Insider, Pangea tách thành hai mảng kiến tạo, bao gồm Laurasia ở phía bắc và Gondwana ở phía nam.

Mảng kiến tạo hướng lên phía bắc sau này tạo thành châu Âu, châu Á và bắc Mỹ. Mảng trôi về phía nam tạo thành châu Phi, nam cực, Nam Mỹ và Úc.

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện lục địa thứ 8, tách ra từ Gondwana, có tên Greater Adria.

Lục địa này dần dần bị nhấn chìm dưới đáy biển ở phía nam châu Âu, cách đây 120-100 triệu năm. Douwe van Hinsbergen, tác giả nghiên cứu, nói: "Sự chen lấn của các mảng kiến tạo đã đẩy Greater Adria xuống đáy biển phía nam châu Âu, 1.500km dưới chân chúng ta".

"Các phần sâu nhất của lục địa bị lãng quên này hiện nằm ở độ sâu 1.500km bên dưới Hy Lạp", Hinsbergen nói thêm.

Phần duy nhất của lục địa này không bị chôn vùi dưới đáy biển chính là một phần Italia ngày nay, kéo dài từ Turin đến đảo Sicilia ở phía nam.

Hinsbergen nói nghiên cứu giúp tái tạo lịch sử địa lý của thế giới, giúp xác định và khai thác khoáng sản có giá trị.

"Kim loại, gốm sứ, vật liệu xây dựng, tất cả mọi thứ đều xuất phát từ tảng đá dưới lòng đất, Hinsbergen nói, ám chỉ lục địa Greater Adria có thể ẩn chứa nhiều khoáng sản giá trị.

Tái tạo địa chất cũng giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về sự hình thành các mỏ khoáng sản và quặng kim loại hiện có.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hà mã lùn nổi như cồn sau màn dự đoán chuẩn ông Trump thành Tổng thống Mỹ
06:40:56 07/11/2024
Bước tiến mới trong tham vọng trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng
21:22:27 06/11/2024

Tin đang nóng

BẤT NGỜ: Kỳ Duyên lọt top 4 sau hơn 1 tuần tại Miss Universe
06:55:24 07/11/2024
Kỳ Duyên có chiến thắng chính thức đầu tiên tại Miss Universe 2024!
10:18:32 07/11/2024
Nhan sắc nóng bỏng của bạn gái vừa sinh con cho nghệ sĩ Quang Minh ở tuổi 65
06:30:01 07/11/2024
Nam nghệ sĩ đại gia trăm tỷ bật khóc: "Tôi qua Mỹ, nhiều bà nói là chủ tiệm nail, tôi từ chối"
06:38:57 07/11/2024
Lý do "bà mẹ trẻ nhất showbiz" quyết định vạch trần chồng nghiện mua dâm, coi vợ như gái quán hát
07:07:09 07/11/2024
Việt Hương, Quốc Trường đến mừng lễ cưới Hà Trí Quang
09:13:10 07/11/2024
"Ái nữ hào môn" sống trong penthouse 650m2: Đỗ 4 trường ĐH của Mỹ, đập thông 6 căn chung cư làm nhà ở, tự mở show thực tế về giới siêu giàu
08:52:40 07/11/2024
Công bố ngày mở bán vé concert Anh trai "say hi" tại Hà Nội
08:21:45 07/11/2024

Tin mới nhất

Các nhà khoa học ở Ba Lan đưa 'ma cà rồng' trở về từ cõi chết

07:40:07 04/11/2024
Người xưa làm mọi việc có thể để ngăn ma cà rồng Zosia trở về từ cõi chết. Tuy nhiên, giờ đây các nhà khoa học ở Ba Lan lại nỗ lực hết sức để đưa người phụ nữ này quay lại.

Nhà ổ chuột rách như tổ đỉa ở Thái Lan đắt khách, hết phòng tới năm 2026

14:39:01 02/11/2024
Dù có vẻ ngoài tồi tàn đến mức như rách nát và tiện nghi hạn chế, nhưng căn nhà ổ chuột nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan) đang trở thành điểm đến thu hút đặc biệt với khách du lịch.

Khoa học giải thích vì sao chúng ta nhìn thấy ma

12:48:23 30/10/2024
Khoa học hiện tại chưa thể chứng minh được sự tồn tại của ma quỷ, nhưng các yếu tố về tinh thần và môi trường thì có thể.

Lần đầu phát hiện hệ ba hố đen

21:42:11 25/10/2024
Các nhà vật lý học lần đầu tiên phát hiện một hệ ba hố đen, và sự tồn tại của chúng thách thức giả thuyết về sự hình thành hố đen đã được biết đến lâu nay.

4 tiểu hành tinh lướt qua trái đất ngày 25.10, gồm 'sát thủ đô thị'

21:35:31 25/10/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một số tiểu hành tinh sẽ lướt qua trái đất hôm 25.10, trong số 4 tiểu hành tinh xâm nhập quỹ đạo địa cầu trong chưa đầy 12 giờ.

Khám phá mới về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất 3 tỷ năm trước

16:05:00 25/10/2024
Theo một nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Harvard, Mỹ, tác động to lớn của vụ va chạm này đã tạo ra các chất dinh dưỡng giúp tăng cường một số vi khuẩn có lợi cho sự phát triển sự sống trên hành tinh này.

Khoa học tìm ra cách giúp gà nở ra mà không cần vỏ trứng

07:46:23 22/10/2024
Câu hỏi gà có trước hay quả trứng có trước có lẽ chẳng còn quan trọng nữa, vì các nhà khoa học đã tìm ra cách ấp nở thành công trứng gà mà không cần tới vỏ trứng.

Khách sạn 5 sao dưới đáy biển: Ngủ 1 đêm tốn 4 tỷ đồng, xa xỉ nhất thế giới

22:27:06 21/10/2024
Nằm trên chiếc giường êm ái, ngắm những đàn cá bơi lội tung tăng qua lớp kính trong suốt được cho là một trong những trải nghiệm xa xỉ bậc nhất thế giới tại khách sạn tàu ngầm Lover s Deep.

Lần đầu tiết lộ một phần bản đồ vũ trụ chụp từ kính Euclid

14:29:38 20/10/2024
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) ngày 15.10 công bố phần đầu tiên của bản đồ vũ trụ được chụp từ kính viễn vọng Euclid, quan sát được hàng triệu ngôi sao và thiên hà.

Sắp có công bố khám phá về nền văn minh ngoài trái đất?

10:25:01 19/10/2024
Nhà làm phim người Anh nhận định BLC-1 được xem là đối tượng đáng hứa hẹn nhất vì có vẻ như xuất phát từ một nguồn đơn lẻ.

Trung Quốc tìm ra cấu trúc magma bí ẩn bên dưới Mặt Trăng

06:30:07 18/10/2024
Mẫu vật thu được từ tàu Hằng Nga 6 (Chang e-6) mang đến những hiểu biết quan trọng về hoạt động địa chất diễn ra bên trong Mặt Trăng.

"Cây thần linh" nghìn năm tuổi ở cổng trời được theo dõi đặc biệt

16:43:16 17/10/2024
Ở cổng trời rừng cấm thuộc tỉnh Lâm Đồng có cây thông hai lá cổ thụ nghìn năm tuổi sừng sững vươn lên khỏi tán rừng.

Có thể bạn quan tâm

Công an Bình Dương phong tỏa tài khoản, thu hồi tiền lừa đảo

Pháp luật

13:39:07 07/11/2024
Từ trình báo của người dân bị lừa đảo chuyển tiền, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Dương đã kịp thời vào cuộc, phong tỏa tài khoản, thu hồi lại tiền cho bị hại.

Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam

Tin nổi bật

13:33:28 07/11/2024
2 người đàn ông nước ngoài bị công an phát hiện vẽ bậy ở TP.HCM, không mang hộ chiếu nên bị lực lượng chức năng trục xuất khỏi Việt Nam.

Hoa hậu Đoàn Thiên Ân chính thức lên tiếng về bức ảnh hẹn hò tình cảm cùng trai lạ ở quán cafe

Sao châu á

13:30:41 07/11/2024
Đoàn Thiên Ân cho biết tất cả chỉ là hiểu lầm, người đàn ông trong bức ảnh cũng chỉ là 1 người bạn của cô mà thôi.

Cao Thái Sơn trở thành kỷ lục gia Việt Nam

Sao việt

13:26:04 07/11/2024
Tối 6-11, ca sĩ Cao Thái Sơn được tổ chức kỷ lục Việt Nam trao 2 bằng chứng nhận kỷ lục gồm bằng Kỷ lục Việt Nam và bằng Kỷ lục người Việt toàn cầu

Ứng dụng của gừng trong chăm sóc sức khỏe và những thắc mắc thường gặp

Sức khỏe

13:03:57 07/11/2024
Tinh dầu gừng có thể được sử dụng bằng cách pha loãng 3 đến 5 giọt tinh dầu trong 1 muỗng canh dầu thực vật (dầu ô liu, dừa hoặc hạnh nhân) và thoa lên da, xoa bóp để điều trị đau cơ hoặc đau thấp khớp.

Hoa sữa về trong gió: Bà Cúc bị lừa mất tiền

Phim việt

13:03:38 07/11/2024
Bà Trúc (NSƯT Thanh Quý) cũng vô cùng tức giận khi những kẻ lừa đảo giờ đây còn lợi dụng ông bà già để kiếm tiền thất đức như vậy.

Phong cách diện váy trẻ trung và thanh lịch của Hoa hậu Đặng Thu Thảo

Phong cách sao

13:02:23 07/11/2024
Hoa hậu Đặng Thu Thảo sở hữu phong cách nữ tính và không kém phần trẻ trung. Cô biến hóa phong cách với nhiều món thời trang khác nhau. Trong đó, item được Hoa hậu Đặng Thu Thảo yêu thích nhất chính là váy liền và chân váy.

Anh xác nhận bùng phát cúm gia cầm tại Yorkshire

Thế giới

12:49:58 07/11/2024
Trong những năm gần đây, cúm gia cầm đã giết chết hàng trăm triệu con chim trên toàn cầu, đồng thời lây lan sang các loài động vật có vú khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ bệnh có thể lây truyền từ người sang người.

Váy cưới đính ngọc trai Việt Nam xuất hiện tại Vancouver Fashion Week

Thời trang

12:47:29 07/11/2024
Sau hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thời trang, đã có hàng chục nghìn cô dâu từ khoảng 30 nước đặt may váy cưới của Trần Phương Hoa thông qua các nền tảng mạng xã hội.

Tôi tiết kiệm được 1,7 tỷ đồng sau khi ngừng chi tiền cho 5 thứ này

Sáng tạo

12:21:24 07/11/2024
Sau khi tiết kiệm được 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng), tôi thực sự hiểu rằng một số khoản chi tiêu hoàn toàn không phải là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống

Cậu bé cắm cúi làm bài tập về nhà, sự xuất hiện của "sinh vật lạ" bên cạnh khiến bố mẹ chỉ biết dở khóc dở cười

Netizen

12:13:35 07/11/2024
Mới đây, mạng xã hội lan truyền đoạn clip một cậu bé vừa học bài vừa ôm một chú chó vàng bên cạnh mình. Dù bên cạnh là một em cún vô cùng đáng yêu, nhưng nam sinh này vẫn chăm chú học bài.