Tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh chững lại
Giới kinh doanh đang nhìn thấy dấu hiệu chững lại trong tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh.
Cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh và phát triển doanh nghiệp có thể được xem là một trong những điểm sáng chính sách trong 5 năm qua tại Việt Nam
Đáng nói là sự chững lại này không chỉ ở những lĩnh vực vốn khó cải thiện, mà ở cả những chỉ số đang có tốc độ bứt phá nhanh.
Trong Báo cáo Chương trình Cải cách môi trường kinh doanh – góc nhìn từ doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố, các lĩnh vực cải cách mà doanh nghiệp đánh giá là giảm điểm so với năm trước bao gồm thành lập doanh nghiệp, tiếp cận điện năng, tiếp cận tín dụng và cấp phép xây dựng. Điều đáng nói, đây lại là những lĩnh vực có tốc độ cải cách được cho là nhanh và ấn tượng nhất của môi trường kinh doanh Việt Nam nhiều năm qua.
Các doanh nghiệp tham gia khảo sát theo Chương trình Cải cách môi trường kinh doanh Việt Nam cũng thừa nhận điều này. Họ nhắc đến thời gian làm thủ tục đăng ký, khởi sự kinh doanh đã giảm liên tục từ năm 2014 đến nay, dự đoán sẽ giảm tiếp khi năm 2020 và đầu năm 2021 có thêm nhiều văn bản mới về liên thông thủ tục hành chính.
Video đang HOT
Thủ tục hành chính thuế, lĩnh vực bảo hiểm xã hội, thủ tục về đầu tư – xây dựng cũng có sự cải thiện liên tục nhờ sự vào cuộc của các cấp thực thi. Song những cải thiện này đang chậm hơn kỳ vọng của doanh nghiệp, thậm chí không theo kịp nhu cầu sử dụng dịch vụ trực tuyến gia tăng mạnh trong năm 2020.
Các doanh nghiệp đang thấy những quy định, văn bản với nội dung “dễ cho cơ quan quản lý, khó cho doanh nghiệp”; đang thấy tính minh bạch trong chính sách thuế giảm đi, các khoản chi phí không chính thức trong lĩnh vực xây dựng tăng lên; tiếp cận vốn tín dụng trong năm 2020 gặp khó dù Chính phủ có khá nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
Đặc biệt, lĩnh vực đăng ký bất động sản và quản lý đất đai dù được ghi nhận là đã cải thiện khá tốt trong năm 2018-2019, nhưng lại khó hơn trong năm 2020. Trong phần này, các doanh nghiệp nói thời gian giải quyết hồ sơ lâu hơn quy định, yêu cầu minh bạch thông tin về quản lý đất đai được đề ra nhiều năm, nhưng không có cải thiện trên thực tế.
Trong những lĩnh vực được ghi điểm cao hơn so với năm 2019 (gồm phá sản doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư, xuất nhập khẩu và thủ tục thuế), thì thứ hạng của bảo vệ nhà đầu tư và phá sản doanh nghiệp đang đội sổ.
Cũng phải nhấn mạnh, cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh và phát triển doanh nghiệp có thể được xem là một trong những điểm sáng chính sách trong 5 năm qua tại Việt Nam. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đã coi đây là một trong những hoạt động trọng tâm, ưu tiên của các bộ, ban, ngành và thường xuyên có chỉ đạo, đôn đốc để các cơ quan cùng chung tay thực hiện. Chưa bao giờ, những từ khoá như “môi trường kinh doanh”, “đơn giản thủ tục hành chính”, “tạo thuận lợi cho doanh nghiệp”… lại được nhắc đi nhắc lại không chỉ ở cấp Chính phủ, mà còn ở nhiều cơ quan khác, ở nhiều diễn đàn chính sách khác.
Không chỉ dừng lại ở những lời tuyên bố, Chính phủ đã có những hành động rất cụ thể. Có thể kể đến chương trình bãi bỏ và chuyển đổi hàng ngàn điều kiện kinh doanh ở cấp thông tư lên nghị định trong năm 2016; chương trình rà soát cắt giảm và đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh ở tất cả các bộ trong năm 2018; hoạt động cắt giảm và minh bạch các quy định về kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu…
Nhưng những lo ngại của doanh nghiệp cho thấy, cải thiện môi trường kinh doanh trong 5 năm tới sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với những gì đã làm được. Âu cũng là quy luật tất yếu, bởi bước từ thể chế kém lên thể chế trung bình thì dễ, nhưng để bước từ thể chế trung bình lên thể chế tốt thì khó khăn hơn rất nhiều. Đây không chỉ là thách thức đối với Chính phủ, mà còn là thách thức đối với cả doanh nghiệp, hiệp hội, các chuyên gia trong nỗ lực thay đổi tốc độ các chương trình cải thiện môi trường kinh doanh.
Triển khai Nghị định của Chính phủ về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 7/4, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định số 33/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, quan điểm của tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh là bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện và đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân Thành phố, phát huy vai trò, chức năng giám sát, phản biện của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, qua đó, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trong quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố theo ngành, lĩnh vực gắn với địa bàn, nâng cao tính tự chủ của chính quyền Thành phố cũng như đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, phù hợp với đô thị. Đồng thời đổi mới tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, phường là cơ quan hành chính nhà nước hoạt động theo chế độ thủ trưởng, hoạt động thống nhất, hiệu quả.
Mặt khác, tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh gắn với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, cải cách hành chính, phục vụ tốt hơn nhân dân, doanh nghiệp, hướng tới xây dựng nền kinh tế tri thức, kinh tế số.
"Nghị định 33/2021/NĐ-CP quy định việc đảm bảo dân chủ, công khai minh bạch hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân phường. Kết luận cuộc họp liên quan đến người dân phải được đưa tin trên cổng thông tin điện tử của UBND quận theo quy định của pháp luật. Đối với thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, có 3 cấp Phó ở cơ quan chuyên môn. Đây là cơ cấu phù hợp với đặc điểm, mục tiêu, sứ mệnh của thành phố Thủ Đức, qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được các mục tiêu mà Thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra", Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết thêm.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị.
Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết, hội nghị nhằm triển khai, phổ biến kịp thời những nội dung chỉ đạo của Chính phủ cũng như lộ trình, giải pháp để thành phố thực hiện hiệu quả nhất việc tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Về một số nhiệm vụ thời gian tới, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết, năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 131 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị quyết số 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, các cơ quan, đơn vị phải đặc biệt chú trọng đến khâu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đã triển khai, phân công rõ người, rõ việc và thời gian hoàn thành các nhiệm vụ.
Thực hiện Chủ đề năm 2021 của Thành phố Hồ Chí Minh là năm "Thực hiện chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư", Thành phố đề nghị các sở, ban, ngành, quận, phường, thành phố Thủ Đức đề ra những mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư cao hơn so với mục tiêu chung của Thành phố. Từ đó, thành phố sẽ sớm đạt được môi trường đầu tư theo tiêu chuẩn ASEAN 4.
Riêng thành phố Thủ Đức, trong tháng 5/2021 phải thành lập Phòng Khoa học và Công nghệ, biến khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nhằm tạo nền tảng công nghệ phục vụ phát triển thành phố Thủ Đức", Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.
Doanh nghiệp mong chính sách thiết thực hơn nữa khi COVID-19 kéo dài Trong bối cảnh làn sóng thứ 3 của đại dịch COVID-19, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Doanh nghiệp cần thêm giải pháp hỗ trợ thiết thực và hiệu quả hơn nữa để gỡ khó, phục hồi sản xuất. Chính sách gia hạn tiền thuế đã giúp doanh nghiệp...