Toán – Văn sẽ thay đổi như thế nào trong chương trình phổ thông mới
Chương trình các môn học ở chương trình phổ thông mới có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành. Bộ GD-ĐT cho biết sẽ công bố dự thảo các môn học trong tháng 1/2018.
Môn Toán ở chương trình phổ thông mới là môn bắt buộc và được phân theo 2 giai đoạn.
Môn Toán được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình phổ thông mới cho hay, môn Toán ở chương trình mới là môn bắt buộc và được phân theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn giáo dục cơ bản giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống các khái niệm, nguyên lý, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập ở các trình độ học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp giúp học sinh có cái nhìn tương đối tổng quát về Toán học, hiểu được vai trò và những ứng dụng của Toán học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến toán học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự mình tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.
Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học tự nhiên và công nghệ được chọn học một số chuyên đề. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về Toán học, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Môn Toán cần góp phần hình thành, phát triển các năng lực chung cũng như năng lực toán học gồm năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học, Năng lực giao tiếp toán học; Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán
Nội dung chương trình môn Toán được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất và có cấu trúc dựa trên sự phối hợp cả cấu trúc tuyến tính với cấu trúc “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần).
Video đang HOT
Với môn Văn, điểm khác biệt lớn nhất của chương trình lần này chính là coi trọng năng lực giao tiếp
Môn Văn được xây dựng theo hướng mở
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên môn Ngữ văn mới cho hay, về mục tiêu, điểm khác biệt lớn nhất của chương trình lần này chính là coi trọng năng lực giao tiếp (với 4 kỹ năng chính là đọc, viết, nói và nghe).
Như vậy, chỉ có những kiến thức giúp cho việc phát triển năng lực có hiệu quả mới được lựa chọn vào. Chương trình sẽ được xây dựng thống nhất từ lớp 1 cho tới lớp 12 chứ không tách làm 3 cấp như trước đây.
Về nội dung, chương trình sẽ không tổ chức theo trục lịch sử văn học hay kiểu văn bản như chương trình (THCS và THPT) hiện hành.
Tất cả kiến thức được chọn đều nhằm hướng tới mục tiêu hình thành năng lực giao tiếp cho học sinh, trong đó đặc biệt chú trọng tới chủ thể người học và khả năng ứng dụng tri thức ngữ văn vào cuộc sống. Các kiến thức văn học, tiếng Việt sẽ tích hợp thông qua các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe và phục vụ cho các kỹ năng này.
Chương trình cũng sẽ được xây dựng theo hướng mở bằng cách chỉ quy định một số nội dung cốt lõi và 6 tác phẩm bắt buộc (gồm bài thơ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập.
6 tác phẩm này đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà chương trình đề ra, quan trọng nhất đều là thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, văn học và văn hóa dân tộc). Còn lại đưa ra một danh sách gợi ý để các tác giả SGk và giáo viên tự chọn.
Theo Giaoducthoidai.vn
Chương trình GDPT tổng thể: Những tác phẩm bắt buộc phải dạy ở môn ngữ văn
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể, môn Ngữ văn mới sẽ chỉ còn dạy bắt buộc 6 tác phẩm văn học kinh điển của VHVN.
ảnh minh họa
Tác phẩm văn học bắt buộc phải học là gì?
với phóng viên báo Đời sống & Pháp lý, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT tổng thể cho biết, chương trình lần này sẽ có nhiều điểm mới đáng lưu tâm.
Môn Ngữ văn trong chương trình mới sẽ chỉ gồm 6 tác phẩm bắt buộc. Cụ thể là: Bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập. Chương trình tiếng Việt/Ngữ văn mới được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chú trọng đến những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nghe và nói cho mỗi lớp.
Các nhóm tác giả viết SGK có thể chủ động lựa chọn các tác phẩm khác nhau đưa vào sách, nhưng đều hướng đến việc thông qua các ngữ liệu để phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Cũng theo GS Thuyết, đề thi môn Ngữ văn trước đây chỉ gói gọn trong một số tác phẩm văn học có trong SGK. Nhưng lần này, đề thi hướng đến kiểm tra năng lực, phẩm chất người học, chứ không kiểm tra nội dung kiến thức học thuộc, các em học sinh hoàn toàn có thể sử dụng các ngữ liệu khác nhau để đáp ứng yêu cầu của đề thi.
Chương trình môn Ngữ văn sẽ chú trọng hình thành phương pháp đọc hiểu, cách tạo lập văn bản, thực hành, vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau, cách trình bày, nhằm phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ của người học.
Chương trình môn Ngữ văn mới: Đổi mới nhưng không xa lạ
Môn Ngữ văn trong chương trình mới sẽ đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung, cách xây dựng chương trình cho tới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm hướng tới hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Ảnh minh họa.
Theo báo Vietnamnet.vn, PGS. TS Đỗ Ngọc Thống (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam), tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn cho biết về việc xây dựng chương trình môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có những điểm khác biệt nào chương trình hiện hành.
Đối với môn Ngữ văn, chương trình lần này sẽ có đổi mới cả về mục tiêu, quy trình xây dựng cũng như nội dung chương trình cho tới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá.
Về mục tiêu môn học, điểm khác biệt lớn nhất của chương trình lần này chính là coi trọng năng lực giao tiếp (với 4 kỹ năng chính là đọc, viết, nói và nghe).
Thông qua việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp mà giáo dục tâm hồn, nhân cách và khả năng sáng tạo văn học của học sinh (HS), đồng thời góp phần phát triển các năng lực khác như năng lực thẩm mỹ, năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo... mà chương trình tổng thể đã đề ra. Trong đó, năng lực giao tiếp ngôn ngữ là trục tích hợp để xây dựng xuyên suốt cả 3 cấp học.
Về phương pháp giảng dạy, môn Ngữ văn sẽ chuyển từ việc GV giảng về tác phẩm là chính sang việc GV trở thành người tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm là chính để học sinh biết cách đọc và có thể tự đọc.
Nói cách khác, thay vì giáo viên giảng cho HS về các tác phẩm thì với chương trình môn Ngữ văn mới, GV chỉ trang bị cho học sinh phương pháp tiếp cận tác phẩm thông qua ngữ liệu mẫu. Đây sẽ là một yêu cầu mới về phương pháp giảng dạy đối với môn Ngữ văn.
Theo Baodansinh.vn
"Chí Phèo" không phải là tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn mới Đây là khẳng định của GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - về những thay đổi của môn Ngữ Văn trong chương trình phổ thông mới. Việc đưa tác phẩm Chí Phèo vào sách giáo khoa như thế nào sẽ tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người viết sách. Theo đó, trong...