Toàn cầu hóa dạy và học thời internet
Ngày 5/12, tọa đàm “Internet đã, đang và sẽ thay đổi cách dạy và học như thế nào?” được tổ chức để thảo luận giải pháp sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên từ Internet phục vụ việc dạy và học.
Đây là chương trình do trường Đại học FPT phối hợp với Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) và Tạp chí Tia sáng – Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 15 năm internet có mặt ở Việt Nam.
Tại tọa đàm, các ý kiến đều cho rằng, từ khi xuất hiện ở nước ta đến nay, Internet với các công cụ như tra cứu trực tuyến, thư viện mở, các dịch vụ như E-learning… đã góp phần không nhỏ trong việc cung cấp và sẻ chia kiến thức của người dạy và người học. Internet đã mang đến sự hình thành của những hình thức học tập mới như học online, học từ xa…
Tọa đàm về ảnh hưởng của internet tới việc dạy và học
Ông Đinh Hồng Hải (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân: nhiều kiến thức các giảng viên, giáo sư thu nhận được từ chính học sinh sinh viên. Có những điều chưa rõ, các em có thể tra tìm trên google trước khi hỏi thầy cô.
Video đang HOT
Internet tác động sâu sắc đến giáo dục và đào tạo, theo thầy Lê Trường Tùng (Đại học FPT) thì ở 5 khía cạnh, bao gồm: Yêu cầu các tri thức – kỹ năng mới để thích ứng với xã hội mới; Thay đổi trong công nghệ dạy và học; Hình thành các tổ chức đào tạo kiểu mới, các phương thức hợp tác giáo dục mới; Học tập suốt đời ,dẫn đến thay đổi trong tổ chức và quản lý đào tạo; Tài nguyên học tập mở và cơ hội học tập cho mọi người.
Buổi tọa đàm tập trung làm rõ tác động của internet đến việc dạy và học ở khía cạnh nội dung, tổ chức và quản lý; đồng thời xác định đâu là xu thế, hình hài của hệ thống giáo dục mới – hệ thống Giáo dục 2.0. Đó là hệ thống giáo dục bên cạnh việc đào tạo và nghiên cứu, trường học còn phải tới việc làm cho người học, có tính toàn cầu hóa cao…
Theo Xuân Tùng (Tiền Phong)
Không thể cấm dạy thêm, học thêm nếu...
Nếu lương giáo viên chỉ có 2 triệu đồng/tháng, nếu còn thi cử như ở Việt Nam hiện nay thì không bao giờ cấm được dạy thêm học thêm, không bao giờ cấm được lò luyện thi.
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ phát biểu như vậy tại buổi tọa đàm "Vai trò và vị thế của nhà giáo trong xây dựng Xã hội Học tập (XHHT), hòa nhập, sáng tạo và bền vững" do Hội khuyến học Việt Nam, UNESCO và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp tổ chức sáng 15/11 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Tại buổi tọa đàm, cô Đinh Thị Phương Anh, giáo viên (GV) Văn, Trường THCS Lê Ngọc Hân (Hà Nội) nói: hiện nay đội ngũ các thầy cô giáo đang đứng trước nhiều thách thức lớn, tiến bộ về công nghệ thông tin nhanh như vũ bão và đội ngũ các thầy cô giáo chưa bắt kịp các ứng dụng trong quá trình giảng dạy; yêu cầu mục tiêu giáo dục ngày càng cao; sự bất công bằng trong đãi ngộ giữa các giáo viên tâm huyết, có năng lực với các giáo viên bình thường khiến cho động lực thúc đẩy học tập nâng cao trình độ chưa lớn...
Cũng theo cô giáo Phương Anh, với thực trạng lương nhà giáo còn thấp, đội ngũ GV chưa thể dành toàn bộ tâm huyết cho giáo dục mà phải lo bươn chải để chăm lo cuộc sống của bản thân và gia đình.
Buổi tọa đàm nâng cao vị thế nhà giáo trong một xã hội học tập
Cô Phạm Thị Thúy Huyền, GV dạy nghề nhấn mạnh vào thực trạng ngoại ngữ yếu của đội ngũ GV dạy nghề: phần lớn phụ thuộc vào phiên dịch và vì vậy, hạn chế rất nhiều. Dạy nghề thiếu đội ngũ giáo viên lành nghề; liên kết mong manh với doanh nghiệp, nơi có thể hỗ trợ đắc lực cho dạy nghề...
Điều đặc biệt là, ở cả 4 khu vực phổ thông, dạy nghề, giáo dục thường xuyên và đại học, các đại biểu đều nói tới yếu tố thu nhập của giáo viên. Vô hình trung, vấn đề thu nhập của giáo viên và vấn đề dạy thêm học thêm đang nóng hiện nay lại trở thành tâm điểm bình luận của các nhà giáo.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nói: đời sống thấp nên mới có nạn dạy thêm học thêm tràn lan, lạm thu...; mới đây, ngành GD&ĐT lại đưa ra chủ trương không tôn vinh nhà giáo nhân dân nhà giáo ưu tú đối với những người đã về hưu.
"Đãi ngộ như thế, lương bổng không đủ sống như thế làm sao gọi là tôn sư trọng đạo?", ông Trần Xuân Nhĩ đặt câu hỏi. Ông Nhĩ trích dẫn khẩu hiệu "dạy lớp lơ là, dạy nhà là chính!" và khẳng định nếu lương giáo viên chỉ có 2 triệu đồng/tháng, nếu còn thi cử như ở VN hiện nay thì không bao giờ cấm được dạy thêm học thêm, không bao giờ cấm được lò luyện thi!
Nhìn vào nhà giáo hiện nay và sự thiếu chuẩn mực trong hướng nghiệp dẫn đến hệ quả là thí sinh hiện nay không yêu thích nghề sư phạm. Đó là ý kiến của TS Phạm Tất Dong, nguyên Phó Ban Khoa giáo T.Ư.
Ông Dong nói: Đi về nông thôn thấy nhà giáo nhếch nhác, không hiểu đó là nông dân hay là nhà giáo - phải chăng chúng ta đang nông dân hóa nhà giáo?
Cô Đinh Phương Anh có mức lương hơn 5 triệu đồng/ tháng cho biết: Đó không phải là mức lương để có thể sống tốt ở Thủ đô nhưng cô khẳng định: Lương thấp không phải là mấu chốt của việc dạy thêm học thêm.
Cô nói: Xã hội lên án việc dạy thêm học thêm là không công bằng (tất nhiên dạy thêm học thêm không chính đáng, coi đó là nguồn thu lợi, kiếm tiền để bù vào lương thấp là không tốt).
Cô Ánh khẳng định: Cô chủ nhiệm mở lớp, học sinh bắt buộc phải đi học cũng là lỗi của phụ huynh; bộ phận giáo viên trù học sinh vì không đi học thêm do cô chủ nhiệm dạy là cực kỳ ít. Nếu chúng ta nghĩ như vậy là giáo viên bị mang tiếng.
Ông Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ GD&ĐT, dạy nghề (Ban Tuyên Giáo T.Ư) nói: Để xây dựng đội ngũ và nâng cao vị thế nhà giáo có nhiều việc phải làm, trong đó, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ GV phải đi đôi với đổi mới chế độ chính sách ( không cào bằng); kiên quyết sàng lọc nhà giáo vi phạm đạo đức song song với việc đãi ngộ nhà giáo.
Theo tiền phong
Sinh viên chỉ đáp ứng 30% yêu cầu công việc Với kiến thức được đào tạo trong nhà trường, kỹ năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh chỉ đáp ứng 30% yêu cầu công việc, 70% kỹ năng làm việc do doanh nghiệp đào tạo lại. (Ảnh minh họa) Đó là tỉ lệ được đưa ra tại tọa đàm về việc làm sinh viên ngành quản trị...