Toàn cầu hóa đặt ra yêu cầu đổi mới giáo dục ở các quốc gia
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trở thành xu thế phổ biến đã mang lại nhiều cơ hội, triển vọng nhưng đặt ra nhiều thách thức. Điều này đặt ra cho nhà lãnh đạo và quản lý giáo dục phải tìm giải pháp đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu thời đại.
Đó là ý kiến phát biểu của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trong buổi khai mạc Diễn dàn đổi mới giáo dục dành cho các lãnh đạo giáo dục các nước Đông Nam Á lần thứ nhất diễn ra vào hôm qua 9/7 tại Trung tâm Đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT phát biểu tại buổi khai mạc Diễn đàn đổi mới giáo dục dành cho các lãnh đạo giáo dục các nước Đông Nam Á.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh “Chúng ta đang sống trong một thế giới mà toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang trở thành một xu thế phổ biến. Trong thế giới đó, sự phát triển và thành công của một quốc gia đều ít nhiều có tác động đến các quốc gia khác và ngược lại. Bên cạnh những cơ hội và triển vọng, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức. Vì mục tiêu hòa bình và phát triển của mỗi quốc gia đang không ngừng phấn đấu vượt qua các vấn đề của khu vực và toàn cầu như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực và tình trạng thất nghiệp… Mặt khác sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng làm thay đổi cách thức con người giao tiếp, sống và làm việc.
Chính bối cảnh ấy đang làm thay đổi phương thức tổ chức, cách thức chúng ta dạy học, cũng như quản lý cả hệ thống giáo dục tại các trường học. Đặt ra cho các nhà lãnh đạo và quản lý giáo dục nhiệm vụ phải xác định đúng vấn đề và tìm ra giải pháp để không ngừng đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng các yêu cầu của thời đại”.
Cũng theo ông Hiển, một trong những yêu cầu cơ bản đó là trang bị kỹ năng sống và kỹ năng làm việc trong thế kỷ 21 cho học sinh sinh viên; đổi mới phương pháp dạy, học và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Không những giáo dục thế hệ trẻ tinh thần dân tộc mà còn khơi dậy ý thức công dân toàn cầu, không những nuôi dưỡng văn hóa truyền thống mà còn phải trân trọng sự đa dạng hóa trong thế giới đa chiều, đa văn hóa…
“Để hướng đến xây dựng một cộng đồng ASEAN sau năm 2015, chúng ta cần phải xây dựng ASEAN trở thành một khối thịnh vượng, hợp tác và phát triển. Muốn điều đó thành hiện thực không cách nào khác các quốc gia cần phải xem công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo trở thành một nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tìm ra những hướng đi đúng đắn, xây dựng một đội ngũ lao động có năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức, cũng như kỹ năng để làm việc trong một môi trường nhiều cạnh tranh”, Thứ trưởng cho biết.
Được biết, Diễn đàn lần thứ nhất với chủ đề “Các vấn đề và giải pháp cho đổi mới quản lý giáo dục khu vực Đông Nam Á” sẽ diễn ra trong 3 ngày. Trên 30 cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục từ 11 nước trong khu vực đại diện cho các bậc giáo dục tiểu học, trung học và đại học tham dự diễn đàn.
Video đang HOT
Hơn 30 cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục từ 11 nước trong khu vực đại diện cho các bậc giáo dục tiểu học, trung học và đại học tham dự diễn đàn.
Diễn đàn sử dụng phương pháp tương tác hỗn hợp, có sự kết hợp giữa trao đổi trực tiếp và trực tuyến. Với phương pháp này, diễn đàn không chỉ kết thúc mà còn mở ra diễn đàn trực tuyến để các lãnh đạo và cán bộ quản lý giáo dục Đông Nam Á tiếp tục trao đổi, thảo luận nhằm xác định và chia sẻ những giải pháp tối ưu cho các vấn đề giáo dục chung của khu vực
Theo Ban tổ chức, với sự tài trợ của Quỹ Giảm nghèo Nhật Bản (JFPR) thông qua Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) đã triển khai đề án SEAMEO College nhằm góp phần xác định và giải quyết các vấn đề giáo dục trong khu vực, hướng tới một cộng đồng Đông Nam Á sau năm 2015.
Đề án gồm 4 hợp phần: Đối thoại chiến lược của các Bộ trưởng Giáo dục. Nghiên cứu trường hợp theo quốc gia của các lãnh đạo cấp cao. Diễn đàn đổi mới dành cho các lãnh đạo giáo dục và Diễn đàn đổi mới của các lãnh đạo trẻ.
Theo Dân trí
Kỳ thi tốt nghiệp THPT không nhằm đánh trượt học trò
"Kỳ thi tốt nghiệp THPT không nhằm đánh trượt học trò. Mục tiêu là đánh giá, xác định mức độ đáp ứng học vấn của học sinh để từ đó có giải pháp tác động lại đến việc dạy và học" -ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng khẳng định.
Trao đổi với báo chí chiều ngày 18/6, ông Mai Văn Trinh thông tin thêm về kết quả kì thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, thống kê của 63 tỉnh thành cả nước thì tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT đạt 98,99%, tăng nhẹ so với năm 2013. Đối với hệ Giáo dục thường xuyên thì tỷ lệ đạt 88,91%, tăng hơn 10% so với năm 2013.
Ông Trinh cũng cho rằng, kì thi năm nay an toàn, cơ bản nghiêm túc. Kỷ luật phòng thi, trường thi nghiêm túc hơn các năm trước rất nhiều. Đề thi đã được đổi mới hướng tới năng lực, sự sáng tạo của thí sinh, chạm được tâm tư, tình cảm của học sinh thể hiện qua bài làm. Hiện tượng sử dụng phao thi về cơ bản được khắc phục, giảm rõ rệt.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng khẳng định: "Trước 2007 hiện tượng trèo tường, đục tường, ném phao thi xảy ra, giờ đã không còn nữa. Tình trạng tập thể vi phạm năm nay không có. Khi có hình ảnh, clip cá nhân vi phạm (mức độ không nghiêm trọng như các năm trước), Bộ đã chỉ đạo địa phương xử lí nghiêm. Như vậy có thể nói kỳ thi tốt nghiệp ngày càng nghiêm túc hơn".
Không thể bỏ kì thi tốt nghiệp
Minh chứng cho sự cần thiết phải tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT, Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng Mai Văn Trinh phân tích: Cũng như cơ sở sản xuất sản phẩm tiêu dùng, có thể nói phần lớn các sản phẩm làm ra đáp ứng tiêu chuẩn thông số kỹ thuật để đưa vào sử dụng nhưng vẫn cần kiểm định chất lượng để giảm thiểu các phế phẩm và xem sản phẩm ấy tiêu dùng được nhưng chất lượng đến đâu để điều chỉnh quá trình sản xuất để chất lượng tăng dần và tăng mãi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT có thể hiểu theo một cách như vậy. Với sự phân tích kết quả của kì thi chúng ta sẽ xác định được mức độ đáp ứng chất lượng đến đâu để có những tác động đến quá trình dạy và học để chất lượng dạy và học tăng dần và tăng mãi.
Ông Trinh cũng cho rằng, kì thi tốt nghiệp THPT năm nay không tổ chức theo lối cũ trước kia mà đã có sự đổi mới theo đúng tinh thần Nghị quyết 29 của Đảng. Sự đổi mới này nằm trong lộ trình để đổi mới thi và kiểm tra đánh giá. Lộ trình này sẽ tiến đến việc có một kì thi chung. Kì thi này sẽ cung cấp dữ liệu để xét công nhận tốt nghiệp, đồng thời cũng là cơ sở đáng tin cậy để các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh.
Kì thi tốt nghiệp là khâu kiểm định chất lượng dạy và học.
Với kì thi như vậy thì sẽ có sự đổi mới về hình thức tổ chức, lực lượng tham gia, thao tác kỹ thuật... Bộ GD-ĐT đang chủ động xây dựng phương án để xin ý kiến đóng góp của các cơ sở giáo dục, các chuyên gia.
Trước câu hỏi: Với việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT như năm nay dẫn đến việc có hội đồng thi chỉ có 1 thí sinh thì liệu có gây nên sự tốn kém, lãng phí?
Thẳng thắn nhìn nhận, ông Mai Văn Trinh chia sẻ: "Đúng là năm nay có tình trạng một vài Hội đồng thi có phòng thi ít thí sinh, sở dĩ có tình trạng này là do chúng ta cho học sinh tự chọn môn thi. Tuy nhiên cũng phải nhìn thấy ưu điểm ở đây khi mà chúng ta thực sự đã đưa học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy và học. Ở đây chúng ta hướng đến năng lực cá nhân của học sinh, tạo điều kiện để các em có thể phát huy thế mạnh của mình một cách cao nhất trong sự tương tác phối hợp của tập thể, của nhóm trong quá trình dạy học. Chúng ta nên tôn trọng quyết định của các em. Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu đưa ra thao tác kỹ thuật tốt hơn cho kỳ thi tiếp theo để đảm bảo đúng quy chế, an toàn, nghiêm túc nhưng không gây tốn kém cho xã hội".
Chia sẻ thêm quan điểm về kết quả kì thi tốt nghiệp năm nay đã thực chất hay chưa, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển bày tỏ: Năm nay thi cử nghiêm túc hơn năm trước nên tỷ lệ đỗ tốt nghiệp phản ánh sát chất lượng hơn năm trước. Còn chất lượng kì thi thực sự khách quan hoàn toàn hay chưa thì quan điểm chỉ đạo của Bộ đối với các địa phương phải làm nghiêm túc. Nơi nào không nghiêm túc thì Bộ GD-ĐT cũng đã chỉ đạo xử lý nghiêm.
"Cá nhân tôi cho rằng, kết quả này chưa thể sát được chất lượng thực tế 100%. Bộ GD-ĐT tiếp tục phân tích toàn diện kì thi năm nay để đưa ra giải pháp tốt hơn cho kì thi kế tiếp" - Thứ trưởng Hiển nói.
Bước đầu đã hình thành kì thi chung
Cũng tại buổi trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Sẽ có một kì thi chung để các trường ĐH, CĐ có thể sử dụng kết quả của kì thi này để làm căn cứ tuyển sinh. Các trường có thể dựa toàn bộ hoặc từng phần, trường có thể có cách kiểm tra, đánh giá thêm để phù hợp yêu cầu tuyển sinh, yêu cầu đào tạo của mình. Kì thi chung bước đầu hình thành bởi một số trường ĐH, CĐ năm nay đã dùng kết quả của kì thi tốt nghiệp để tuyển sinh.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ tại buổi gặp báo chí về việc hình thành kì thi chung.
"Chúng ta tiến tới làm kì thi này ngày càng hoàn thiện hơn, tốt hơn đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 29. Quan trọng nhất của kì thi đó là kết quả được xã hội thừa nhận, điều này thể hiện qua việc các trường sẽ tin tưởng để dùng kết quả của kì thi xét tuyển" - Thứ trưởng Hiển nhấn mạnh.
Cũng theo Thứ trưởng Hiển, để có kì thi chung phải chống tiêu cực trong thi cử thì mới khách quan, công bằng. Chính vì thế, chúng ta phải chú ý rất nhiều việc thì mới có được một kì thi mà chúng ta mong muốn. Chẳng hạn như, đề thi phải phản ánh được những yêu cầu về phẩm chất, năng lực người học chứ không phải đơn giản nhìn xem học sinh học được bao nhiêu, học kiến thức gì như hiện nay. Bên cạnh đó, đề thi phải có tác dụng phân hóa tốt. Hiện nay đề thi đã đáp ứng được điều này nhưng cần phải cố gắng để làm cho tốt hơn
Còn việc làm thế nào kì thi khách quan thì chúng ta sẽ phải tính đến việc đơn vị nào đứng ra tổ chức thi, ai làm nhiệm vụ coi thi, chấm thi. Ai làm nhiệm vụ ra đề... Cái này sẽ học kinh nghiệm của quốc tế , phát huy kinh nghiêm của chúng ta để hình thành phương án sau đó xin ý kiến trước khi trình Chính phủ quyết định.
Theo Dân trí
Đề án đổi mới sách giáo khoa: Đơn giản, chung chung Theo dự thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT xây dựng, nguồn lực để thực hiện ước tính gần 35.000 tỉ đồng Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) khai mạc ngày 14-4 đã thảo luận việc ban hành nghị quyết của QH về đổi mới chương trình,...