Toàn cảnh vụ kiện của Nam Phi chống Israel tại Tòa án Công lý Quốc tế
Toà án Công lý Quốc tế đã mở phiên điều trần đầu tiên về vụ kiện của Nam Phi chống lại Israel, với yêu cầu các thẩm phán ban hành những biện pháp tạm thời để ngừng ngay lập tức các hoạt động quân sự ở Gaza.
Các thành viên của Hội đồng Bảo an bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết kêu gọi “tạm dừng nhân đạo” giữa Israel và Hamas, ngày 12/12/2023 tại New York. Ảnh: Pacific Press
Nam Phi đã yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ) mở thủ tục tố tụng chống lại Israel với cáo buộc vi phạm Công ước năm 1948 về ngăn ngừa và trừng phạt tội diệt chủng, đồng thời yêu cầu các thẩm phán ban hành các biện pháp tạm thời để ngừng ngay lập tức hoạt động quân sự ở Gaza.
Cả Nam Phi và Israel đều nằm trong số 152 quốc gia tham gia Công ước về Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng, và Nam Phi dự định chứng minh rằng Israel đã có những hành động tiêu diệt người dân Palestine vượt quá khả năng tự vệ chính đáng.
ICJ đã ấn định hai phiên điều trần vào ngày 11 và 12/1 tại The Hague (Hà Lan), nơi đặt trụ sở chính thức của toà án.
Chính phủ Israel đã mô tả khiếu nại này là “lời phỉ báng đẫm máu vô lý” và dự kiến chỉ định một nhóm pháp lý để tự bảo vệ mình trước những cáo buộc.
Dưới đây những câu hỏi then chốt quanh vụ kiện của Pretoria chống lại chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Tại sao Nam Phi có thể khởi kiện?
Công ước ngăn ngừa diệt chủng bắt buộc các quốc gia phải ngăn chặn nạn diệt chủng và theo quy định, quyền tài phán trong những trường hợp như vậy thuộc về ICJ, một tòa án của Liên hợp quốc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên.
Vào ngày 29/12/2023, Nam Phi đưa ra cáo buộc trong hồ sơ kiện của mình rằng “các hành động và thiếu sót của Israel mang tính chất diệt chủng” vì họ cam kết với mục đích “tiêu diệt người Palestine ở Gaza” với tư cách là một phần của quốc gia Palestine với các nhóm chủng tộc và dân tộc rộng lớn hơn.
Thi thể các nạn nhân trong xung đột tại một ngôi mộ tập thể ở Rafah, phía Bắc Dải Gaza ngày 26/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Với mục đích tìm kiếm các biện pháp tạm thời để bảo vệ người Palestine, Nam Phi đưa vào hồ sơ nộp lên ICJ thông tin về những thiệt hại do cuộc tấn công quân sự của Israel gây ra kể từ ngày 7/10/2023 và chỉ ra rằng “hơn 21.110 người Palestine đã thiệt mạng ở Gaza (con số này hiện đã tăng lên trên 23.300), trong đó có hơn 7.729 trẻ vị thành niên (nay là hơn 10.000); hơn 7.780 người mất tích; và hơn 55.243 (hiện là hơn 59.000) người Palestine bị thương”.
Video đang HOT
Hồ sơ còn tuyên bố thêm rằng “Israel đã san bằng các khu vực rộng lớn ở Gaza và làm hư hại hoặc phá hủy trên 355.000 ngôi nhà của người Palestine”.
Trong khi lên án các cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7/10 khiến 1.200 người ở Israel thiệt mạng và bắt giữ 240 người con tin, bản kiến nghị của Nam Phi lưu ý rằng “không có cuộc tấn công vũ trang nào chống lại một quốc gia, dù nghiêm trọng đến đâu, biện minh cho hành vi vi phạm Công ước Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng”.
Nam Phi còn yêu cầu ICJ điều gì nữa?
Ngoài việc chấm dứt các hoạt động quân sự của Israel ở Gaza, Nam Phi còn yêu cầu ngăn chặn “việc tước quyền tiếp cận lương thực và nước uống đầy đủ” của người dân.
Israel kiềm chế thực hiện bất kỳ hành động nào có thể làm trầm trọng thêm hoặc leo thang tranh chấp, đồng thời đảm bảo rằng những người “dưới sự kiểm soát không kích động diệt chủng một cách công khai và trực tiếp”. Nếu làm như vậy, họ phải chịu trách nhiệm theo Công ước.
Để minh họa điều này, Nam Phi đã gửi kèm theo rất nhiều tuyên bố của các chính trị gia, quan chức cấp cao của Israel. Trong số này có những bình luận của Nissim Vaturi, một thành viên đảng Likud bảo thủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, người đã kêu gọi “xóa bỏ Dải Gaza khỏi Trái đất”; hay bình luận của Tướng Israel, Ghassan Alian của Israel: “Sẽ không có điện và nước (ở Gaza), sẽ chỉ có sự hủy diệt. Chúng muốn địa ngục, chúng sẽ nhận được địa ngục.”
Cảnh đổ nát sau các vụ không kích của Israel tại Dải Gaza, ngày 29/12/2023. Ảnh: IRNA/TTXV
Có tiền lệ nào tương tự tại ICJ chưa?
Trước Nam Phi, một quốc gia châu Phi khác là Gambia năm 2016 đã kiện chống lại Myanmar, cũng viện dẫn Công ước Diệt chủng, liên quan đến người thiểu số Rohingya. Người Rohingya là một cộng đồng người Ấn-Aryan không quốc tịch, chủ yếu theo đạo Hồi, sống chủ yếu ở phía Tây Myanmar, giáp biên giới với Bangladesh. ICJ đã công nhận Gambia là “nguyên đơn thực sự” trong vụ việc.
Cedric Ryngaert, giáo sư luật quốc tế tại Đại học Utrecht, cho rằng, “Nam Phi muốn chứng tỏ họ có thể yêu cầu Israel phải chịu trách nhiệm, nhưng bất kỳ quốc gia nào là thành viên của Công ước đều phải có nghĩa vụ ngăn chặn nạn diệt chủng”.
Ông nhớ lại rằng “Gambia đã nhận được sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, bao gồm 56 quốc gia, trong vụ việc với Myanmar. Còn bây giờ Nam Phi, một quốc gia ở Nam bán cầu, đang hành động một mình”.
Israel đã phản ứng thế nào?
Trước những cáo buộc, Israel đã viện dẫn quyền tự vệ của mình và khẳng định rằng các hoạt động quân sự của họ tuân thủ luật pháp quốc tế.
Người phát ngôn chính phủ Israel Eylon Levy tuyên bố rằng các biện pháp chưa từng có đã được thực hiện để giảm số thương vong cho dân thường. Trong tuyên bố với đài truyền hình Sky News của Anh, ông Levy cho biết hôm 28/12: “Chúng tôi đang cố gắng tập trung vào Hamas và đó là lý do tại sao chúng tôi khuyến khích việc sơ tán người dân đến các khu vực nhân đạo được chỉ định”.
Trước động thái của Nam Phi, chính phủ Israel đã chỉ ra rằng những tội ác do Hamas gây ra vào ngày 7/10 có thể cấu thành tội diệt chủng.
Theo William Schabas, Giáo sư luật quốc tế tại Đại học Middlesex, Anh: “Israel sẽ lập luận rằng họ không phạm tội diệt chủng mà chỉ hành động để tự vệ và có quyền đó. Nhưng ở giai đoạn này, ICJ không phải quyết định liệu có xảy ra nạn diệt chủng hay không. Những gì các thẩm phán phải làm là kết luận liệu có lý lẽ hợp lý nào cho thấy hành vi đó có thể được thực hiện để đưa ra các biện pháp phòng ngừa hay không”.
Giáo sư Schabas nhấn mạnh: “Việc phạm tội diệt chủng sẽ phải được Nam Phi chứng minh khi đến thời điểm (được yêu cầu)”.
Sau các biện pháp tạm thời, có thể diễn ra trong vài tuần, thời hạn sẽ kéo dài hơn. Nam Phi sẽ phải trình hồ sơ vụ án của mình. Sau đó, Israel rất có thể sẽ phản ứng bằng cách thách thức quyền tài phán của ICJ trong một cuộc tranh luận phản đối sơ bộ, không đề cập đến vấn đề diệt chủng. Sau đó, nếu vụ án tiến triển thì mới có thể đi sâu vào nội dung. Phán quyết có thể được đưa ra sau hai, ba năm hoặc thậm chí lâu hơn.
Trong trường hợp Toà án áp dụng các biện pháp tạm thời, liệu Israel có tuân thủ không?
Theo Giáo sư Schabas, “điều đó phụ thuộc vào những gì toà yêu cầu. Nam Phi đang yêu cầu Israel ngừng các hoạt động quân sự ở Gaza. Nếu các thẩm phán ra lệnh như vậy, tôi nghĩ nó sẽ không thực hiện được”.
Điều rõ ràng là hậu quả của việc Israel có thể từ chối tuân thủ ICJ. “Các quốc gia như Canada, Hà Lan và các nước khác hợp tác với Israel sẽ chịu áp lực phải hạn chế hỗ trợ vật chất hoặc chính trị. Sẽ rất khó khăn cho họ vì họ sẽ phải tôn trọng lệnh của ICJ”.
Ông cho rằng việc thuốc men, thực phẩm, nước uống… sẽ được phép vào Dải Gaza là khả thi… “Mặc dù cũng có thể Israel sẽ nói rằng họ đã làm điều đó rồi. Hoặc là họ sẽ làm điều đó kể từ bây giờ”.
Giáo sư luật Ryngaert cũng đồng ý: “Nếu ICJ nói rằng nạn diệt chủng có thể đang diễn ra thì việc gửi vũ khí chẳng hạn, có thể khiến họ trở thành đồng lõa. Các biện pháp phòng ngừa đã được yêu cầu và không giải quyết được bản chất của vụ việc, nhưng đó sẽ là một dấu hiệu”.
Chuyên gia này kết luận rằng tội diệt chủng “có thể bị hình sự hóa, ngay cả khi nó chưa được thực hiện, dưới khái niệm kích động; nhưng việc chứng minh ý định diệt chủng thì không hề dễ dàng”.
Israel lần đầu tiên sử dụng vũ khí 'Ngòi Sắt' trong chiến đấu
Iron Sting (Ngòi Sắt) đã được đơn vị Maglan của IDF sử dụng để bắn trúng các bệ phóng tên lửa của Hamas ở Gaza.
Lắp đặt "Ngòi sắt" lên súng cối Cardom của Israel. Ảnh: Breakingdefense
Hỏa lực chính xác là một khía cạnh quan trọng của chiến tranh hiện đại. Việc triển khai đạn dược trực tiếp tới mục tiêu sẽ hạn chế thiệt hại ngoài mong muốn, đồng thời tối đa hóa hiệu quả của lực lượng chiến đấu.
Việc sử dụng vũ khí có độ chính xác cao đặc biệt quan trọng đối với các binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF, quân đội Israel), những người phải đối mặt với kẻ thù ẩn nấp trong môi trường dân sự, đô thị. Trong khi bom chính xác dẫn đường bằng laser thường xuyên được Không quân Israel sử dụng, các tiểu đoàn mặt đất của IDF lại thiếu hệ thống hỏa lực gián tiếp có độ chính xác hữu cơ để đáp trả các mục tiêu riêng lẻ khi có cơ hội. Và đó là lúc 'Iron Sting" (Ngòi Sắt) xuất hiện.
Được tiết lộ vào ngày 14/3/2021, Iron Sting là loại đạn súng cối 120mm có độ chính xác cao và dẫn đường bằng GPS. Sự kết hợp này cho phép vũ khí có thể tấn công một mục tiêu cụ thể cách xa tới 12km đồng thời có thể xuyên thủng bê tông cốt thép kép. Trong thông cáo báo chí năm 2021, Bộ trưởng Quốc phòng Israel lúc đó là ông Benny Gantz tiết lộ về Iron Sting: "Công nghệ do các ngành công nghiệp Israel cung cấp cho IDF sẽ thay đổi chiến trường và cung cấp cho lực lượng của chúng ta các phương tiện chính xác và hiệu quả hơn". "Nó cũng đáp ứng nhu cầu của IDF, điều chỉnh khả năng chiến đấu để đối phó với kẻ thù ẩn náu trong môi trường dân sự, đô thị, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý và đạo đức do Nhà nước Israel đặt ra."
Iron Sting cung cấp hỏa lực chính xác cho lực lượng mặt đất. Ảnh: The Mighty
Trước khi được tiết lộ, Iron Sting đã trải qua những cuộc thử nghiệm cuối cùng tại một địa điểm thử nghiệm ở miền Nam Israel.
Đạn được bắn từ Hệ thống súng cối giật 120mm Cardom; một chiếc gắn trên xe M113 APC và một chiếc khác trên chiếc SUV Hummer 4x4. Cả Iron Sting và Cardom đều được phát triển bởi công ty quốc phòng Elbit Systems của Israel. Mười năm nghiên cứu và phát triển đã đạt đến đỉnh cao khi các cuộc thử nghiệm cuối cùng cho thấy vũ khí này tác động trực tiếp lên mục tiêu dự định của nó với độ chính xác chưa từng có. Sau khi thử nghiệm thành công, Iron Sting được đưa vào sản xuất hàng loạt để trang bị cho IDF.
Vũ khí "Ngòi sắt" đánh tới mục tiêu giả định trong cuộc thử nghiệm của Israel. Ảnh: The Mighty
Sau cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7/10, IDF đáp trả bằng chiến dịch không kích mục tiêu của Hamas ở Dải Gaza.
Hôm 22/10, người phát ngôn của IDF xác nhận rằng Iron Sting đã được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên. Vũ khí này được đơn vị Maglan của IDF sử dụng để bắn trúng các bệ phóng tên lửa của Hamas ở Gaza.
Cùng với các cuộc không kích, cuộc giao tranh đã tiêu diệt hàng chục chiến binh Hamas theo báo cáo của IDF.
Một khẩu súng cối 120mm không dẫn đường có độ chính xác 136 mét, trong khi hệ thống định vị và nhắm mục tiêu chính xác có thể tăng độ chính xác lên 76 mét. IDF báo cáo rằng Iron Sting có mức độ lệch tối đa chỉ 10 mét trong 90% trường hợp.
Quân đội Israel bao vây thành trì Jabaliya của Hamas, chuẩn bị giai đoạn tấn công mới Quân đội Israel tuyên bố đã hoàn tất bao vây Jabaliya và sẵn sàng tăng cường giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát thành trì lớn cuối cùng của Hamas ở phía bắc Dải Gaza. Theo tờ The Times of Israel, quân đội Israel ngày 21/11 cho biết lực lượng của họ đã hoàn thành việc bao vây thành phố Jabaliya và sẵn...