Toàn cảnh viêm phổi Vũ Hán: Số người mắc bệnh và tử vong tăng nhanh, lan ra nhiều nước nhanh chóng mặt và nỗi khiếp sợ dịch bệnh ngay đầu năm mới
Hiện đang nghi ngờ có trường hợp mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán ở chính khu vực thủ đô Hà Nội ngay thềm năm mới.
Bệnh viêm phổi lạ khởi phát từ Vũ Hán (gọi tạm là viêm phổi Vũ Hán) đã lan tới nhiều thành phố đông dân của Trung Quốc, sang nhiều nước khác khiến giới quan chức vô cùng lo ngại. Hiện đang nghi ngờ có trường hợp mắc bệnh ở chính khu vực thủ đô Hà Nội ngay thềm năm mới.
Bắt đầu từ Vũ Hán, viêm phổi Vũ Hán ngày càng lan rộng như một hiện tượng đáng sợ khắp Trung Quốc
Được phát hiện lần đầu tiên ngày 31/12/2019 tại Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc), viêm phổi Vũ Hán xuất hiện ở những nạn nhân đầu tiên đều là người mua bán tại chợ hải sản Huanan. Bệnh gây ra bởi chủng virus hoàn toàn mới thuộc họ corona, hiện được đặt tên là nCoV. Một trong những chủng virus thuộc nhóm này từng gây ra bệnh SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp cấp Trung Đông).
Ngày 21/1, giới chức y tế Trung Quốc xác nhận có 4 người tử vong do mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán. Theo đó, nạn nhân mới nhất là nam giới (89 tuổi) có triệu chứng khó thở nghiêm trọng vào 13/1, đưa vào bệnh viện điều trị và tử vong chỉ 5 ngày sau đó.
Ngày 20/1, Cơ quan Y tế Quốc gia Trung Quốc xác nhận bệnh viêm phổi lạ lây từ người sang người. Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng xác nhận, virus có khả năng “lây lan hạn chế”, giữa các thành viên trong gia đình.
Hiện Trung Quốc ghi nhận có 218 ca bệnh, trong đó có 15 nhân viên y tế. Viêm phổi Vũ Hán hiện tại lây lan ra 3 tỉnh, thành phố lớn của đất nước. Tại tỉnh Quảng Đông phát hiện 14 trường hợp, trong khi Bắc Kinh cũng xuất hiện 5 trường hợp và Thượng Hải là 1 trường hợp dương tính với virus corona. Trong tổng số các trường hợp mắc bệnh, 35 trường hợp đang ở tình trạng nghiêm trọng, 9 người ở tình trạng nguy kịch.
Chính quyền nước này cũng nghi ngờ bệnh xuất hiện thêm ở một số tỉnh bao gồm: Sơn Đông, Tứ Xuyên và Quảng Tây. Tỉnh Chiết Giang đã báo cáo 5 trường hợp có khả năng ca nhiễm virus nCoV.
Hiện giới quan chức nước này vô cùng lo lắng với tình hình dịch bệnh vì đây là thời điểm hàng trăm triệu người Trung Quốc di chuyển về quê ăn Tết hoặc đi du lịch khiến nguy cơ lây lan rộng của dịch bệnh. Số ca nhiễm bệnh tăng gấp 3 lần chỉ sau đợt nghỉ cuối tuần vừa rồi là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người không được chủ quan.
Thái Lan đã xác nhận có 2 trường hợp bị viêm phổi Vũ Hán tại Bangkok
Theo đó, 2 bệnh nhân đều là nữ, nhập viện với các triệu chứng sốt, suy hô hấp, khó thở. Giới chức Thái Lan cho biết, hiện dịch bệnh vẫn chưa bùng phát tại nước này và kêu gọi người dân giữ bình tĩnh. Bộ Y tế Công cộng tăng cường giám sát 4 sân bay lớn bao gồm Suvarnabhumi, Don Mueang, Chiang Mai và Phuket để kiểm soát chặt chẽ sức khỏe của khách nhập cảnh.
Video đang HOT
Nhật Bản xác nhận 1 bệnh nhân nam dương tính virus corona
Tại Nhật Bản, giới chức xác nhận 1 bệnh nhân nam, 30 tuổi tại quận Kanagawa dương tính với virus corona. Trước khi phát bệnh, người đàn ông này đã tới tới thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và tiếp xúc với 1 người bị viêm phổi.
Để đối phó với tình hình đó, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản khuyến cáo người dân rửa tay và thực hiện các biện pháp phòng ngừa căn bệnh. Bộ Ngoại giao Nhật cảnh báo, công dân đang du lịch tại Vũ Hán không nên ghé thăm các khu chợ hải sản và tiếp xúc với động vật.
Hàn Quốc phát hiện 1 trường hợp mắc bệnh cách đây 3 ngày
Theo đó, bệnh nhân nữ, 35 tuổi này được cách ly khi nhập cảnh vào Hàn Quốc trong tình trạng sốt cao, phát hiện bệnh trong giai đoạn kiểm dịch và chưa có tiếp xúc cộng đồng.
Viêm phổi Vũ Hán lan sang cả Mỹ
Người đàn ông bị nhiễm bệnh là cư dân của hạt Snohomish, bang Washington, ở tuổi ngoài 30. Người này đã xuất hiện các triệu chứng sau khi trở về từ chuyến đi đến khu vực gần Vũ Hán, Trung Quốc, nơi dịch bệnh bùng phát.
Theo New York Times, người này trở về từ Vũ Hán vào ngày 15/1, nhưng 2 ngày sau, các chốt kiểm tra mới được thiết lập ở các sân bay lớn. Tuy nhiên, anh ta không có triệu chứng gì ngay thời điểm đó.
Sau khi tìm hiểu về loại virus mới này có thể gây sốt và bệnh về đường hô hấp trên mạng, anh ta đã thông báo cho các bác sĩ về chuyến đi đến Vũ Hán vào ngày 19/1 khi bắt đầu nhận biết các triệu chứng.
Bệnh nhân đã đến một phòng khám ở hạt Snohomish và hiện nhập viện tại trung tâm y tế khu vực Providence Everett. Mẫu bệnh phẩm của anh ta nhanh chóng được chuyển đến Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tại Atlanta và các nhân viên ở đây hôm 20/1 đã xác nhận anh bị nhiễm virus corona mới, tên khoa học là 2019-nCoV.
Viêm phổi Vũ Hán có khả năng tấn công vào Việt Nam ngay dịp năm mới?
Tại Việt Nam, 2 du khách Trung Quốc bị sốt khi nhập cảnh Đà Nẵng đã được xác nhận không có virus nCoV. Sau nhiều ngày theo dõi cách ly, hai người này đã xuất viện và về nước.
Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất cho thấy, hiện mới ghi nhận 2 người Việt Nam đang được cách ly vì nghi ngờ mắc bệnh. Một trong hai người là L.P.T, 20 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội. T. là sinh viên du học tại Vũ Hán và vừa trở về Hà Nội 8 ngày. T. sống trong vùng được Chính phủ Trung Quốc thông báo là an toàn, nhưng 4 ngày trước bắt đầu sốt không rõ nguyên nhân, đau rát họng, ho khan, kiểm tra cúm A, B và sốt xuất huyết đều âm tính. Hiện T. được cách ly và đang đợi kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Bệnh nhân thứ hai là nam, 55 tuổi, làm nghề buôn bán tại chợ cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc, hiện bệnh nhân sốt cao liên tục 5 ngày nay chưa rõ nguyên nhân, chưa loại trừ corona virus.
Để phòng tránh bệnh, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo các biện pháp dự phòng cá nhân, tránh tiếp xúc với người đang bị viêm phổi cấp/viêm đường hô hấp cấp, thường xuyên rửa tay sạch, trong trường hợp bắt buộc tiếp xúc với người có ho, hắt hơi nên đứng/ngồi song song thay vì đối diện và khoảng cách tối thiểu là 2m.
Tiểu Nguyễn
Theo baodansinh
Phó Thủ tướng kiểm tra việc sẵn sàng đối phó bệnh viêm phổi nCoV
Sáng 29 Tết (23/1), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 tại Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội kiểm tra khả năng sẵn sàng đối phó với bệnh viêm phổi cấp Vũ Hán.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 kiểm tra khả năng sẵn sàng đối phó với bệnh viêm phổi cấp Vũ Hán.
Dịch viêm phổi cấp do virus corona (nCoV) đang diễn biến hết sức phức tạp tại Trung Quốc.
Tới sáng 23/1, đã có 541 người đã mắc bệnh, 17 ca tử vong. Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đã "bế quan toả cảng". Theo CNN, rắn có thể là vật chứa virus corona mới.
Một số nước, vùng lãnh thổ trong khu vực đã ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập như: Thái Lan (4 trường hợp), Nhật Bản (1), Hàn Quốc (1), Đài Loan (1), Hoa Kỳ (1), Ma Cao (1) và Hồng Kông (1).
Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh.
Về đường lây truyền, WHO cho biết chủng virus Corona mới lây truyền qua tiếp xúc với giọt bắn nước bọt của bệnh nhân khi ho, hắt hơi, chưa có biểu hiện lây qua không khí như dịch SARS trước đây. Vì vậy, biện pháp phòng dịch hiệu quả là hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, đeo khẩu trang khi tiếp xúc và thực hiện rửa tay sạch với xà phòng và nước sạch.
Thời gian ủ bệnh của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới trong khoảng 14 ngày, tương đương với các loại virus corona trước đây như SARS, MERS CoV.
Sau thời gian ủ bệnh, biểu hiện triệu chứng của người nhiễm virus Corona mới thường nhẹ tương tự như nhiễm cúm thông thường (với các biểu hiện sốt, ho, khó thở...) và các triệu chứng được đánh giá là nhẹ hơn so với SARS, MERS-CoV. Đến nay tỷ lệ tử vong của viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới khoảng dưới 4%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tử vong 16% của dịch bệnh SARS, 30% của dịch bệnh MERS-CoV.
Cũng như các dịch bệnh do virus corona khác, hiện nay không có thuốc đặc trị đối với virus Corona mới mà các biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, hỗ trợ, cách ly tránh lây nhiễm cho người tiếp xúc.
Để chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV phù hợp với diễn biến tình hình dịch, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
2. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
3. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
4. Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc các tỉnh/ thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
5. Khi phát hiện dịch bệnh cần thông tin, cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó với dịch bệnh không để dịch bùng phát, lây lan.
Theo danviet.vn
Ấn Độ ra chỉ dẫn về dịch bệnh lạ bùng phát tại Trung Quốc Ngày 23/1, trước tình hình dịch bệnh lạ tương tự bệnh SARS đang lây lan tại Trung Quốc, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành tuyên bố và tư vấn về du lịch. Bí thư Y tế Preeti Sudan cho biết, đến nay Ấn Độ chưa phát hiện một trường hợp nhiễm bệnh nào, tuy nhiên các hành khách đến từ Trung Quốc...