Toàn bộ dự án ‘chúa chổm’ đã được thanh tra, kiểm toán, điều tra
Hiện toàn bộ 12 dự án, doanh nghiệp đều đã được tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra. Trong đó, 4 dự án đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an điều tra
4 dự án thua lỗ kém hiệu quả ngành Công Thương đã được chuyển cơ quan điều tra
Không xử lý nhanh 12 dự án thua lỗ, 1 – 2 năm nữa sẽ mất sạch vốn?
Nợ phải trả hàng chục nghìn tỷ
Báo cáo Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, đến nay mới chỉ có 2 trong tổng số 12 dự án, doanh nghiệp có lãi. 7 dự án, doanh nghiệp thua lỗ hoặc dở dang, dừng hoạt động.
Hiện có 17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng cho 12 dự án với tổng số dư nợ đến thời điểm 31/12/2019 gần 21 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, các ngân hàng còn cấp tín dụng đối với các chủ đầu tư có liên quan gần 23 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn cấp tín dụng cho 6 dự án với tổng dư nợ đến 31/12/2019 hơn 9 nghìn tỷ đồng.
Ads by optAd360
Hiện toàn bộ 12 dự án, doanh nghiệp đều đã được tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra. Trong đó, 4 dự án, doanh nghiệp đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an điều tra, gồm: Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên và Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ.
Về dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 – Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO), hiện hợp đồng EPC giữa TISCO và Tổng thầu MCC của Trung Quốc có nhiều vướng mắc chưa giải quyết được. Tổng công ty Thép Việt Nam phải bảo lãnh đối với khoản vay của TISCO cho Dự án, Ngân hàng Vietinbank từ chối việc giải phóng nghĩa vụ bảo lãnh của Tổng công ty Thép Việt Nam đối với khoản vay này.
Đến hết năm 2019, theo báo cáo tài chính trước kiểm toán vốn chủ sở hữu là 1.890 tỷ đồng, tổng tài sản là 9.097 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 7.133 tỷ đồng.
Do bị ảnh hưởng từ Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nên kết quả sản xuất, kinh doanh của TISCO ngày một giảm dần. Hiện nay, cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại dự án; khởi tố, bắt tạm giam đối với 5 bị can.
Video đang HOT
Với “ông lớn” Đạm Ninh Bình, đến hết năm 2019, Công ty có vốn chủ sở hữu -3.392 tỷ đồng, tổng tài sản là 9.837 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 13.184 tỷ đồng, lỗ lũy kế -5.706 tỷ đồng. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chi phí tài chính lớn, chiếm trên 30% giá thành sản phẩm, không cân đối được nguồn tiền để trả các khoản nợ đến hạn, chưa giải quyết được các tranh chấp hợp đồng EPC, chưa quyết toán được Dự án.
“Cửa” thắng kiện thấp
Bộ Công Thương cho biết, trong tổng số 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương, hiện có 5 dự án, doanh nghiệp có tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC.
Mặc dù các doanh nghiêp đã tích cực thực hiện đàm phán nhưng đến nay vẫn không thành công. Trước tình thế này, có 2 giải pháp xử lý được nêu ra: Đưa ra trọng tài hoặc tòa án để phân xử và chủ đầu tư tự quyết toán theo quy định đối với trường hợp nhà thầu không thực hiện quyết toán hợp đồng
Về giải pháp thông qua trọng tài hoặc tòa án, Bộ Công Thương cho biết, các doanh nghiệp đã thuê tư vấn pháp lý. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, tư vấn đã khuyến cáo việc khởi kiện để xử lý tranh chấp hợp đồng EPC (nhất là 3 dự án thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam) sẽ không thuận lợi và khả năng thắng kiện thấp, chi phí theo đuổi vụ kiện lớn.
Còn giải pháp thứ hai, do còn tranh chấp nên hồ sơ thực tế cũng chưa có đầy đủ để lập hồ sơ tự quyết toán. Để xử lý được tồn tại này, Bộ Tài chính cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc chủ đầu tư tự quyết toán dự án phù hợp hơn với tình hình thực tế của các dự án hiện nay.
Dự án 'đắp chiếu' Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 vốn hoá 2.155 tỷ chi phí lãi vay, nhà băng nào 'đau đầu'?
Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019 của CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, TIS) tiếp tục cho thấy nhiều vấn đề nhất là quanh dự án ngàn tỷ đắp chiếu.
Đơn vị kiểm toán đã có ý kiến ngoại trừ về Dự án mở rộng Gang thép giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên, được triển khai từ năm 2007 đến nay chưa hoàn thành.
Theo đó, Dự án này có tổng mức đầu tư dự tính ban đầu gần 3.844 tỷ đồng và dự toán điều chỉnh được phê duyệt là hơn 8.105 tỷ. Tổng chi phí đầu tư dự án tính đến cuối năm 2019 là gần 5.362 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay đã vốn hoá tới 2.155 tỷ đồng.
Hiện tại Chính phủ và các cơn quan có liên quan đang trong quá trình xử lý các sai phạm, tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn để hoàn thành dự án.
Do vậy, đơn vị kiểm toán không thể xác định được những tổn thất có thể liên quan đến dự án này cũng như ảnh hưởng của vấn đề này đến các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của Công ty.
Liên quan đến dự án này, ngày 20/4/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an cho biết đang điều tra 4 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", xảy ra tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Tisco.
Đồng thời, khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét người, nơi ở, nơi làm việc đối với 5 đối tượng.
Trong đó, hai bị can gồm: Mai Văn Tinh - nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Thép Việt Nam; Đậu Văn Hùng - nguyên Tổng Gíam đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ba bị can: Trần Trọng Mừng - nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tisco; Trần Văn Khâm - nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Tisco và Ngô Sỹ Hán - nguyên Phó Tổng Giám đốc, Trưởng ban Quản lý Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Tisco cùng về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015 và tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 mở rộng
Những ngân hàng nào là chủ nợ của Tisco?
Đơn vị kiểm toán cũng nhấn mạnh, tại thời điểm cuối năm 2019, nợ ngắn hạn của Gang thép Thái Nguyên đã vượt quá tài sản ngắn hạn tới 2.885 tỷ đồng, một số khoản nợ gốc và lãi vay phải trả ngân hàng liên quan đến Dự án mở rộng Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 đã quá hạn thanh toán.
Những vấn đề này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.
Thêm vào đó, đơn vị kiểm toán cho biết chỉ đưa ý kiến về tình hình tài chính của Gang thép Thái Nguyên tại ngày 31/12/2019 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ chứ không đưa ý kiến về giá trị các khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang.
Ngoài ra, một vấn đề nữa là CTCP Khai thác và Chế biến Khoáng sản Thái trung là công ty con của Gang thép Thái Nguyên được thành lập từ năm 2011, đang trong giai đoạn đầu tư với hoạt động kinh doanh chính là thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, Công ty này đã tạm dừng hoạt động để hoàn thiện thủ tục xin giấy phép khai thác khoáng sản.
Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ ngắn hạn của Gang thép Thái Nguyên vẫn duy trì ở mức cao tới 5.121 tỷ đồng, trong đó vay nợ tài chính ngắn hạn chiếm 2.553 tỷ đồng. Vay nợ tài chính dài hạn của công ty cũng không giảm nhiều mà ở mức 2.300 tỷ đồng. Công ty còn ghi nhận âm 154 tỷ đồng từ chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Trong đó, Tisco vay 572 tỷ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, BID) với lãi suất 8%/năm; vay 439 tỷ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, CTG) hơn 513 tỷ đồng cũng lãi suất 8%/năm; vay gần 188 tỷ của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) với lãi suất thả nổi; vay 1,5 triệu USD của Ngân hàng TNHH Indovina lãi suất cũng thả nổi. Còn công ty con là Cán thép Thái Trung vay 214,5 tỷ của BIDV là tín chấp với lãi suất 8%/năm.
Ngoài ra, Cán thép Thái Trung cũng vay 398 tỷ đồng để phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong đó riêng của BIDV là 304 tỷ đồng; Agribank gần 42 tỷ; VietinBank 52 tỷ đều với lãi suất 10,5%/năm.
Liên quan đến khoản vay cho dự án mở rộng giai đoạn 2 thì Tisco đã vay 1.128 tỷ của Ngân hàng Phát triển VN với lãi suất từ 7,8%-9,6%/năm; và 1.821 tỷ của VietinBank cả bằng USD và VNĐ với lãi suất từ 5,5%/năm bằng USD và 9,5%/năm bằng VNĐ.
Tại thời điểm cuối năm 2019, các khoản phải thu ngắn hạn của Gang thép Thái Nguyên giảm nhẹ từ 775 tỷ xuống 635 tỷ đồng, trong đó công ty tiếp tục phải trích dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tới 258 tỷ đồng.
Hàng tồn kho giảm từ 2.403 tỷ xuống 1.353 tỷ đồng. Chính những biến động này đã khiến tổng tài sản của Gang thép Thái Nguyên giảm từ 10.573 tỷ xuống 9.504 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, năm 2019, Gang thép Thái Nguyên thực hiện được 10.433 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế gần 40 tỷ đồng, cao hơn so mức 28 tỷ của năm 2018. Đáng nói, chi phí lãi vay cũng là vấn đề lớn của Gang thép Thái Nguyên khi ngốn 208 tỷ đồng trong năm qua.
Cổ đông lớn của Tisco chính là Tổng công ty Thép Việt Nam với 65%, tức 1.196 tỷ đồng; còn CTCP Thương mại Thái Hưng sở hữu 20%, tương ứng 368 tỷ đồng.
Minh An
Theo Vietnamdaily.net.vn
Dư nợ 12 dự án thua lỗ, yếu kém ngành Công thương chạm ngưỡng 21.000 tỷ đồng Báo cáo về kết quả xử lý 12 dự án yếu kém ngành công thương, Chính phủ cho biết, tính đến 31/12/2019, dư nợ của các dự án, doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng lớn, đa số không trả được nợ đúng hạn, với tổng dư nợ xấp xỉ 21.000 tỷ đồng. Dư nợ của 12 dự án thua lỗ, yếu...