Toàn bộ chứng quyền có bảo đảm đáo hạn tháng 4 đều lỗ
Nhiều CW đang giao dịch có mức giá thấp hơn đến 90% so với thời điểm IPO.
Trong tháng 4 có thêm 10 mã CW mới niêm yết do chứng khoán SSI và chứng khoán VNDirect phát hành.
Mặc dù thị trường hồi phục mạnh trong tháng 4 nhưng tất cả các chứng quyền có bảo đảm (CW) đáo hạn trong tháng vừa qua đều lỗ. Nguyên nhân đến từ việc giá cổ phiếu cơ sở giảm mạnh vào tháng 2 và 3, thấp hơn 20-50% so với giá nhà đầu tư hoà vốn trong khi nhiều CW gần đến thời gian đáo hạn.
Danh sách các CW đáo hạn tháng 4. (*): Giá đóng cửa trung bình cổ phiếu cơ sở 5 phiên gần nhất.
Tháng 4, khối lượng giao dịch đạt 134,35 triệu cq với giá trị tương ứng 45,1 tỷ đồng, giảm 12,2% về khối lượng và 28% về giá trị so với tháng trước. Khối ngoại tiếp tục bán ròng 1,74 tỷ đồng, giảm 50%, tương ứng khối lượng hơn 4,7 triệu cq.
Video đang HOT
Trong tháng 4 có thêm 10 CW mới niêm yết dựa theo các cổ phiếu có tính dẫn dắt như MBB, FPT, MWG, HPG, REE, PNJ do chứng khoán SSI và chứng khoán VNDirect phát hành.
Tính trên toàn thị trường, hiện có 10/53 mã CW với mức giá cao hơn so với thời điểm IPO. Trong đó có 6 mã mới phát hành của VNDirect với CHPG2005 tăng mạnh nhất lên đến 158%, CFPT2005 tăng 141%, các CW khác là CMBB2004, CMWG2005, CPNJ2002, CREE2002; 2 mã của SSI là CFPT2003, CFPT2004 đều tăng trên 20% và 2 mã còn lại thuộc về chứng khoán KIS là CDPM2001, CDPM2002.
Cổ phiếu HPG đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/4 ở mức 50.800 đồng/cp, tăng 23,6% so với cuối tháng trước, FPT tăng 23,6%, dừng ở mức 50.800 đồng/cp, MSN tăng 20%…giúp các mã chứng quyền tăng.
Ở chiều ngược lại, nhiều mã CW dựa theo cổ phiếu như HDB, HPG, MBB, MSN… giảm đến 90% so với thời điểm IPO. Có thể kể đến như CHDB2001, CHPG1909 của KIS đều giảm 95%, CMBB2001 của HSC giảm 94% hay CMSN1902 của KIS giảm đến 99%… Cổ phiếu MBB đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/4 ở mức 15.950 đồng/cp, tăng 17,7% so với cuối tháng trước, HDB tăng 16%…
Chi tiết 52 mã CW đang giao dịch trên HoSE.
VNDirect soán ngôi SSI về thị phần môi giới UPCoM
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố thị phần môi giới thị trường cổ phiếu niêm yết và UPCoM năm 2019 tại HNX.
Thị phần môi giới UPCoM cũng được đổi ngôi ở vị trí thứ 3 khi VPS thay thế Bản Việt
Theo thông tin từ HNX công bố, vị trí dẫn đầu thị phần môi giới UPCoM năm 2019 đã thuộc về Công ty chứng khoán VNDirect, thay thế vị trí của Công ty chứng khoán SSI năm 2018.
Tuy nhiên, Công ty chứng khoán SSI vẫn tiếp tục dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu niêm yết HNX. Các vị trí tiếp theo thuộc về VNDirect và Công ty chứng khoán TP Hồ Chí Minh.
Thị phần của 3 công ty trên lần lượt là 9,70%, 8,58% và 6,53%. Ba vị trí này đều bị giảm thị phần so với năm 2018.
Cụ thể, thị phần của SSI giảm 2,19%, VNDirect giảm 0,58% và Công ty chứng khoán TP Hồ Chí Minh giảm 2,05% so với năm 2018.
Trên thị trường cổ phiếu UPCoM năm 2019, ba công ty chứng khoán dẫn đầu thị phần môi giới UPCoM thuộc về VNDirect, SSI và Công ty chứng khoán VPS với thị phần lần lượt là 9,66%, 9,60% và 8,34%. Ngoài ra, VPS đã thay thế vị trí thứ 3 của Công ty chứng khoán Bản Việt trong năm 2018.
So với năm trước, thị phần của VNDirect giảm 0,75%, SSI giảm 1,49%.
Trên thị trường trái phiếu Chính phủ năm 2019, nhóm công ty chứng khoán có thị phần trên 10% không có gì thay đổi so với năm 2018.
Đó là các công ty gồm: Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty chứng khoán Bảo Việt, Công ty chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Công ty chứng khoán TP Hồ Chí Minh.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh năm 2019, 3 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất gồm VPS, VNDirect và Công ty chứng khoán MB với thị phần lần lượt là 49,87%, 12,69% và 11,14%. Trong đó, riêng VPS có thị phần chiếm gần 50% thị phần của toàn thị trường.
Chí Tín
Theo baodautu.vn
Hồi phục sau dịch: Ngành nào đi nhanh, ngành nào đi chậm? Khi "bão" Covid-19 "quét" qua, cả nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực lại có mức độ khó khăn khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc phục hồi nhanh hay chậm sau khi dịch Covid-19 kết thúc. Vẫn có doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội xuất khẩu trong dịch bệnh. Trong...