Toàn bộ 2.261 ca F1, F2 từ 4 bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM đều âm tính
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM vừa thông báo toàn bộ 2.261 ca F1, F2 của 4 ca COVID-19 và 271 mẫu cộng đồng có kết quả xét nghiệm âm tính. Đã 3 ngày qua TP.HCM không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng.
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM (cơ sở 1) đang sàng lọc COVID-19 tại cổng ra – vào bệnh viện – Ảnh: XUÂN MAI
Sáng 5-12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết đã có kết quả xét nghiệm tất cả 2.261 trường hợp F1, F2 và 655 mẫu rà soát cộng đồng của 4 bệnh nhân COVID-19 (bệnh nhân 1342, 1347, 1348, 1349).
Theo đó, tổng số đã điều tra F1 là 861 trường hợp (gồm 260 F1 tiếp xúc gần, 601 F1 tiếp xúc xa); tổng số F2 là 1.400 trường hợp, tổng số rà soát cộng đồng là 655 trường hợp.
Tổng số mẫu F1, F2 và số rà soát cộng đồng đã lấy để xét nghiệm là 2.916 trường hợp. Trong đó số mẫu đã xét nghiệm là 2.532 (gồm 861/861 F1; 1.400/1.400 F2 và 271/655 mẫu cộng đồng là giáo viên và học sinh).
Video đang HOT
Kết quả có 2.528 mẫu có kết quả âm tính, gồm 2.261 mẫu F1, F2 và 271 mẫu cộng đồng; còn 384 mẫu cộng đồng đang chờ kết quả.
Tổng số người được cách ly liên quan 4 ca bệnh trên đến thời điểm này là 865 (295 người cách ly tập trung 295, 566 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú và 4 người cách ly tại cơ sở y tế).
Tính đến 7h sáng 5-12, TP.HCM không ghi nhận thêm trường hợp nào dương tính với SARS-CoV-2. Như vậy, thành phố đã trải qua 3 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng.
Ông Nguyễn Trí Dũng – giám đốc HCDC – cho biết hiện sức khỏe 4 bệnh nhân COVID-19 đều ổn định, không có triệu chứng bất thường.
Vào thời điểm trước khi xét nghiệm dương tính COVID-19, nam tiếp viên hàng không (bệnh nhân 1342) có xuất hiện một số triệu chứng nhẹ như: mệt mỏi, nghẹt mũi, đau họng, khạc đàm, giảm vị giác, 3 bệnh nhân còn lại (1347, 1348 và 1349) không có triệu chứng của bệnh COVID-19.
Để phòng chống dịch COVID-19, HCDC khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo thông điệp 5K: khẩu trang – khử khuẩn – khoảng cách – không tập trung – khai báo y tế. Đồng thời cần cập nhật thông tin từ các nguồn chính thống, tránh tiếp cận quá nhiều thông tin không chính xác dễ bị loạn thông tin dẫn đến hoang mang.
Vì sao nhiều người Việt sang Nhật test nhanh dương tính nCoV
Giới chức y tế nhận xét cách test nhanh qua nước bọt ở sân bay có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu không cao bằng, dẫn đến tỷ lệ dương tính cao.
Tổng cộng 11 người từ Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng qua được tuyên bố dương tính nCoV, trong đó có chuyên gia Nhật ở Hải Phòng và thanh niên Quốc Oai, Hà Nội, nhập cảnh qua sân bay Narita và Haneda. Trong số này 10 người Việt test nhanh, người Nhật test PCR. Trong số test nhanh, 9 người đã có kết quả âm tính khi làm lại bằng PCR. Số còn lại đang chờ kết quả lần test tiếp theo.
Các chuyến bay từ Việt Nam đi Nhật Bản được khai thác trở lại từ ngày 18/9, khi các sân bay nói trên áp dụng test nhanh qua nước bọt. Mỗi người sang Nhật đều phải có giấy chứng nhận kiểm tra PCR trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh khỏi Việt Nam, theo Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Tại Hà Nội, thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) cho thấy những người tiếp xúc gần (F1) với 9 người nói trên cũng âm tính nCoV sau ít nhất hai lần xét nghiệm bằng PCR và không có biểu hiện bệnh sau khi cách ly đủ 14 ngày.
Theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, test nhanh phía Nhật Bản sử dụng có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu không cao bằng nên gây tỷ lệ dương tính cao.
"Xét nghiệm kháng nguyên thường sử dụng để sàng lọc, với nguyên lý là độ nhạy càng cao càng tốt, tránh âm tính giả, tránh để lọt lưới ca mắc. Vì vậy, mọi người không cần quá hoang mang khi có xét nghiệm nhanh dương tính", bác sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết.
Độ nhạy là tỷ lệ phát hiện người mắc bệnh, có khả năng dương tính chéo (ví dụ nhiễm virus cùng họ corona cũng có thể cho dương tính); còn độ đặc hiệu là tỷ lệ phát hiện người thực sự nhiễm nCoV.
Tuy nhiên, chưa có lời giải thích cho trường hợp của người đàn ông Nhật Bản, 33 tuổi, từ Hải Phòng đến Nhật ngày 5/10 dương tính nCoV khi xét nghiệm bằng phương pháp PCR tại sân bay ở Osaka. Các biện pháp chống dịch vẫn được gấp rút triển khai, trong thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm tiếp theo của người này. Đến sáng nay, 152 người trong tổng số 174 trường hợp F1 đã âm tính nCoV.
Các xét nghiệm kháng nguyên bằng mẫu nước bọt cho kết quả chỉ trong khoảng một giờ, theo Nippon TV. Trong khi đó, để có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR, cần một ngày mới có. Vì thế cách test nước bọt đã được áp dụng tại các sân bay quốc tế như Narita, Haneda từ tháng tháng 7 và áp dụng tại sân bay quốc tế Kansai ở Osaka vào tháng 8.
Nhật Bản cho rằng nước bọt là hình thức chẩn đoán an toàn, đơn giản và kinh tế hơn. Xét nghiệm nước bọt thường được thực hiện ở giai đoạn sớm, có triệu chứng trong tối đa 9 ngày.
Xét nghiệm nCoV tại sân bay Narita, Nhật Bản hồi tháng 6. Ảnh: KYODO
Cụ ông dương tính rồi âm tính với COVID-19 chỉ sau 1 ngày: Cần có thêm cơ sở khoa học Cụ ông ở Đà Nẵng có 2 kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính, hôm sau lại âm tính, vì sao? Sở Y tế Đà Nẵng tối 6-9 đã thông tin chi tiết về trường hợp này, đồng thời cho biết sẽ báo cáo bộ để xin ý kiến về mặt chuyên môn và hướng xử lý. Người dân chờ lấy mẫu xét...