Tòa tháp cao nhất Dubai đấu giá đèn quyên tiền hỗ trợ người nghèo
Ngay khi gây quỹ được vài ngày, Nhà quản lý tòa tháp đã thu được số tiền đủ để mua 1,2 triệu bữa ăn phân phát cho người dân.
Nhằm gây quỹ mua thực phẩm cho những người dân đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UEA), nhà quản lý tòa tháp Burj Khalifa – tòa tháp cao 828 mét ở thủ đô Dubai – tòa tháp cao nhất thế giới hiện nay – đã quyết định bán đấu giá toàn bộ đèn trên ngọn tháp này.
Tháp Burj Khalifa – tòa tháp cao 828 mét ở thủ đô Dubai.
Theo đó, toàn bộ 1,2 triệu bóng đèn trên tòa tháp này sẽ được bán đấu giá. Mỗi bóng đèn có giá 10 dirhams, tương đương 2,7 USD, đủ để mua một bữa ăn. Mọi người, ai muốn mua đèn có thể đăng nhập trang web tallestdonationbox.com và đấu giá.
Ngay khi gây quỹ được vài ngày, Nhà quản lý tòa tháp đã thu được số tiền đủ để mua 1,2 triệu bữa ăn phân phát cho người dân. Ông Waleed Al Ali cố vấn đề án Mohammed Bin Rashid Al Maktoum – đơn vị gây quỹ cho biết, động lực gây quỹ là một phần trong chiến dịch tài trợ 10 triệu bữa ăn cho các gia đình có thu nhập thấp trong tháng ăn chay Ramadan do Chính phủ tài trợ.
“Chúng tôi hỗ trợ những người bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 bằng cách cung cấp thực phẩm và bữa ăn cho họ. Tòa tháp có gần 1,2 triệu bóng đèn. Mỗi bóng đèn đại diện cho một bữa ăn. Mọi người trên khắp đất nước và thế giới có thể truy cập trang web và tài trợ bữa ăn cho những người khó khăn”, ông Waleed Al Ali nói.
Là trung tâm du lịch và thương mại của khu vực, với sân bay quốc tế nhộn nhịp nhất thế giới, nền kinh tế của Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất nhất cũng đang chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19.
Video đang HOT
Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất đã ghi nhận hơn 18 nghìn trường hợp nhiễm Covid-19 và 201 trường hợp tử vong.
Trong số 6 quốc gia vùng Vịnh, tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở nước này cao thứ hai, sau Saudi Arabia./.
Mối nguy tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc trên Biển Đông
Những ngày qua, liên tục có nhiều thông tin liên quan tàu ngầm Trung Quốc - vốn là lực lượng có nguy cơ gây bất ổn trên Biển Đông.
Tàu ngầm hạt nhân Type-094 (lớp Tấn) của Trung Quốc có thể mang 12 tên lửa JL-12 . Ảnh US NAVY
Số lượng tăng nhanh
Ngày 24.4, cơ quan khảo cứu quốc hội Mỹ tiếp tục cập nhật báo cáo mới về sự phát triển của hải quân Trung Quốc. Báo cáo chỉ ra Trung Quốc đang cấp tập tăng cường sức mạnh tàu ngầm. Cụ thể, theo báo cáo thì Bắc Kinh đang có khoảng 66 tàu ngầm các loại và sẽ tăng lên 76 chiếc vào năm 2030. Trong đó, số lượng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã có hơn 10 chiếc.
Chưa đầy 1 tuần sau khi báo cáo trên được công bố, ngày 29.4, truyền thông quốc tế đưa tin Trung Quốc vừa đưa vào hoạt động thêm 2 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và có thể mang theo tên lửa đạn đạo tích hợp đầu đạn hạt nhân. Hai tàu này được cho là bản nâng cấp mới của tàu ngầm Type-094 (lớp Tấn) có độ choán nước khoảng 11.000 tấn.
Nguy cơ đe dọa Biển Đông
Ngày 30.4, chuyên san The National Interest đăng tải bài phân tích cho rằng tàu ngầm hạt nhân Type-094 vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định, điển hình là quá "ồn ào". Cụ thể, một báo cáo đã chỉ ra rằng tàu ngầm lớp Tấn có một lỗ hổng thiết kế ở phía sau thân tàu. Vị trí này gần các hầm tên lửa nên có thể tạo tín hiệu sóng âm khiến đối phương phát hiện ra. Vì thế, bài phân tích cho rằng tàu ngầm Type-094 chưa đủ sức trở thành phương tiện răn đe hạt nhân ở cấp độ toàn cầu, nhưng vẫn đủ sức để trở thành một sức mạnh đáng gờm ở cấp khu vực mà ví dụ là tại Biển Đông.
Thực tế, mối lo về tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc trên Biển Đông đã được đề cập gần đây. Cụ thể, Ấn Độ từng lên tiếng lo ngại việc tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hoạt động ở Ấn Độ Dương. Theo hải trình thì nhiều khả năng trước khi đến Ấn Độ Dương, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc đã hoạt động tại Biển Đông.
Hồi tháng 9.2019, Cục Nam Hải thuộc Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho biết đã triển khai mạng lưới thiết bị bay không người lái (UAV) ở Biển Đông để theo dõi, giám sát những thực thể và vùng biển xa bờ. Trả lời Thanh Niên xung quanh diễn biến này khi đó, PGS Stephen Robert Nagy (thuộc Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản; học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) lo ngại UAV có thể giúp Trung Quốc thu thập các thông tin về địa hình trong lòng biển, độ sâu, dòng chảy...
"Đó là những cơ sở quan trọng để Bắc Kinh triển khai các phương tiện, thiết bị dưới mặt nước để kiểm soát khu vực. Qua đó, Trung Quốc có thể triển khai và đẩy mạnh hoạt động tàu ngầm", ông Nagy đặt vấn đề.
Liên quan nội dung này, trả lời Thanh Niên ngày 30.4, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận xét Trung Quốc có thể biến Biển Đông thành một vành đai phòng thủ được triển khai cùng với vũ khí hạt nhân dựa trên chiến lược phong tỏa chống tiếp cận nhằm vào Mỹ. Và để đạt mục tiêu như thế thì khả năng là Bắc Kinh tìm cách điều động tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân đến Biển Đông.
Và thực tế thì Bắc Kinh đang cố tìm cách kiểm soát Biển Đông, nhằm hạn chế sự hiện diện của tàu chiến, máy bay Mỹ để loại bỏ rủi ro tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bị phát hiện khi hoạt động tại vùng biển này. TS Nagao cho rằng để giải quyết mối nguy này thì Washington cũng nên điều động tàu ngầm đến Biển Đông. Tất nhiên là sự điều động đó phải trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Khi hiện diện tại Biển Đông, tàu ngầm Mỹ có thể kiềm chế các hoạt động đáng lo ngại của tàu ngầm Trung Quốc. Kèm theo đó, Washington có thể tăng cường điều động máy bay săn ngầm lẫn tàu chiến nổi.
Không chỉ Mỹ mà các nước ngoài khu vực như Anh, Pháp, Canada... hay các thành viên trong tứ giác an ninh (Mỹ - Nhật Bản - Úc và Ấn Độ) ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng cần đưa tàu chiến, máy bay đến Biển Đông để phòng ngừa tàu ngầm Trung Quốc. Thực tế, theo TS Nagao, cuộc tập trận của hải quân Mỹ - Úc gần đây trên Biển Đông có lẽ cũng bao hàm cả mục đích vừa nêu ra. Nếu cộng đồng quốc tế không cùng phối hợp, thì khi tàu ngầm Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông còn có thể đe dọa an ninh thế giới.
Tên lửa đạn đạo JL-12 đã được trang bị trên tàu ngầm lớp Tấn. Loại tên lửa này có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, với tầm bắn lên đến 7.200 km nên từ vùng duyên hải của Trung Quốc có thể đe dọa nhiều quyền lợi của Mỹ. Mỗi tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn có thể mang theo 12 tên lửa JL-12.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã trang bị tên lửa đạn đạo JL-1, có thể mang đầu đạn hạt nhân và tầm bắn khoảng 1.700 km, trên tàu ngầm hạt nhân.
Những ca tử vong do COVID-19 ở Mỹ chủ yếu rơi vào nhóm dễ tổn thương Các số liệu thống kê ban đầu cho thấy người Mỹ gốc Phi là những người nghèo nhất và ít được chăm sóc y tế nhất. Họ cũng chiếm số tử vong nhiều nhất trong dịch CODIV-19. Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ tử vong cao gấp ba lần so với người khác - Ảnh: AFP Theo số liệu thống kê của...