Tọa đàm tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12
Ngày 2/4, tại TP Hạ Long, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ GD&ĐT) phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức chương trình tọa đàm cung cấp thông tin việc làm, xu hướng nghề nghiệp và tư vấn hướng nghiệp.
Tham dự buổi tọa đàm có trên 500 học sinh lớp 12 đến từ 6 trường THPT của TP Hạ Long.
Quang cảnh chương trình tọa đàm.
Tại chương trình, đại diện lãnh đạo Vụ Giáo dục Đào tạo (Bộ GD&ĐT), Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội và các đơn vị đồng hành đã cung cấp cho học sinh thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, định hướng nghề nghiệp. Học sinh còn được trao đổi trực tiếp, tương tác với các chuyên gia qua phần mềm trên smartphone để làm rõ một số thông tin dự báo thị trường lao động, tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp.
Tọa đàm là cơ hội để các em học sinh có được những thông tin chính xác, đáng tin cậy trên con đường tìm kiếm và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân trong tương lai, từ đó giúp các em không bỡ ngỡ, vững tin hơn vào con đường mình lựa chọn.
Buổi tọa đàm thu hút trên 500 học sinh lớp 12 tham gia.
Theo kế hoạch, chiều ngày 3/4 và 4/4, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực sẽ tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
Chọn ngành sao cho đừng để học y rồi trở thành... đạo diễn
Học sinh lớp 12 đang trong giai đoạn tìm hiểu cặn kẽ ngành nghề để quyết định chọn ngành đăng ký xét tuyển vào đại học nên việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cũng phải tập trung.
Cẩm nang tuyển sinh của Báo Thanh Niên là một kênh tham khảo để giáo viên hướng nghiệp học sinh - ẢNH: BÍCH THANH
Đạt điểm cao không có nghĩa phù hợp
Thạc sĩ Nguyễn Thị Huyền Thảo, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), chia sẻ về thực tế chọn ngành, trường của học sinh (HS) hiện nay: "Thường HS giỏi lựa chọn ngành học mà không hiểu hết quá trình học, yêu cầu thực tiễn của công việc sau khi tốt nghiệp. Hiện nay, công tác hướng nghiệp chủ yếu thường đưa HS đến các trường ĐH để các em tìm hiểu môi trường học, chất lượng đào tạo và việc làm sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên các em quên tìm hiểu quá trình học tập, đam mê công việc và đeo đuổi việc học đến cùng. Vì thế, vẫn còn hiện tượng sinh viên không tìm thấy động lực học tập sau khi trúng tuyển nên bị buộc thôi học, bỏ ngang và học lại ngành khác.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Giáo viên Huyền Thảo nói thêm lựa chọn nghề nghiệp và ngành học của HS vẫn còn bị gia đình chi phối và tác động. Đây là lý do khiến nhiều người lầm tưởng đạt điểm cao ở các môn học là có năng lực phù hợp với ngành học liên quan, trong khi quá trình đánh giá học lực ở phổ thông có sự khác biệt so với ĐH. HS nào tìm thấy được năng lực thực sự, năng khiếu của bản thân, hiểu rõ ngành học và hiểu rõ khả năng của bản thân thì sẽ chọn được ngành, nghề học phù hợp và theo đuổi đến cùng.
Theo cô Huyền Thảo, đó là lý do vì sao có HS suốt những năm học THCS, THPT đều giỏi toán, chọn ngành y nhưng khi trở thành sinh viên lại không tiếp tục theo đuổi ngành đã lựa chọn mà cuối cùng trở thành... đạo diễn sân khấu.
Lắng nghe để hiểu bản thân
Để giúp HS có cái nhìn toàn diện và chính xác, giáo viên Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cho rằng HS khi tìm hiểu ngành học cần trả lời cho những câu hỏi như học những gì, có hợp với ngành xét tuyển, có đủ điều kiện theo học... Ngoài ra, HS nên trải nghiệm với nghề bằng khả năng quan sát để thấy bản thân mình có thể đối mặt và vượt qua không? Có thực sự thích, đam mê và theo đuổi với nghề không?...
Trong quá trình tư vấn, trò chuyện về ngành nghề với học trò, giáo viên Huyền Thảo thường khuyên HS nên dành thời gian để lắng nghe và hiểu bản thân với nghề nghiệp. Đừng vì hào quang, thu nhập cao và những thứ bề ngoài của nghề mà chạy theo số đông, theo thời thượng để rồi thấy không phù hợp mà bắt đầu lại. "Nghề nào cũng quý cả. Chỉ có con người mới làm cho nghề danh giá và chúng ta có dám dấn thân với nghề hay không, chứ nghề không tạo nên giá trị con người", cô Huyền Thảo nhận định.
Giáo viên Trần Đình Hương, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho biết để tránh tình trạng HS chọn ngành học không phù hợp, các giáo viên thường tư vấn HS phải đưa yếu tố năng lực, sở thích, nguyện vọng với ngành nghề lên hàng đầu. Sau khi xác định rõ ngành nghề thì tìm hiểu trường đào tạo, tham khảo điểm chuẩn... Tùy vào năng lực bản thân và sắp xếp thành 3 tốp trường điểm cao, điểm trung bình, điểm thấp để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Tương tự, ông Trần Minh, Hiệu phó Trường THPT Đào Duy Anh (Q.6, TP.HCM), cũng cho rằng trường cập nhật và phổ biến cho HS khối 12 những tin tức mới về quy chế tuyển sinh, tiêu chí xét tuyển của các trường về các ngành nghề.
Tư vấn hướng nghiệp: Thầy cô là người đồng hành Việc lựa chọn nghề vừa phù hợp với bản thân, vừa đáp ứng được nhu cầu xã hội đã trở thành mối quan tâm vô cùng cấp thiết. Làm thế nào để giúp HS hiểu rõ thế mạnh của mình, cũng như đưa ra lựa chọn chính xác con đường lập nghiệp sau này, rất cần người bạn đồng hành là thầy cô...