Tọa đàm kỷ niệm 75 năm thành lập ngành Hải quan Việt Nam
Chiều 9/9, Cục Hải quan Nghệ An tổ chức tọa đàm kỷ niệm 75 năm thành lập ngành Hải quan Việt Nam (10/9/1945 – 10/9/2020). Tham dự có lãnh đạo Cục Hải quan Nghệ An qua các thời kỳ, Hội hưu trí Cục Hải quan Nghệ An.
Toàn cảnh tọa đàm kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hải quan Việt Nam. Ảnh: Hoàng Vĩnh
Ngày 10/9/1945, theo Chỉ thị của Hồ Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký sắc lệnh thành lập “Sở Thuế quan và Thuế gián thu”, khai sinh ra ngành Hải quan Việt Nam ngày nay. Từ đó, đến nay trên mỗi chặng đường cách mạng của dân tộc, ngành Hải quan luôn tuân thủ tuyệt đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phục vụ đắc lực cho từng giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc.
Ngay sau khi được thành lập, cán bộ nhân viên ngành Hải quan đã kiên cường dũng cảm trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với thực dân Pháp nhằm bảo vệ chủ quyền thuế quan của nhà nước cách mạng.
Năm 1975, sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam nước ta được hoàn toàn giải phóng, ngành Hải quan cũng thống nhất tên gọi Cục Hải quan Trung ương thuộc Bộ Ngoại thương. Ngày 20/8/1984, Hội đồng Nhà nước phê chuẩn thành lập Tổng cục Hải quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng.
Đồng chí Chu Quang Hải – Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Hải quan Nghệ An ôn lại kỷ niệm 75 năm thành lập ngành Hải quan Việt Nam (10/9/1945 – 10/9/2020). Ảnh: Hoàng Vĩnh
Trong hơn 20 năm đổi mới đất nước, ngành Hải quan đã có những bước tiến mạnh mẽ trên các mặt công tác như cải tiến các quy trình nghiệp vụ hải quan, cải cách thủ tục hành chính cùng với việc xây dựng tác phong, thái độ làm việc của cán bộ công chức; tăng cường hiệu quả công tác giám sát quản lý, thu thuế xuất nhập khẩu, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, góp phần đắc lực vào sự phát triển hoạt động thương mại, đầu tư và du lịch, thúc đẩy quá trình hội nhập khu vực và thế giới của đất nước…
Thời gian qua, phương pháp quản lý nhà nước về hải quan có sự chuyển biến vượt bậc từ quản lý bằng thủ công sang quản lý bằng phương thức điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động hải quan, từ chỗ áp dụng khai hải quan điện tử tiến đến thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thông quan tự động. Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) đã thực hiện tại tất cả các đơn vị trong ngành với hơn 99% doanh nghiệp (DN) tham gia; xử lý hơn 99,6% tờ khai. Đặc biệt, trong giai đoạn này, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và vận hành chính thức Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN. Đây là bước tiến quan trọng trong công tác hội nhập và công tác hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Ông Chu Quang Luân – nguyên Cục trưởng Cục Hải quan Nghệ An chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình hoạt động của Hải quan Nghệ An và đóng góp ý kiến nhằm xây dựng ngành Hải quan ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả. Ảnh: Hoàng Vĩnh
Công tác thu ngân sách của ngành Hải quan đạt kết quả cao. Từ năm 2000 đến nay, ngành Hải quan luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, số thu năm sau tăng cao hơn năm trước, chiếm từ 25% đến hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước. Là cơ quan quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tổng hợp tình hình hàng hóa xuất nhập của cả nước, trong những năm qua, ngành Hải quan đã có nhiều nỗ lực trong công tác điều hành giá cả, kiềm chế lạm phát, hạn chế nhập siêu, góp phần bình ổn thị trường, phát triển kinh tế đất nước.
Video đang HOT
Với nhiều cố gắng và nỗ lực phấn đấu, ngành Hải quan đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Ba và nhiều Huân chương cao quý khác. Những thành tựu nói trên là kết quả phấn đấu bền bỉ của nhiều thế hệ cán bộ công chức hải quan dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính, sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, sự ủng hộ to lớn của nhân dân.
Ông Nguyễn Đình Lương – Nguyên Phó Cục trưởng Cục Hải quan Nghệ An ôn lại quá trình công tác tại ngành Hải quan. Ảnh: Hoàng Vĩnh
Là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Nghệ An đã không ngừng đổi mới, lớn mạnh về mọi mặt. Hiện nay 100% Chi cục đã triển khai Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS; ở các phòng và các đơn vị đã được tin học hóa và ứng dụng các phần mềm nghiệp vụ hải quan, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động thương mại, đầu tư và du lịch trên địa bàn. 8 tháng đầu năm 2020 kim ngạch XNK đạt 1.129,5 triệu USD và số thu ngân sách đạt 691 tỷ đồng, đạt 38,4% chỉ tiêu được giao.
Năm 2020, là năm đánh dấu chặng đường 75 năm lịch sử vẻ vang của ngành hải quan, cũng là năm kết thúc thực hiện Chiến lược phát triển của ngành Hải quan đến năm 2020 theo phê duyệt của Thủ tướng tại Quyết định số 448/QĐ-TTG năm 2011. Tổng cục Hải quan đang xây dựng Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030.
Trong đó, định hướng, mục tiêu tổng quát đặt ra là: xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên nền tảng hệ thống pháp luật đồng bộ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hợp pháp, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích của quốc gia. Cùng với toàn thể cán bộ chiến sỹ hải quan trên khắp mọi miền Tổ quốc, Cục Hải quan tỉnh Nghệ An quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao theo định hướng, mục tiêu nói trên, hoàn thành sứ mệnh “gác cửa nền kinh tế” của ngành, góp phần tích cực vào xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh nhà.
Hải quan Nghệ An tuần tra, kiểm soát trên biển. Ảnh Hoàng Vĩnh
Tại buổi tọa đàm kỷ niệm 75 năm thành lập ngành Hải quan, lãnh đạo Cục Hải quan qua các thời kỳ đã rất tự hào, vui mừng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Hải quan Việt Nam và Cục Hải quan Nghệ An, đồng thời trao đổi, tham gia nhiều ý kiến nhằm xây dựng ngành Hải quan ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả.
Hải quan: 75 năm nỗ lực 'gác cửa nền kinh tế'
Ngày 8/9, Tổng cục Hải quan và các đơn vị liên quan đã phối hợp tổ chức Tọa đàm Kỷ niệm 75 năm thành lập Hải quan Việt Nam với chủ đề "Vì mục tiêu bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia".
Hiện đại hoá, chuyển mình mạnh mẽ
Nhìn lại 75 năm trước, Hải quan Việt Nam được thành lập theo Sắc lệnh số 27/SL do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký ngày 10/9/1945, chỉ 8 ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều này khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của lực lượng Hải quan đối với lịch sử phát triển của đất nước.
Toàn cảnh buổi Toạ đàm. Ảnh: VGP.
Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn, với vai trò là "người gác cửa nền kinh tế", trong chiều dài lịch sử 75 năm qua, các thế hệ cán bộ công chức Hải quan Việt Nam đã không ngừng phát huy truyền thống, đoàn kết, nhất trí, đề cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ; nỗ lực phấn đấu, chủ động sáng tạo, thi đua lập nhiều thành tích xuất sắc, nỗ lực xây dựng Hải quan Việt Nam "Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả".
Cơ quan Hải quan đã tích cực phối hợp đấu tranh phòng ngừa với gian lận thương mại, trốn thuế, rửa tiền... Tính riêng trong 5 năm trở lại đây, lực lượng hải quan đã đấu tranh bắt giữ, xử lý gần 90.000 vụ vi phạm pháp luật, trong đó khởi tố gần 200 vụ án hình sự, gần 600 vụ án đã đủ hồ sơ đề nghị khởi tố tội danh trốn thuế, làm hàng giả... Đặc biệt, cơ quan hải quan đã bắt giữ số lượng lớn tang vật như: 30 tấn ngà voi, 10 tấn sừng tê giác, hàng triệu tấn phế liệu phế thải...
Thời gian gần đây đã xử lý hàng trăm vụ vi phạm, giả mạo xuất xứ, kiến nghị thu hồi xử lý 500 giấy chứng nhận xuất xứ do các cơ quan thẩm quyền cấp không đúng quy định. "Hiện nay, chúng tôi cũng đang xác minh điều tra số lượng lớn hàng lậu đủ loại như dược phẩm, mỹ phẩm, dược liệu..., có trị giá gần 500 tỷ đồng, chúng tôi cương quyết sớm xử lý đưa ra công luận", ông Nguyễn Văn Cẩn chia sẻ thêm.
Với những nỗ lực của mình, trong 75 năm qua, Hải quan Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Trong đó, 2 lần được tặng Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1995 và năm 2005).
Mới đây nhất, tại Hội nghị điển hình tiên tiến ngành hải quan lần thứ VI (tổ chức ngày 20/8 tại Hà Nội), Tổng cục Hải quan vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Chia sẻ về những vấn đề đặt ra đối với ngành hải quan hiện nay, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết, thách thức đặt ra đối với cơ quan hải quan là tạo sự cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại và bảo đảm quản lý nhà nước về hải quan. Cơ quan hải quan đã có nhiều giải pháp cải cách hiện đại hóa trong nội tại, đồng thời kiến nghị với các bộ, ngành liên tục cải cách để giảm chi phí, giảm thời gian thông quan cho doanh nghiệp (DN).
Cụ thể, khi đã tạo thuận lợi thì vẫn phải tiếp tục duy trì hệ thống kiểm soát mạnh với các lực lượng chủ chốt như chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro cùng các nghiệp vụ khác. Ông Mai Xuân Thành cho rằng, việc triển khai đồng bộ các giải pháp mới có thể tạo thuận lợi và bảo đảm quản lý, qua đó càng thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển.
Về định hướng mục tiêu cải cách, Phó Tổng Cục trưởng Mai Xuân Thành cho biết, trong chiến lược 10 năm qua ngành hải quan đã đặt ra những mục tiêu nhất định trong khối ASEAN. Tuy nhiên trong chiến lược 10 năm tới, vấn đề nằm trong top mấy của khu vực không phải là vấn đề đặt ra đối với ngành hải quan mà phải tính tới thông lệ, chuẩn mực tốt nhất trên thế giới để Hải quan Việt Nam tiến tới.
Nhấn mạnh về yếu tố hiện đại hoá, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (CNTT) và Thống kê hải quan Nguyễn Mạnh Tùng cho biết, ứng dụng công nghệ tạo thuận lợi cho ngành hải quan trong suốt 25 năm qua.
Ông Tùng dẫn ví dụ nổi bật là hệ thống hải quan điện tử VNACCS/VCIS vừa triển khai. Đây là bước chuyển quan trọng ở cả phương diện quản lý cũng như hệ thống công nghệ và tính lan tỏa toàn xã hội. Sau triển khai thành công VNACCS/VCIS, dấu ấn thành công nữa của ngành hải quan là triển khai hệ thống VASSCM.
Hướng tới chuẩn mực quốc tế để đáp ứng tình hình mới
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, thực tế những tháng đầu năm 2020, dù dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu nhưng nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa vẫn rất lớn. Cùng với đó, tình hình vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới đang rất nóng.
Lãnh đạo ngành hải quan nhận định, những vấn đề nêu trên là thách thức, song cũng là cơ hội để ngành hải quan tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để thực hiện tốt đồng thời "mục tiêu kép", tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và bảo đảm an ninh, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của quốc gia.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn chia sẻ tại Toạ đàm. Ảnh: VGP.
Giải pháp tổng thể đã và đang được ngành hải quan tập trung thực hiện là, tiếp tục hoàn thiện về thể chế, hệ thống văn bản quy phạp pháp luật trong lĩnh vực hải quan; đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ...
Đặc biệt, đối với công tác phòng, chống buôn lậu, ngoài vai trò chủ công của lực lượng Kiểm soát hải quan, cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các lực lượng chức năng như: Kiểm tra sau thông quan; quản lý rủi ro; kiểm định hải quan...
Mặt khác, Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện tốt vai trò giúp việc Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, và cả các công tác thường xuyên, đột xuất của Ban chỉ đạo 138/CP trong lĩnh vực kiểm soát hải quan.
Đặc biệt, thời gian tới, xu thế hội nhập kinh tế, giao lưu thương mại quốc tế không ngừng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu; yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa, cũng như mục tiêu hiện đại hóa ngành hải quan phải được tiến hành mạnh mẽ, hiệu quả và sâu rộng hơn nữa. Để tiếp tục đóng góp vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, yêu cầu tái thiết kế hệ thống CNTT tổng thể của ngành hải quan trở nên bức thiết hơn lúc nào hết. Mục tiêu là xây dựng được hệ thống mới hiện đại, thông minh, tích hợp, phủ rộng tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.
Về xây dựng lực lượng, hình thành lực lượng hải quan hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên nền tảng hệ thống pháp luật đồng bộ, hoạt động minh bạch, liêm chính, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức hải quan có phẩm chất đạo đức, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được phân công.
Nhấn mạnh truyền thống 75 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn đề nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành, đặc biệt thể hệ trẻ phải học tập ưu điểm của các thế hệ đi trước, đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu vì mục tiêu chung xây dựng Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, chủ động, vững vàng.
"Ngành hải quan cần đảm đương tốt trọng trách trong giai đoạn phát triển mới, góp phần thúc đẩy giao thương, đưa hàng hoá Việt Nam đi ra ngoài cũng như đưa tạo điều kiện đưa hàng hoá, công nghệ vào xây dựng đất nước", Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn nói.
Hồ Chủ tịch với đường lối ngoại giao rộng mở, hội nhập Đường lối ngoại giao rộng mở của Người trong suốt cuộc đời hoạt động đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam, giúp cho Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ đứng vững trong những ngày đầu "tứ bề thọ địch". Thủ tướng Phạm Văn Đồng, học trò xuất sắc của Bác, người có nhiều...